Trong sự biểu hiện của thơ ca, yếu tố ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tượng diệu kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim xúc động. Chiều sâu của suy nghĩ, tinh tế của sự sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn... tất cả chỉ có thể đến với người đọc thông qua ngôn từ.
Ngôn ngữ thơ kháng chiến có sự biến đổi mạnh mẽ so với ngôn ngữ thơ thời kì trước cách mạng. Xu hướng chung là đưa ngôn ngữ thơ phát triển về phía hiện thực đời sống, trước hết là đời sống lao động, đấu tranh của quần chúng nhân dân, về gần với tiếng nói hàng ngày, tự nhiên, bình dị, sinh động. Có thể bắt gặp khá phổ biến trong thơ những từ ngữ, cách nói mang tính khẩu ngữ của quần chúng. Từ những so sánh, theo lối ví von của ca dao: “Mưa phùn ướt áo tứ thân, Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu” (Tố Hữu), đến những lời chất phác, thật thà của người dân quê miền Trung: “Thương anh, nỏ có - cầu anh mạnh, anh nện thằng Tây bể sọ dừa” (Hồ Vy), “Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc” (Hồng Nguyên). Từ địa phương được đưa vào thơ khá rộng rãi và nhiều trường hợp đã góp phần tạo nên chất liệu hiện thực với sắc thái riêng độc đáo của bài thơ. Ngoài từ ngữ sinh hoạt, các từ thuộc lĩnh vực chính trị, quân sự cũng có mặt ở không ít bài thơ, điều này phản ánh sự tham gia tích cực và tâm lí hào hứng của quần chúng với đời sống chính trị, quân sự. Một đặc điểm của ngôn ngữ thơ kháng chiến là việc sử dụng rộng rãi địa danh. “Trong thơ Việt Nam chưa bao giờ các địa danh ở mọi vùng miền lại
xuất hiện nhiều và rất phổ biến như ở thơ thời kì này, thậm chí nó dày đặc trong một bài hay một câu thơ, vậy mà hầu như không có trường hợp nào gây ra sự phản cảm cho người đọc. Bởi đằng sau những địa danh ấy là một vùng đất đai, xứ sở của Tổ quốc, là sự chất chứa những vẻ đẹp, những đau thương, cả những kỉ niệm và lòng yêu mến của con người” [17, tr.38]. Những địa danh được Quang Dũng đưa vào bài thơ Tây Tiến là nơi in dậm dấu chân cùng những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi / Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi / Sài Khao sƣơng lấp đoàn quân mỏi / Mƣờng Lát hoa về trong đêm hơi (Quang Dũng). Hoàng Cầm
trong Bên kia sông Đuống nghẹn ngào biết bao khi quê hương vốn thanh bình tươi đẹp nay bị giặc tàn phá. Nhà thơ đau xót khi cất lên những câu hỏi nao lòng: Ai về bên kia sông Đuống / Có nhớ từng khuôn mặt búp sen / Những cô hàng xóm răng đen / Cƣời nhƣ mùa thu tỏa nắng / Chợ Hồ, chợ Sủi ngƣời đua chen / Bãi Trầm Chỉ ngƣời chăng tơ nghẽn lối... / Đồng Tỉnh, Huê Cầu / Bây giờ đi đâu về đâu?
(Hoàng Cầm). Đưa vào những địa danh này, Hoàng Cầm không chỉ khơi gợi lòng căm thù giặc của những người nơi quê hương tác giả mà còn dấy lên lòng yêu nước của những người dân Việt Nam. Có lẽ Quang Dũng, Hoàng Cầm và Tố Hữu là những tác giả tiêu biểu cho việc sử dụng thành công địa danh trong thơ.
