Những kết quả sau khi vận dụng

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ ai đã đặt tên cho dòng sông” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp (Trang 32 - 35)

III. Những biểu hiện của biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp trong tác phẩm “A

3. Những kết quả sau khi vận dụng

Sau khi thể nghiệm đề tài: Định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp

thì kết quả thu được như sau:

3.1. Kết quả từ phiếu hỏi

Tôi phát phiếu thăm dò ý kiến cho cả lớp 12A3, 12C1 của năm học 2013- 2014; 12C2, 12C3 của năm học 2014-2015 và 12C1, 12C3 của năm học 2015- 2016 với 2 câu hỏi:

- Em có thích học các văn bản “Ai đã đặt tên dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 – Chương trình chuẩn không? Đánh dấu x vào ô tương ứng:

+ Thích

+ Không thích

+ Bình thường như mọi tiết học khác

- Em có hiểu bài khi học văn bản “Ai đã đặt tên dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 – Chương trình chuẩn không? Đánh dấu x vào ô tương ứng:

+ Hiểu

27

+ Không hiểu

Kết quả thu được như sau:

Năm học

2015-2016

3.2. Kết quả từ quan sát thực tế

Với việc trực tiếp giảng dạy ở các lớp 12 được nhà trường đã và đang phân công, tôi thấy trong giờ học văn, các em học sinh có ý thức học bài cũ, tích cực hơn trong việc phát biểu xây dựng bài mới. Một số học sinh còn trả lời khá lưu loát các câu hỏi mở rộng, nâng cao, câu hỏi liên hệ thực tế, câu hỏi rèn kỹ năng sống,... để khắc sâu kiến thức của bài học.

Ý thức học tập bộ môn Ngữ Văn nói chung và văn bản “Ai đã đặt tên dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 – Chương trình chuẩn nói riêng của các em khá tốt. Các em luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Chính nhờ sự hứng thú, tích cực, chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức mà kết quả các bài kiểm tra của các em khá cao.

3.3. Kết quả kiểm tra

Trong học kì I của các năm học 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016 tôi đã áp dụng sáng kiến này vào thực tế giảng dạy ở các lớp mà nhà trường phân công. Kết quả thu được như sau:

28

Với kết quả thu được như trên, qua việc đối chiếu, so sánh kết quả, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng đề tài đã đem lại một số hiệu quả như mong muốn. Trước đây, trong giờ giảng văn, thầy hoạt động nhiều, thiên về phương pháp giảng bình và thuyết trình, còn học sinh chỉ ngồi nghe và ghi chép rất thụ động. Dạy học theo phương pháp mới - lấy học sinh làm trung tâm, các em được quan sát, được nghe, được tự mình khám phá và cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương. Chính nhờ vậy mà chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ ai đã đặt tên cho dòng sông” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w