6. Kết cấu của đề tài
3.1 Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng gia công sơn của Công ty CP AGEVN
3.1.1 Yêu cầu chung
- Đóng gói theo hướng dẫn và yêu cầu của AGEVN. - Kiểm tra 100% ngoại quan lớp sơn sau khi sơn xong.
- Hàng lỗi do AGEVN trả lại cần được xử lý và sơn lại và xuất hàng cho AGEVN vào lô hàng tiếp theo.
- Đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch gia công.
- Cải tiến các móc treo để dấu của móc treo khi sơn là nhỏ nhất. ( không lem ra xung quanh).
- Không được tự ý quét sơn lên sản phẩm sau khi sơn. - Không cần phải quét sơn dặm lên các vị trí móc treo.
- Khi sơn thì phải che chắn các lỗ có bước ren để sơn không bám vào làm mất bước ren của lỗ. [2]
3.1.2 Hướng dẫn kiểm tra chất lượng công đoạn sơn 3.1.2.1 Dụng cụ 3.1.2.1 Dụng cụ
Dao cắt, thước kẻ có khoảng chia là mm, chổi lông mềm và kính lúp có độ phóng đại là 2 -3 lần. [2]
3.1.2.2 Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu đại diên theo lô sản xuất để kiểm tra hoặc theo lô phôi trộn sơn. [2]
3.1.2.3 Tấm chuẩn để thử
- Các tấm chuẩn để thử từ vật liêu mềm như gỗ, độ dày thấp nhất phải đạt 10 mm. - Các tấm chuẩn để thử từ vật liêu cứng như thép, độ dày thấp nhất phải đạt 0,25 mm. - Kích thước tấm chuẩn để thử phải đủ cho ít nhất ba lần thử và khoảng cách giữa các mạng lưới cắt cách nhau và cách mép phải lớn hơn 5 mm.
- Kích thước khoảng 150 mm x 100 mm có thể được coi là thích hợp. - Lớp sơn trên tấm chuẩn để thử có thể là 1 lớp hay nhiều lớp.
20
- Thời gian từ lúc gia công sơn trên mẫu chuẩn đến khi thực hiên kiểm tra chất lượng lớp sơn trên mẫu chuẩn tối thiểu phải đủ 16 giờ.
- Độ dày của lớp sơn sẽ được tính bằng đơn vị là mm.[2]
3.1.2.4 Yêu cầu chung
- Thao tác rạch tạo mẫu thực hiên ở nhiêt độ môi trường từ 25 -35◦C - So đường cắt ở mỗi hướng của mạng lưới ít nhất là 6 đường.
- Khoảng cách giữa các đường cắt ở mỗi hướng phải bằng nhau và phụ thuộc vào chủng loại vật liêu nền như sau:
- 0 mm đến 60 mm cách nhau 1 mm đối với nền cứng; - 0 mm đến 60 mm cách nhau 2 mm đối với nền mềm;
- 61 mm đến 120 mm cách nhau 2 mm đối với cả hai loại nền; - 121 mm đến 250 mm cách nhau 3 mm đối với cả hai loại nền. [2]
3.2 Các chỉ tiêu và số liệu lỗi của sản phẩm cản xe không ống tại Công ty Cổ phần AGEVN AGEVN
Sau khi thống kê số liệu lỗi của sản phẩm cản xe không ống trong vòng 3 tháng, ta có bảng thu thập dữ liệu lỗi như sau:
Bảng 3.1 Bảng thu thập số liệu lỗi của cản xe không ống trong vòng 3 tháng
Dạng khuyết tật Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
Bong tróc lớp sơn 178 247 203
Bề mặt bị lồi lõm 183 154 211
Thiếu mối hàn 121 135 126
Lỗi thiếu sơn 75 98 147
Mối hàn không đủ lực 80 87 90
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Qua bảng thống kê số liệu lỗi của sản phẩm cản xe không ống trong vòng 3 tháng, ta có bảng dữ liệu cho biểu đồ Pareto để thấy được các lỗi chiếm phần trăm cao nhất. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi và đề xuất các giải pháp khắc phục.
21
Dạng khuyết tật Tổng Tổng tích lũy Tỉ lệ % % Tích lũy
Bong tróc lớp sơn 628 628 29% 29%
Bề mặt bị lồi lõm 548 1176 26% 55%
Thiếu mối hàn 382 1558 18% 73%
Lỗi thiếu sơn 320 1878 15% 88%
Mối hàn không đủ lực 257 2135 12% 100%
Tổng 2135
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Biểu đồ Pareto thể hiện tổng số phần trăm các lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất và số lượng khuyết tật của sản phẩm.