Trong sự biểu hiện của thơ ca, yếu tố ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim xúc động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn... tất cả chỉ có thể đến với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Trong thơ ca hiện đại Việt Nam, từ những ngày đầu kháng chiến, chúng ta đã bắt gặp những yếu tố khẩu ngữ xuất hiện khá nhiều trong thơ. Mở đầu bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên, có những câu thơ mang đậm phong cách của câu nói dân dã, đời thường:
Lũ chúng tôi bọn ngƣời tứ xứ Gặp nhau hồi chƣa biết chữ
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Khép lại bài thơ cũng có những câu hỏi đáp hoàn toàn với tư cách là một đối thoại khẩu ngữ: - Đằng nớ vợ chƣa? - Đằng nớ? - Tớ còn chờ độc lập... (Nhớ - Hồng Nguyên)
Mạnh dạn đưa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ như trên không hề làm giảm đi giá trị của bài thơ, mà trái lại, nó còn làm cho bài thơ có màu sắc riêng, biểu hiện phong cách cá nhân một cách rõ nét. Mặt khác, nó còn có tác dụng làm cho ngôn ngữ thơ trở nên sinh động, bình dị và gần gũi với mọi người. Qua thơ, cuộc sống hiện lên một cách tự nhiên, chân chất.
Trong thơ kháng chiến, việc đưa các yếu tố khẩu ngữ, văn xuôi vào trong thơ trở nên phổ biến. Nổi bật trong việc trả về cho thơ cái giản dị của ngôn ngữ đời thường một cách rất thành công đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật: Xe không kính
không phải vì xe không có kính / Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi / Ung dung buồng lái ta ngồi / Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng / Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng / Nhìn thấy con đƣờng chạy thẳng vào tim... (Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật). Hai câu đầu nếu tách riêng ra hoàn toàn là hai câu nói tự nhiên giống như câu văn xuôi hiện đại. Nhưng đến câu thứ ba, với cách đảo ngữ, cách hòa phối các thanh điệu, câu này đã mang tính tiết tấu, nhịp điệu của thơ. Tiết tấu, nhịp điệu ấy bắt nối với các câu sau làm nên tiết tấu chung của toàn bài thơ. Cũng như vậy, ở đoạn thơ sau, ta gặp các câu: Không có kính ừ thì có bụi / Bụi phun tóc trắng nhƣ ngƣời già /
Không cần lửa phì phèo châm điếu thuốc / Nhìn nhau mặt lấm cƣời ha ha (Phạm
Tiến Duật). Đó là những câu thơ mang chất liệu khẩu ngữ. Tuy nhiên, nó không giống như kiểu nói nôm na... mà người đọc có thể tìm thấy đằng sau những lời nói bình thường ấy là cái đẹp cao cả của người lính lái xe, tất cả vì miền Nam, vì chiến thắng. Bài thơ diễn tả một cách chân thực, tự nhiên những con người dũng cảm, yêu đời, bình thản trước mọi gian khổ nguy hiểm.
Trong bài thơ Nhật ký, Hoàng Nhuận Cầm có ý thức tạo nhịp điệu phong phú cho câu thơ, làm cho thơ tiếp cận với văn xuôi, gần gũi với cuộc đời nhưng vẫn giàu chất thơ:
Sáng: bình minh ấy là bình minh kỉ niệm Chiều: hoàng hôn nhƣ lạ nhƣ quen Tối: tắc kè ném lƣỡi vào đêm Có ngủ đƣợc đâu
Nằm nghe súng nổ Nằm nghe lại thở
Đánh trận đầu tiên ai chả thế
Thôi sáng rồi! Vẫn tiếng gà xóm mẹ Cuốn võng theo hƣớng súng mà đi
(Hoàng Nhuận Cầm)
Với hình thức câu thơ văn xuôi, các tác giả đã xây dựng được hình ảnh đất nước với những con người vừa hào hùng, vừa lãng mạn, sâu sắc nhiều suy nghiệm trăn trở đầy trách nhiệm.
Các yếu tố khẩu ngữ, những cách nói có tính chất văn xuôi nếu được các nhà thơ sắp xếp đúng chỗ, hợp lí thì nó không phá vỡ cấu trúc bài thơ mà còn có tác dụng lớn trong việc chi tiết hóa, cụ thể hóa đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ thơ khi được khai thác ở hướng này thường giàu chất tự nhiên của đời sống tạo nên những cảm xúc trực tiếp đối với người đọc. “Ngôn ngữ thơ vừa gần gũi với đời sống thường nhật, vừa giàu chất triết lý, triết luận” [7, tr.51].
