Chất triết lí và chính luận

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 87 - 91)

“Tăng cường chất trí tuệ, chính luận trong thơ là một đòi hỏi của thời đại kháng chiến. Cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù thời đại đã đặt ra cho dân tộc ta những vấn đề trọng đại, cấp thiết. Một nền thơ thoát thai trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy cũng không chỉ bằng lòng với việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của con tim nữa mà còn hướng tới tiếng nói trí tuệ của bộ óc căng thẳng những suy tư. Các nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, trình bày mà còn có ý thức khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của mình về con người và cuộc sống, về dân tộc và thời đại” [17, tr.139].

“Trong bản chất thể loại của nó, thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng với chất trí tuệ. Sự hàm súc và chiều sâu luôn là một yêu cầu cao đối với thơ, mà điều đó thường chỉ có thể đạt được bằng cách huy động sức mạnh của trí tuệ, thông qua suy tưởng, triết lí, khái quát, cố nhiên phải là một thứ trí tuệ của thơ và trong thơ,

nghĩa là gắn bó mật thiết với tình cảm, cảm xúc như sức nóng và ánh sáng của ngọn lửa. Nhà văn Nguyễn Tuân có một định nghĩa chí lí về thơ: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó còn như bị phong kín”. Chất triết lí, suy tưởng trong thơ sau 1945 không hướng vào những vấn đề mang tính siêu hình về bản thể con người, vũ trụ mà gắn liền với những vấn đề tư tưởng trong đời sống cách mạng, vì thế cũng mang đậm tính chính luận” [17, tr.62]. Gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc và cách mạng, thơ không thể xa rời đời sống chính trị của đất nước trên những vấn đề cốt yếu và vì vậy tính chính luận đã trở thành một đặc điểm khá phổ biến trong thơ giai đoạn 1945 - 1975. Tính chính luận thường gắn bó và được bổ sung bằng chất suy tưởng, triết lí. Nhà thơ vừa như một nhà tuyên truyền, cổ động, lại vừa là nhà tư tưởng, nhà nghệ sĩ để phát hiện, khám phá và say mê khẳng định Tổ quốc, dân tộc, nhân dân, thời đại. Chưa bao giờ trong thơ có nhu cầu khám phá và khẳng định truyền thống dân tộc, phẩm chất con người Việt Nam như ở thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tố Hữu đã nhiều lần phát hiện và khẳng định về dân tộc mà mỗi lần vẫn không thôi ngạc nhiên tự hào:

“Việt Nam, Ngƣời là ai mà trở thành nhân loại? Ngƣời là ai mà sức mạnh thần kì Trƣớc cái chết không cúi đầu chịu chết Lửa bên mình một tấc cũng không đi”

(Tố Hữu)

Còn Chế Lan Viên thì tự nhận thấy: Nhớ bản sƣơng giăng, nhớ đèo mây phủ /Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thƣơng / Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên).

Huy Cận đi giữa đồng lúa Thái Bình mà nghĩ về sự tiếp nối nảy nở của lịch sử: Rồi lịch sử nhƣ một bông lúa mảy

Nở không thôi, reo mãi xuống đất này Bốn nghìn năm, mùa gặt hái hôm nay Lại trĩu hạt, nhựa mầm thêm náo nức

(Đi trên mảnh đất này - Huy Cận)

Đó là những suy nghĩ sâu sắc trong thơ Bằng Việt: Sông Hồng ơi! Dông bão

chẳng thay màu / Rùa thần thoại vẫn nhô lƣng đội tháp / Chùa Một Cột đổ trên đầu giặc Pháp / Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen (Trở lại trái tim mình - Bằng Việt).

Nhà thơ vừa là người tuyên truyền cổ động, vừa là nhà tư tưởng suy tư chiêm nghiệm, vừa là người nghệ sĩ say mê, nhiệt thành gắn vó với đời sống của dân tộc và đất nước. Ở một số nhà thơ như Chế Lan Viên và Huy Cận thì chất triết lí, suy tưởng đã thành một nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của họ. Chế Lan Viên có thể coi là người mở ra khuynh hướng phát triển của thơ ca và không ai có thể phủ nhận những thành công xuất sắc của nhà thơ theo hướng này cũng như ảnh hưởng của ông đến nhiều người làm thơ trẻ. Sử dụng phổ biến những hình ảnh giàu

