Kết luận chung và ý nghĩa của đề tài

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ ai đã đặt tên cho dòng sông” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp (Trang 35 - 40)

Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật thường có cách tổ chức, kết hợp đặc thù và là yếu tố cơ bản tạo nên văn bản văn học. Người nghệ sĩ tài hoa là người tìm ra sức mạnh kỳ diệu của ngôn ngữ khi đặt trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm và biết cách phối hợp, vận dụng, điều phối các biện pháp tu từ một cách hiệu quả. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số những nghệ sĩ tài hoa bậc thầy, ngôn ngữ dưới ngòi bút của ông trở nên biến hóa khôn lường, giọng văn “cứ rỉ rả, cứ lặng lẽ kể ra, viết ra những dòng chữ bình dị nhất, nhưng đồng

thời cũng tâm huyết nhất trong trái tim một nhà văn tài năng” (Đọc cuốn Ngọn núi ảo ảnh - Hoàng Cát).

Qua tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, thiên bút ký về cuộc hành trình đi tìm cội nguồn dòng sông Hương thơ mộng. Đồng hành cùng nhân vật

29

“tôi” trong tác phẩm, người đọc mới biết những bước thăng trầm của dòng sông Hương trong hành trình đầy gian truân của nó. Bằng sức tưởng tượng miên man kết hợp với tư duy nghiên cứu, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lịch sử, địa lý phong phú về sự hình thành sông Hương từ nguồn ra biển. Hình tượng dòng sông được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh, những liên tưởng tài tình độc đáo. Đồng thời, nhà văn còn kết hợp giữa tri thức khoa học với những hư cấu thông qua thủ pháp nhân cách hóa, để rồi dòng sông Hương không còn là mộ sự vật vô tri vô giác nữa mà nó trở thành một nhân vật có tâm hồn có sức sống mãnh liệt như con người trong những bước thăng trầm của cuộc đời. Giáo sư Trần Đình Sử khi nghiên cứu bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã ví “Hành trình của sông Hương từ nguồn ra biển là tầm hồn xứ Huế với những cung bậc mãnh liệt và lắng sâu, trữ tình và bình thản trí tuệ”. Và qua tác phẩm, người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp của một con người luôn hoài vọng quá khứ để nâng niu những giá trị tinh thần. Từ hình tượng dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật vẻ đẹp văn hóa, lịch sử và tâm hông con người một vùng đất cổ kính của đất nước.

Nhìn vào sự vận động và phát triển của hệ thống thể loại trong văn học thời kỳ đổi mới, chúng ta có thể nhận thấy ngôn ngữ ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự thâm nhập, pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau giữa các thể loại. Cùng với sự cởi mở hơn về quan niệm văn chương, sự tự do dân chủ hơn trong không khí sáng tác và tiếp nhận, ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần thúc đẩy đời sống văn học phát triển trên cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đó là ưu thế và cơ sở vững vàng để thể kí có thể phát triển hơn nữa trong thế kỷ mới với những tên tuổi sẽ còn mãi với thời gian như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - cây bút trung thành của thể loại kí.

Trong lần phỏng vấn của báo Tuổi trẻ, thứ trưởng Bùi Văn Ga đã nói: “Đổi

mới thi, tuyển sinh nằm trong kế hoạch tổng thể đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo tinh thần nghị quyết 29. Mục tiêu giảng dạy tập trung theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất của người học, không chỉ nhằm cung cấp kiến thức là chính như trước đây. Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia sẽ được điều chỉnh dần, phù hợp theo hướng này.”

30

Đó là cơ sở, là tiền đề, yêu cầu, động lực tạo nên một sự thay đổi toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng, đổi mới từ nội dung đến phương pháp giảng dạy,... những kinh nghiệm được nêu trong đề tài này là hệ quả tất yếu của quá trình ấy.

Sau khi thực hiện đề tài: Định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ Ai đã đặt

tên cho dòng sông?” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.

Tuy gặp không ít khó khăn về thời gian, kinh nghiệm tổ chức thực hiện nghiên cứu,... nhưng so với mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra, về cơ bản đề tài cũng đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau:

- Nhờ sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể, tận tình của giáo viên nên việc chuẩn bị

ở nhà của học sinh rất chu đáo.

- Các em hưng phấn hứng thú hơn khi đến giờ đọc hiểu văn bản đặc biệt là các giờ học thuộc thể loại kí.

- Học sinh rất thích thú khi vận dụng các kiến thức về đặc trưng thể loại để tìm hiểu một văn bản văn học.

- Trước đây rất ít học sinh đăng kí tham gia lớp học bồi dưỡng học sinh giỏi văn thì giờ đây đã có nhiều em đăng kí tham gia. Hầu hết các em đều mua thêm sách tham khảo để có thêm tư liệu, bổ sung kiến thức cho tác phẩm mình đã học.

- Phần lớn các tiết dạy văn bản đều thành công, học sinh phát hiện kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, tiến trình bài dạy đúng theo kế hoạch soạn giảng, có thời gian mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh khá giỏi, vận dụng để giải một số dạng bài tập.

- Thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực cả về phía giáo viên lẫn học sinh: Giáo viên có kỹ năng, kỹ xảo thành thạo hơn trong việc tổ chức giờ dạy các tác phẩm trên, giáo viên không ngần ngại khi có người dự giờ, thăm lớp. Học sinh có hứng thú lĩnh hội tri thức một cách chủ động, tích cực hơn. Chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh yếu kém đã dần được hạn chế. Tạo cho học sinh có đủ bản lĩnh, năng lực lập luận trước những vấn đề hóc búa xảy ra trong thực tế cuộc sống trước khi bước vào đời.

Triển vọng xa hơn là còn tạo đà cho các em có tư duy tốt, cảm nhận tốt, viết văn tốt để còn chắp cánh cho ước mơ, hoài bão trở thành cộng tác viên báo chí, làm nhà báo, sáng tác thơ văn ...

Những kinh nghiệm của tôi trình bày trong đề tài đã áp dụng trong thực tế và được rút kinh nghiệm - bổ sung qua các năm học. Chính vì vậy sẽ giúp cho các bạn đồng nghiệp rất nhiều trong việc định hướng tổ chức hoạt động dạy học, cách thức chuẩn bị cho một tiết học. Những kiến thức cơ bản trong đề tài đã được sưu tầm, tích lũy trong nhiều năm sẽ giúp cho giáo viên khỏi mất nhiều thời gian sưu tầm, tìm kiếm, tìm ra giải pháp mới. Từ đó khoảng cách giữa thầy, cô giáo và học sinh cũng dần được rút ngắn bởi với các em thầy cô không chỉ là “người lái đò” đáng kính mà còn là người bạn, người “kĩ sư tâm hồn” của các em.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ ai đã đặt tên cho dòng sông” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp (Trang 35 - 40)