Ngôn ngữ thơ thời kì kháng chiến cũng nằm trong khuynh hướng chung của thơ ca hiện đại Việt Nam. Đó là khuynh hướng đưa ngôn ngữ thơ ca trở về gần với ngôn ngữ đời sống để khám phá, thể hiện đời sống ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Đặc biệt là phản ánh được hiện thực phong phú, đa dạng, phức tạp của đời sống chiến trường, của đất nước Việt Nam trong những năm đau thương nhưng rất đỗi hào hùng. Sự tiếp cận một cách táo bạo các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi trong thơ ca cách mạng là những bằng chứng nói lên mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống cũng như tính tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ thơ Việt Nam.
Giọng điệu nghệ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng, một đặc trưng không bỏ qua trong một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Theo "Từ điển thuật ngữ văn học",
giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…“Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo, giọng điệu có vai quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn ”. Giọng điệu nghệ thuật góp phần rất lớn qui định cách thức giao tiếp và hiệu quả giao tiếp của tác phẩm. Theo GS Trần Đình Sử : “Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể”
Trong tổng thể, nền văn học kháng chiến có chủ âm là giọng khẳng định, ngợi ca, tự hào, tin tưởng trên nền một trạng thái tâm lý cơ bản là kiêu hãnh và lạc quan. Sự nhất quán trong giọng điệu của nền văn học kháng chiến có cơ sở từ sự thống trị tuyệt đối của tâm lý cộng đồng thống nhất trước các vấn đề của đời sống và thế giới. Cá nhân nằm trong tư thế hoà nhập hoàn toàn vào cộng đồng. Tư thế điển hình của các cá nhân là cùng nhìn về một hướng, “cùng hát khúc quân hành”… Giọng hào sảng, lạc quan là âm hưởng chủ đạo của nền thơ ca cách mạng. Có thể nói, phần lớn các sáng tác trong hai cuộc kháng chiến đều là những khúc tráng ca về sức sống vĩ đại của dân tộc: “Những đường Việt Bắc của ta - Đêm đêm rầm rập như là đất rung” (Việt Bắc - Tố Hữu).Tâm thế các nhà thơ là tâm thế những nghệ sĩ cất lên những giai điệu hào hùng hướng về quê hương xứ sở:“Khói nhà máy
cuộn trong sƣơng núi / Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng / Ôm đất nƣớc những ngƣời áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng” (Đất nƣớc - Nguyễn Đình Thi).
Để ngợi ca đất nước một cách chân thật và say sưa, bản thân nhà thơ tự cảm thấy phải nỗ lực hết mình, phải nâng mình ngang tầm thời đại: “Vóc nhà thơ đứng ngang
tầm chiến lũy”. Chất giọng hào sảng được hiện lên ngay ở tiêu đề thi phẩm: Từ Gió lộng, Ra trận, Hai đợt sóng, Hoa dọc chiến hào, Mặt đƣờng khát vọng, Vầng trăng
và quầng lửa... đến Ngƣời con gái Việt Nam, Dáng đứng Việt Nam, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng...
