II: LUYỆN TẬP VIẾT THEO CÁC BƯỚC Viết đoạn văn (khoảng 200) chữ ghi lại cảm xúc về
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (của cả bài 7)
a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung:
- GV giao bài tập cho HS.
- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Lựa chọn ít nhất một bài thơ viết theo thể tự do mà em thích, trong đó chỉ ra được các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Bài tập 2: Tìm một số ví dụ từ đồng âm trong thực tế cuộc sống hằng ngày?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS cách làm.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình.
- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức nội dung của bài học
- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác
b) Nội dung:
- GV ra bài tập. - HS làm bài tập.
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập 1: Hãy tìm ví dụ về từ đa nghĩa, từ láy có trong những văn bản mà em đã học và cho biết tác dụng của chúng.
Bài tập 2: Hãy viết đoạn văn hoặc một bài thơ để chia sẻ cảm xúc của bản thân mình về đề tài tình cảm gia đình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng quy định (nếu có).
Ngày soạn: 27/2/2022 Tiết PPCT: 95,96 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù
- Hệ thống các kiến thức đã học về một số nét độc đáo của bài thơ, về yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nêu được bài học, cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân về tình cảm gia đình do văn bản đã gợi ra.
- Hệ thống lại kiến thức về từ đa nghĩa và từ đồng âm. - Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề.
b. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản. - Năng lực sáng tạo.
2. Về phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm những người trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