Hình 3.2 Biểu đồ Paret thống kê số lỗi sản phẩm cản xe không ống của CTY CP AGEVN ( Từ tháng 9 đến tháng 11)
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Nhận xét:
- Trục tung trái là trục của số lượng khuyết tật; - Trục tung phải là trục của % tích lũy;
Sử dụng nguyên tắc 80/20 để nói về chất lượng sản phẩm, có thể thấy được 3 lỗi. Vì vậy, nhóm tác giả cần phải giải quyết 3 lỗi trên là: Bong tróc lớp sơn, bề mặt bị lồi lõm, thiếu mối hàn, để nâng cao chất lượng sản phẩm lên tới 80%.
628 548 382 320 257 29% 55% 73% 88% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 0 427 854 1281 1708 2135
Bong tróc lớp sơn Bề mặt bị lồi lõm Thiếu mối hàn Lỗi thiếu sơn Mối hàn không đủ lực
Số lượng kh uy ết t ật Dạng khuyết tật
BIỂU ĐỒ PARETO THỐNG KÊ SỐ LỖI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CẢN XE KHÔNG ỐNG CỦA CTY CP AGEVN
(TỪ THÁNG 9 ĐẾN THÁNG 11)
22
Để giải quyết 3 lỗi trên, nhóm tác giả đã sử dụng sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá), để tìm ra những chi tiết lớn đến nhỏ để cải thiện trong quá trình sản xuất cản xe không ống. Đây là công cụ đặc biệt quan trọng khi phân tích cải tiến chất lượng, thực hiện hành động khắc phục lỗi của sản phẩm. Sơ đồ nhân quả là một công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả đã cho và nguyên nhân tiềm năng của nó.
3.2.1 Lỗi bong tróc lớp sơn
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Đánh giá chung: Sau khi khô, màng sơn bị bong tróc. Có hai hiện tượng: Tróc toàn
bộ lớp màng và tróc 1 hoặc hơn 1 lớp màng. Qua biểu đồ nhân quả lỗi bong tróc lớp sơn cho thấy, các nguyên nhân dẫn ra lỗi bong tróc lớp sơn. Có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Yếu tố con người, phương pháp, nguyên liệu ảnh hưởng lớn nhất vì khi làm việc công nhân thao tác tay chưa đạt dẫn đến phương pháp xử lý bề mặt chưa đạt gây ra bề mặt còn tồn tại bụi, chất làm giảm độ dính như dầu, mỡ,… Sử dụng lớp sơn dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước gây ra bong tróc. Và yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến điều kiện tạo màng khiến màng mỏng, mau khô quá nhanh cũng gây ra hiện tượng bong tróc.
Hình 3.2 Biểu đồ nhân quả lỗi bong tróc lớp sơn
BONG TRÓC LỚP
SƠN
CON NGƯỜI NGUYÊN VẬT LIỆU
PHƯƠNG PHÁP
Chủ quan, thiếu kinh nghiệm Do cty chưa chính
sách quản lý, đào tạo Màng sơn bị phồng rộp, phấn hóa Lớp sơn hệ dung môi không phù hợp Bề mặt còn dính bụi, chất làm giảm độ dính Kỹ thuật xử lý bề mặt chưa đạt Thiếu sơn lót MÔI TRƯỜNG
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp Nhiều gió làm màng khô quá nhanh
23
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
3.2.2 Lỗi bề mặt bị lồi lõm
Hình 3.2 Biểu đồ nhân quả lỗi bề mặt bị lồi lõm
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Đánh giá chung: Qua biểu đồ nhân quả lỗi bề mặt bị lồi lõm cho thấy, các nguyên nhân
dẫn ra lỗi bề mặt bị lỗi lõm gồm 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Yếu tố Con người và phương pháp ảnh hưởng nhiều nhất gây ra bề mặt bị lồi lõm. Công nhân thực hiện thao tác tay chưa đạt, không chú ý quan sát, kĩ thuật mài chưa theo quy chuẩn gây ra lồi lõm. Ngoài ra, máy móc cần phải bảo trì định kì để đảm bảo đủ độ bén và sắt để công nhân có thể gia công đúng tỉ lệ.
