1. Đối với giáo viên bộ môn Ngữ Văn
- Thực tế hiện nay, bộ môn Ngữ Văn chưa được tất cả học sinh quan tâm đầu tư học tập đúng mức như môn Toán, Tiếng Anh…do đó người giáo viên phải nắm vững chuyên môn, rèn luyện, nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, có phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái, giúp các em yêu thích học bộ môn hơn. Phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học trong một tiết dạy, phải có phương pháp riêng và yêu cầu riêng đối với từng đối tượng học sinh sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của các em. - Giáo viên căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng, dựa vào chủ đề bài học,… để thiết kế giáo án dạy học thực hiện nội dung giáo dục đảm bảo đúng quy định của chương trình.
32
- Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, đầu tư cho tiết giảng; chú ý phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh.
- Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách luôn cập nhật các thông tin mới, hấp dẫn trên mạng internet, đưa vào giáo án điện tử làm cho các tiết học sinh động, chắc chắn lượng thông tin học sinh thu được nhiều hơn và chính xác hơn so với phương pháp dạy học truyền thống để từ đó các em ngày một thích học Ngữ Văn hơn.
2. Đối với học sinh
- Để đạt được kết quả tốt, học sinh phải nỗ lực học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. - Bản thân mỗi học sinh phải lập sổ tay văn học, sổ sưu tầm tranh ảnh để tích lũy kiến thức cho tiết học.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được qua thực tiễn nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở THPT. Những kinh nghiệm mà tôi đã trình bày cũng chỉ mới là bước đi ban đầu của tôi trong công việc giảng dạy phần văn bản kí trong Ngữ Văn 12 (Chương trình chuẩn). Thành công từ những kinh nghiệm ấy có thể chưa nhiều lắm nhưng cũng tạo được ít nhiều hứng thú cho học sinh trong tiếp nhận tác phẩm văn chương, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn của trường. Trong phạm vi bài viết này, chắc rằng nội dung và giải pháp còn nhiều thiếu sót, rất mong lãnh đạo Ngành cùng các đồng nghiệp tham khảo và có ý kiến đóng góp, phản hồi để công việc giảng dạy Ngữ Văn của chúng ta được tốt hơn.
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Cát (2000), “Đọc cuốn Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí Cửa Việt, (70).
2. Ngô Thị Kim Cúc (2002), “Hoàng Phủ Ngọc Tường - Người say mê tổ quốc”, Thanh niên chủ nhật, (146).
3. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (1984), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.
5. Đỗ Hữu Châu (2005), Đại cương - Ngữ dụng học - Ngữ pháp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thiện Giáp (1978), Từ vựng tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
8. Nguyễn Thiện Giáp (CB), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục.
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Tô Hoài (1977), Sổ tay nhà văn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 12. Lê Thị Hường (2005), “Thế giới cỏ dại trong văn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí sông Hương, (29).
13. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục.
14. Đinh Trọng Lạc (CB), Nguyễn Thái Hòa (2009), Phong cách học
tiếng Việt, NXB Giáo dục.
15. Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh niên, TP.HCM.
34
17. Nguyễn Đăng Mạnh (CB), Nguyễn Đình Chú (1995), Tác giả văn học
Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Đình Sử (1998), Tuyển tập Trần Đình Sử, tập 2, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
19. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
20. Nhà xuất bản văn học (2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân, Hà Nội. 21. Nhà xuất bản Trẻ (2000), Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, TP.HCM.
35