III. Chiều hướng tiến hóa của HTH
1. Mục đích: giúp HS khắc sâu kiến thức và hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học về tuần hoàn máu để giải quyết các vấn đề trong
xuyên vận dụng những điều đã học về tuần hoàn máu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, giáo dục long yêu thương con người, lối sống vị tha và đoàn kết
2.Nội dung:
- HS làm việc cá nhân, huy động kiến thức đã học và kiến thức xã hội để trả lời.
Câu 1: Một người đi xét nghiệm thấy lượng hồng cầu ở tĩnh mạch chiếm 44% thể tích, còn ở động mạch chỉ chiếm 40% thể tích. Hãy cho biết người này có bệnh hay không và nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? (hiện tượng này chỉ xảy ra ở vòng tuần hoàn lớn)
Câu 2: Theo em việc hiến máu có ý nghĩa gì? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của người hay không?
3.Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS phải vận dung các kiến thức môn Sinh học, Thể dục, Tin học và xã hội để hoàn thành câu hỏi
- Hình thành được ý thức giúp đỡ người xung quanh, lối sống vị tha của từng HS.
4. Kỹ thuật tổ chức:
GV đưa câu hỏi cuối bài
YC HS làm bài tập vào vở bài tập
GV giao việc cho HS chuẩn bị cho tiết sau Nhóm 1: Tìm hiểu một số bệnh về tim
Nhóm 2: Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch
Nhóm 3: Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch
Nhóm 4: Tìm hiểu về các chương trình thực tế giúp đỡ những người bệnh tim liên hệ với địa phương
21
HS: Huy động kiến thức Sinh học, Tin học, GDCD, Thể dục và kiên sthuwcs xã hội để trả lời các câu hỏi.
HS các nhóm hoàn thiện nhiệm vụ được giao, chuẩn bị bài của nhóm bằng PowerPoint hoặc tranh ảnh.
Phần 2: MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH A. Một số câu hỏi tự luận
Câu 1: Giải thích tại sao cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao(chim ,thú) có vòng tuần hoàn kép?
Câu 2: Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận động viên?
Câu 3: Khi chạy nhanh 100m huyết áp tăng rất cao nhưng nếu được nghỉ ngơi trong 1 thời gian ngắn thì huyết áp trở lại bình thường. Giải thích hiện tượng trên ?
Câu 4: Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên?
Câu 5: Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn?
Câu 6: Một người bị tiêu chảy nặng, lúc này mối quan hệ giữa độ quánh của máu và huyết áp diễn ra như thế nào? Trong trường hợp này, để đưa huyết áp về trạng thái bình thường thì bác sĩ thường chỉ định điều trị ngay cho bệnh nhân bằng cách nào? Giải thích?
Câu 7: Dựa vào kiến về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh của côn trùng em hãy giải thích tại sao loài gián vẫn có khả năng sống thêm được khoảng 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước sau khi bị tách đầu ra khỏi cơ thể?
Câu 8: Tại sao áp lực máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn?
Câu 9: Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người trưởng thành?
22
Câu 10: Giải thích vì sao ở những động mạch nhỏ của người không có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu giống như ở những động mạch lớn?
Hướng dẫn trả lời
Câu 1: - Ở cá, môi trường nước có nhiệt độ tương đương nhiệt độ thân nhiệt của cá→ giảm nhu cầu năng lượng→ nhu cầu ôxi thấp→ cá có hệ tuân hoàn đơn
-Ở chim, thú có nhu cầu năng lượng cao→ cần nhiều ôxi. Máu mang ôxi từ cơ quan trao đổi khí đến tim. Từ tim máu phân bố khắp cơ thể → tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và vận tốc dòng chảy.
Câu 2: Ở vùng núi cao nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng => kích thích tuỷ xương sản xuất hồng cầu--> số lượng hồng cầu tăng lên--> duy trì được thời gian thi đấu lâu hơn.