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
3.2.3 Lỗi thiếu mối hàn
BỀ MẶT BỊ LỒI
LÕM
CON NGƯỜI MÁY MÓC
PHƯƠNG PHÁP
Thao tác tay chưa đạt Do công ty chưa có
chính sách quản lý
Tốc độ máy mài quá nhanh
Kĩ thuật mài chưa theo quy chuẩn Sử dụng đĩa mài
không phù hợp
Máy mài cũ, mòn đĩa Máy thực hiện
quá công suất Bất cẩn, thiếu quan sát
24
Hình 3.3 Biểu đồ nhân quả lỗi thiếu mối hàn
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Đánh giá chung:
Để gắn các vật liệu liền nhau thì chúng ta cần phải hàn các vật liệu lại, tạo thành các sản phẩm. Tuy nhiên, do tay nghề của một số nhân viên có kỹ thuật hàn chưa tốt hoặc trong quá trình làm còn lơ là, không tập trung. Vì vậy, khiến cho sản phẩm tạo ra lỗi thiếu mối hàn, làm cho sản phẩm không đạt được chất lượng cao. Thông qua biểu đồ nhân quả, có thể thấy được 3 nguyên nhân chính làm tạo ra lỗi thiếu mối hàn: con người, nguyên vật liệu và phương pháp. Từ đó, nhóm đưa ra giải pháp khắc phục lỗi này.
3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng sản phẩm 3.3.1 Ưu điểm 3.3.1 Ưu điểm
- Nhờ sử dụng các thiết bị máy móc tiên tiến nên tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh. Qua đó tiết kiệm được nhiều thời gian, thuận lợi cho việc lưu thông trong dây chuyền sản xuất, không những thế còn giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian phải chờ đợi sản phẩm hoàn thiện.
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp.
Thiếu kinh nghiệm
THIẾU MỐI HÀN CON NGƯỜI Thiếu tập trung NGUYÊN VẬT LIỆU Que hàn kém chất lượng Chọn sai đường kính que hàn PHƯƠNG PHÁP
Không kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi kết thúc
Sử dụng vật liệu hàn chưa phù hợp Chưa điều chỉnh góc độ/ khoảng cách vật liệu nối
Kỹ thuật hàn chưa đảm bảo
25
3.3.2 Nhược điểm
- Chi phí bảo dưỡng duy trì máy móc thiết bị cao.
- Khi tiến hành sản xuất cũng như khi kiểm tra kỹ thuật phải dựa vào bản vẽ riêng cho từng chế phẩm một.
- Hệ thống sản xuất chưa được linh hoạt về thay đổi về khối lượng và thiết kế sản phẩm, có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc.
26
CHƯƠNG 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4.1 Biện pháp khắc phục lỗi bề mặt bị lồi lõm
- Loại bỏ: Làm sạch, loại bỏ các tạp chất bụi bẩn của cản trước khi tiến hành mài dũa.
- Thay thế: Thay đĩa mài mới nếu kiểm tra thấy đĩa quá mòn và cũ.
- Kĩ thuật: Kiểm tra và lựa chọn đúng đĩa mài trước khi tiến hành mài dũa. Khi máy nhiệt độ cao thì ngưng cho máy tạm nghỉ từ 10-15 phút rồi sử dụng tiếp.
- Hành chính: Thường xuyên nhắc nhở công nhân thực hiện thao tác cầm máy đúng cách, tác động đủ lực không quá tay.
- PPE: Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân: mặt nạ, bao tay...
4.2 Biện pháp khắc phục lỗi bong tróc lớp sơn
Việc không tiến hành làm sạch bề mặt dẫn đến bề mặt không được phẳng, mịn và do lớp gỉ sắt hay dầu mỡ hoặc bụi bẩn dính trên mặt cản nên khi phun sơn thì lớp sơn sẽ không bám chắc và gây ra hiện tượng bong tróc. Để khắc phục hiện tượng này, cần tiến hành mài nhám lại sản phẩm sau đó tiến hành làm sạch. Nhiệt độ môi trường cũng là điều kiện ảnh hưởng đến thành phẩm sau sơn. QC cần chú ý theo dõi nhiệt độ môi trường và thời gian sấy khô sản phẩm. Ngoài ra, việc công nhân tiếp xúc với sơn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các bệnh nghề nghiệp. Vì vây, Công ty cần chú trọng nhắc nhở, công nhân ý thức sử dụng mặt nạ chống độc, khẩu trang, kính trong khi làm sơn.