ýnghĩa tượng trưng đi sâu vào những tương quan biện chứng phong phú của sự vật, hiện tượng, tìm ra những liên tưởng bất ngờ đột ngột mà xác thực, trong những lớp sóng của cảm xúc, hình ảnh đẩy suy nghĩ lên tới đỉnh cao, khám phá đến những bề sâu bề xa của sự vật... Chế Lan Viên đã đem đến cho thơ một tiếng nói sâu sắc mới mẻ đáp ứng một đòi hỏi của thực tại trong sự phát triển của thơ ngày nay. Tính chính luận ở thơ Tố Hữu đi liền với những suy tư chiêm nghiệm, triết lí nhằm nhận thức và lí giải ở chiều sâu về dân tộc, về lịch sử, về con người Việt Nam và về cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước. Các nhà thơ trẻ ở thời kì này cũng không chỉ phát huy ưu thế của họ ở sự nhạy cảm, trẻ trung và vốn sống trực tiếp nơi chiến trường, mà còn cố gắng vươn tới nhận thức, khám phá thực tại trong tính khái quát và chiều sâu tư tưởng. Phạm Tiến Duật khái quát về sức sống của đất nước qua sức sống của cây trái bốn mùa, hoặc hình ảnh “vầng trăng đất nước, vượt qua quầng lửa mọc lên cao”. Nguyễn Duy phát hiện phẩm chất dân tộc qua hình ảnh cây tre Việt Nam hay qua những cọng rơm xơ xác gầy gò. Có khi, từ những chi tiết, hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đời thường, thơ Nguyễn Duy đã đem đến cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc, đầy bất ngờ: Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no / Riêng cái ấm nồng

nàn nhƣ lửa / Cái mộc mạc lên hƣơng của lúa / Đâu dễ chia cho tất cả mọi ngƣời (Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy).

Thanh Thảo nghĩ về sự lựa chọn tự nguyện và những hi sinh vô cùng lớn lao của thế hệ trẻ. Nhà thơ trẻ đã rọi vào hiện thực chiến trường những ánh sáng tư tưởng,

bắt chi tiết, hình ảnh hiện thực nói lên ý nghĩa sâu xa của nó. Trong trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo nói đến tính chất bất thường của chiến tranh:

Những năm

Chiếc áo lính dính chặt vào thân

bạc màu ngắn nhanh rồi rách Những năm

Chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời

(Thanh Thảo)

Chất suy nghĩ trong thơ Thanh Thảo bộc lộ rõ trong những suy tư về nhân dân qua những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa khái quát biểu tượng: “Dân

tộc tôi khi đứng dậy làm ngƣời - Mồ hôi vã một trời sao trên đất”. Trong trường ca

Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm diễn tả và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của thế hệ trẻ các thành thị miền Nam đứng về phía nhân dân và cách mạng, sau khi trải qua những suy nghĩ nung nấu để đi tới thức tỉnh về nhân dân và đất nước, về kẻ thù và về số phận của lứa tuổi trẻ trong vùng kiểm soát của Mĩ - Ngụy. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân đất nước của thế hệ trẻ trong những năm kháng chiến. Đất nước không phải cái gì xa lạ mà ngay trong máu thịt của mỗi người: “Trong anh và em hôm nay - Đều có

một phần đất nƣớc”. Vì thế trách nhiệm bổn phận đối với dất nước không phải là

cái gì khác mà cũng là trách nhiệm đối với chính bản thân mình.

“Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh trí tuệ bổ sung cho nhiệt tình công dân và tinh thần chiến đấu. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền cổ động, vừa là nhà tư tưởng suy tư chiêm nghiệm, vừa là người nghệ sĩ say mê, nhiệt tình gắn bó với đời sống của dân tộc và đất nước [4, 63]. Thơ muốn vươn tới khả năng nhận thức lí tính các vấn đề của đất nước và dân tộc. So với thơ thời kì chống Pháp, đây là một nét mới, một bước tiến của thơ chống Mĩ. Với chất trí tuệ, chính luận này, chân dung tinh thần của thế hệ nhà thơ thời kì

kháng chiến hiện lên như những con người giàu có những suy tư, đầy tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, đất nước. Để dẫn tới những suy luận về sự trường tồn của đất nước, các nhà thơ kháng chiến đã huy động kiến thức của sách vở, của đời sống, lịch sử, địa lí, truyền thuyết, ca dao, phong tục tập quán. Mỗi chi tiết đều có tính thẩm mĩ và được nuôi dưỡng trong cảm xúc của nhà thơ cho nên suy luận về đất nước của thơ kháng chiến vừa có sức thuyết phục về trí tuệ lại vừa truyền cảm. Đất nước thống nhất trong máu thịt, xương tủy, trong tình cảm, ước vọng, kẻ thù không thể nào chia cắt được. Một đất nước của nhân dân tươi đẹp và thần kì như thế sẽ chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w