Câu 3: Khi chạy nhanh cần nhiều máu để cung cấp O2 và dinh dưỡng cho tế bào cơ-- > tim co bóp mạnh để cung cấp đủ máu--> huyết áp tăng
-Huyết áp tăng cao( kích thích)--> thụ quan áp lực ở máu--> trung khu điều hoà tim mạch ở hành não--> tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu giãn--> huyết áp trở lại bình thường
Câu 4: Thời gian của 1 chu kì tim là: 60/25 = 2,4 s. Pha nhĩ co là: 2,4 – 2,1 = 0,3 s. Pha thất co là: 2,4 – 1,5 = 0,9 s
-Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3+ 0,9) = 1,2 giây => Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì tim là: 0,3 : 0,9 : 1,2 = 1 : 3 : 4
Câu 5: Một cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn vì
-Tỉ lệ S/V nhỏ nên sự khuếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu....
-Phần lớn mặt ngoài cơ thể không thấm nước, các khoảng cách bên trong rất lớn gây khó khăn cho sự khuếch tán các chất
Câu 6: Mối quan hệ: Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước nhiều do tiêu chảy nặng. Lúc này lượng nước trong máu mất đi nhanh với lượng lớn làm cho thể tích máu giảm mạnh, máu bị cô đặc lại làm cho độ quánh tăng nhưng do thể tích máu giảm 23
mạnh trong thành mạch dẫn đến lực tác động của máu lên thành mạch giảm vì vậy huyết áp giảm.
* Bác sĩ thường chỉ định truyền dịch (nước và chất điện giải) cho bệnh nhân này do:
-Truyền nước giúp bổ sung lượng nước trong máu đã mất, giúp đưa thể tích máu trở về trạng thái ban đầu.
-Trong nước có chất điện giải giúp bổ sung lượng chất điện giải trong huyết tương đã mất nhiều qua tiêu chảy, giúp đưa áp suất thẩm thấu của máu về trạng thái bình thường và tái hấp thu nước…
Câu 7: Gián có hệ tuần hoàn hở nên áp lực máu thấp, khi mất đầu máu không bị trào ra, ít mất máu. Máu không có sắc tố hô hấp nên không có nhiệm vụ mang ôxi đến cho các tế bào.
-Gián hô hấp bằng hệ thống ống khí thông với bên ngoài qua lỗ thở trên thành bụng nên khi mất đầu, hô hấp vẫn diễn ra, các tế bào vẫn được cung cấp ôxi để hoạt động.
-Gián có hệ thần kinh chuỗi hạch: các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài này bay, nhảy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi ko có đầu.
- Vài tuần sau gián mới chết vì nhiễm trùng hoặc đói, khát--> nên nó có thể sống thêm
1 thời gian khi mất đầu.
Câu 8: Áp lực máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn vì
- Tim của các loài trong hệ tuần hoàn kép hoàn thiện hơn, khả năng co bóp mạnh hơn
-Trong hệ tuần hoàn kép, máu sau khi trao đổi khí ở cơ quan hô hấp được quay về tim, nhận lực co bóp từ tim rồi mới đi đến các cơ quan để trao đổi chất
Câu 9:
-Trẻ sơ sinh có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt -> Chuyển hóa nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao.
- Thành tim mỏng, áp lực yếu -> Mỗi lần co bóp tống máu đi ít -> Nhịp tim nhanh
-Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh -> Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh.
Câu 10: Ở những động mạch nhỏ của người không có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu giống như ở những động mạch lớn vì
-Ở các động mạch nhỏ không có huyết áp tối đa và tối thiểu vì: Các động mạch nhỏ ở xa tim, nhờ sự đàn hồi của thành các động mạch lớn nên khi máu tới các động mạch nhỏ không còn phụ thuộc vào nhịp co bóp của tim
-Ở các động mạch lớn có huyết áp tối đa và tối thiểu vì: Các động mạch lớn ở gần tim, khả năng đàn hồi của thành động mạch có hạn nên áp lực máu trong các động mạch lớn phụ thuộc nhiều vào nhịp co bóp của tim.