Thơ viết ngay trong những ngày đất nước sục sôi kháng chiến có giọng điệu chủ yếu gần gũi, kế thừa, tiếp thu giọng điệu anh hùng ca truyền thống đó. Nói cách khác, chủ âm thơ kháng chiến là ngợi ca, hào hùng rất đặc trưng cho sử thi. Trong trường ca của Thu Bồn có viết: Hãy về đây chim trời hoa suối / Hát ngợi ca đất
nƣớc anh hùng / Đất nƣớc đẫm mồ hôi và máu / Hãy về đây chim trời hoa suối /... (Bài ca chim Ch’rao - Thu Bồn). Nghe vang vọng giọng điệu hào sảng của người
anh hùng trong thế đối đầu với kẻ thù:
Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ Bay đừng hòng khuất phục đời ta Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy
Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa. (Bài ca chim Ch’rao - Thu Bồn)
Giọng điệu vang vọng nhất trong thơ kháng chiến thường đan xen tự hào, tự tin, kiêu hãnh trong dồn dập nhịp quân hành: “Ta không còn là ta của đau thƣơng /
Ta là quê hƣơng, ta là sức mạnh / Áo ta trắng và hồn ta đầy ánh sáng / Ta vững vàng thế trƣớc mặt sau lƣng / Thành phố hồi sinh trên khắp mặt đƣờng / Ngƣời xô cửa nhập với ngƣời tiến bƣớc” (Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn khoa Điềm)
Giọng điệu thơ kháng chiến phản ánh khí thế tiến công và chiến thắng của thời đại: Cả đô thành mở hƣớng / Ngƣời ngƣời đi... / Đi lên nhƣ nƣớc cuốn /... /
Đại lộ nghiêng đi làm thác đổ / Đội ngũ tiến lên! Tiến lên đội ngũ! (Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn khoa Điềm)
Nghe như thấy lại khí thế non sông trong những thời khắc thiêng liêng và trọng đại nhất: Bạn thấy không cả nƣớc đã lên đƣờng / Tôi yêu quá những ngả đƣờng gặp gỡ / Những đội ngũ / Những đƣờng lên cửa mở / Những giá trị định hình trong sức gió ta đi /... / Mở núi sông những bƣớc dài vạn dặm / Mở thế trận với muôn trùng thế trận / Khép vòng vây, dội lửa xuống đô thành (Mặt đƣờng khát vọng
- Nguyễn khoa Điềm)
Có một cái gì đó rất tương đồng trong ý tưởng, trong hình ảnh và trong giọng điệu hào hùng giữa những câu thơ nổi tiếng một thời của Chế Lan Viên và trường ca của Nguyễn Khoa Điềm:
Đất nƣớc muôn năm!
...Để hoài thai triệu triệu những anh hùng Những anh hùng Việt Nam chống Mỹ
Đang xuống đƣờng nhƣ nắng xuống quê hƣơng...
(Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn khoa Điềm)
Bên cạnh giọng hùng ca làm chủ âm, thơ kháng chiến còn có thêm giọng trữ tình thống thiết. Thơ kháng chiến là tiếng nói tình cảm của một dân tộc đứng trên đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chất trữ tình hòa quyện tự nhiên với chất anh hùng ca: “Chất trữ tình và anh hùng vẫn là hai thành phần, hai phẩm chất, hai giọng điệu quen thuộc của thơ ca yêu nước truyền thống.Trong thơ ca kháng chiến những phẩm chất trên được thể hiện một cách phong phú và nhất quán hơn” [11, tr.173].
Thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:
“Mình về, mình có nhớ ta”, “Mình về, có nhớ chiến khu”, “Nhớ sao lớp học i tờ”, “Nhớ sao ngày tháng cơ quan”... tất cả tạo ra một giọng trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thủy chung. Chất giọng trữ tình nhiều khi được đẩy đến mức thống thiết. Đó là những bài thơ viết về nỗi đau đất nước bị chia cắt trong thập niên đầu của cuộc kháng chiến: Việt Nam, ôi Tổ quốc thƣơng yêu! / Trong khổ đau ngƣời đẹp hơn nhiều / Nhƣ bà mẹ sớm chiều gánh nặng / Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng (Tố Hữu)
Tâm tình, lắng sâu qua những cảm xúc về Đất nước và con người Việt Nam trong những năm đau thương mà anh dũng:
Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gƣơm vứt bỏ lại hiền nhƣ xƣa
(Nguyễn Đình Thi)
Chất giọng trữ tình thống thiết góp phần gia tăng tính hướng nội, đưa thơ vào chiều sâu nhân bản, tạo nên sức hấp dẫn của thơ kháng chiến.
Tình cảm và lí trí trong thơ không loại trừ nhau mà luôn gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau. Giọng điệu triết lí suy tưởng giàu tính chính luận thường được thể hiện bằng thể thơ tự do, ít gieo vần, chủ yếu là thơ điệu nói, cấu trúc câu thơ thường theo