4.3 Biện pháp khắc phục lỗi thiếu mối hàn
Công ty nên chọn kỹ nhà cung cấp que hàn và chọn lọc ra các que hàn chất lượng tốt, phù hợp với các sản phẩm của công ty. Do công ty lựa chọn máy hàn Mig để hàn nối các vật liệu, loại máy hàn này có nhiều thông số giúp cho sản phẩm sau khi hàn được đẹp và chắc chắn hơn. Nhưng nếu nhân viên không kiểm tra kỹ thông số phù hợp với vật liệu cần hàn thì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì thế, nhân viên cần điều chỉnh thông số kỹ trước khi bắt đầu làm việc. Công ty cần đưa ra chính sách huấn luyện đối với các công nhân, đặc biệt là đối với các công nhân mới chưa có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. Kỹ năng làm việc là một thứ cần có của một nhân viên, việc nhân viên thiếu kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của một sản phẩm được tạo ra. Đặc biệt đối với trong công ty AGEVN, là một công ty đa phần sử dụng các máy móc công nghệ hiện đại, muốn sản
27
phẩm tạo ra đạt được chất lượng cao, thì người dùng máy móc buộc phải dó kiến thức chuyên môn về máy móc đó, biết chỉnh các thông số sao cho phù hợp là một điều thiết yếu. Ngoài việc nâng cao chất lượng sẩn phẩm thì công ty cũng cần phải bảo vệ cho các nhân viên của mình tránh xảy ra những sự cố ngoài mong muốn. Công ty nên trang bị và yêu cầu các nhân viên trước khi làm việc cần trang bị các thiết bị bảo vệ bản thân. Đối với nhân viên hàn cần phải mặc đồ bảo hộ, trang bị kính hàn, mặt nạ hàn điện tử và đeo găng tay hàn.
28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Cổ phần Australia General Engineering Việt Nam, có thể thấy được công tác quản lý chất lượng của công ty tương đối chặt chẽ, có sự kết hợp giữa các QC của các khâu với nhau. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập, vì một phần còn phụ thuộc vào từng tay nghề của mỗi công nhân.
Chính vì thế, công ty cần phải thường xuyên nâng cao tay nghề của công nhân. Công ty cần phải chú trọng đến công tác tay nghề của công nhân, kết hợp bảo trì bảo dưỡng dây chuyền máy móc được trơn tru, hiệu quả, đem đến khách hàng chất lượng sản phẩm và uy tín cho công ty. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa các giải pháp cần thiết giúp công ty ngày càng phát triển và vững mạnh trong tương lai.
Kiến nghị
- Công ty cần đầu tư dây chuyền công nghệ cao để giảm thiểu tác động của con người trong quá trình sản xuất. Từ đó, có thể giảm thiểu được các sai xót và lỗi ở các khâu.
- Công ty cần tuyển và đào tạo thêm QC ở khâu định hình để có thể kiểm tra và phát hiện sớm các lỗi xảy ra tránh làm ảnh hưởng đến các khâu kế tiếp.
- Công ty tiếp tục duy trì công tác đánh giá năng lực kỹ năng tay nghề công nhân theo cấp độ. Từ đó, sẽ giúp công ty có được nguồn lao động chất lượng và nhiệt huyết giúp công ty ngày càng phát triển.
- Công ty cần tổ chức các buổi gặp mặt vào các dịp cuối năm để công và ban lãnh đạo có thể gặp mặt và trao đổi cũng như hiểu rõ hơn về nguyện vọng của công nhân. Từ đó, công ty có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích công nhân.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy, Quỳnh Loan, (2016), Quản lý chất lượng, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Công ty CP Australia General Engineering Việt Nam.
3. Công ty CP Cơ khí Đồng Lực. Khai thác từ: http://dongluccasting.com/index.html, truy cập ngày 17/12/2021.
4. EPA Victoria, (2017). Đánh giá và kiểm soát nguy cơ: Tài liệu hướng dẫn dành cho doanh nghiệp. Victoria State Government. Khai thác từ: https://www.epa.vic.gov.au, truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
5. Gia công sản xuất cơ khí, kim khí là gì. Khai thác từ: https://cokhithanhthuy.vn/gia-
cong-co-khi-là-gi, truy cập ngày 10/12/2021.
6. GS. TS. Nguyen Đình Phan, TS Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình quản trị chất lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
7. Hà Xuân Quang và Trần Xuân Ngọc (2006), Kỹ thuật Quản lý chất lượng cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
8. Ngô Phúc Hạnh (2011), Giáo trình Quản lý chất lượng, NXB Tài chính, Hà Nội. 9. Tạ Thị Kiều An (2004), Giáo trình Quản lý chất lượng, NXB Thống Kê.