Không gian và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 91 - 96)

“Không gian” và “thời gian” - là những phạm trù triết học chỉ hình thức tồn tại của vật chất, của thế giới. Trong thế giới khách quan, không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Nhìn nhận tổng quan về vấn đề này, Bakhtin viết: “Trường mô tả cuộc sống biến đổi theo thể loại và các thời đại phát triển văn học. Nó được tổ chức theo nhiều cách và có ranh giới khác nhau trong thời gian và không gian” (M. Bakhtin)

Trong văn học nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng. Có thể xem xét không gian, thời gian nghệ thuật như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mỹ để từ đó lí giải khả năng phản ánh hiện thực của một hệ thống thơ nhất định. Văn học chính là cuộc sống và hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học phản ánh thật trung thành hiện thực cuộc sống. Nhà văn xây dựng các hình tượng trước hết phải lấy chất liệu từ chính cuộc sống, phải đưa vào đó sự nóng hổi của hiện thực, tính thời sự của vấn đề.

Trong thi pháp học hiện đại, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc sáng tác và phê bình tác phẩm. Hai yếu tố này đã góp phần tạo nên thế giới hình tượng sinh động và phong phú. Nó không chỉ thế hiện thế giới vào tác phẩm mà còn biểu đạt những cảm thức, quan niệm của người viết.

Không chỉ cảm nhận Tổ quốc bằng tình cảm, thơ còn khám phá, phát hiện về Tổ quốc bằng nhận thức sâu sắc, bằng sức mạnh tư tưởng của thời đại. Đất nước được nhìn nhận về không gian. Đó là không gian hoang vu hiểm trở, vừa hùng vĩ vừa dữ dội khác thường: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Heo hút cồn mây

súng ngửi trời / Ngàn thƣớc lên cao ngàn thƣớc xuống / Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi” (Tây Tiến - Quang Dũng). Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua

ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi... những tên đất lạ, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình làm hiện lên thế giới khác thường vừa đa dạng vừa độc đáo của núi rừng miền Tây Tổ quốc.

Không gian quen thuộc, bình dị thường thấy ở các làng quê còn đói nghèo xơ xác thời kì kháng chiến:

“Quê hƣơng anh nƣớc mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

(Đồng Chí - Chính Hữu).

Từ không gian phố phường Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc không còn vắng lặng hiu hắt nữa mà nhộn nhịp những hoạt động:

“Mùa thu nay khác rồi

Tôi dứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới... Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

(Đất nƣớc - Nguyễn Đình Thi).

Nếu như xem bốn câu thơ viết về mùa thu năm xưa ở Hà Nội là bức tranh mùa thu thứ nhất, thì đoạn thơ này là bức tranh mùa thu thứ hai - mùa thu ở chiến khu Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Bức tranh mùa thu này hiện ra với những chi tiết, hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng. Nhà thơ không chỉ nhân danh cá nhân mà còn nhân danh cộng đồng, nói lên niềm tự hào chính đáng, ý thức làm chủ non sông, đất nước.

Đất nước là núi sông hùng vĩ, rừng biển bao la liền một dải “Đầu trời ngất

đỉnh Hà Giang, Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa” (Lê Anh Xuân), cho đến “Một

đảo vắng Hòn Ngƣ còn chớp bể, Một rặng núi Kì Sơn còn lắm lúc mƣa nguồn”

(Chế Lan Viên) và với người lính trong một trận chiến đấu, đất nước lúc ấy có thể là

“Một gốc sim thôi, một gốc sim cằn. Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện”

(Hữu Thỉnh). Đất nước cũng ở ngay trong những gì hết sức gần gũi thân thuộc với cuộc sống mỗi người: Đất là nơi anh đến trƣờng / Nƣớc là nơi em tắm / Đất Nƣớc

là nơi ta hò hẹn / Đất Nƣớc là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

(Nguyễn Khoa Điềm). Đặc biệt, Đất nước tồn tại ngay cả trong những không gian riêng tư, thầm kín nhất của tình yêu đôi lứa. Chưa hết, Đất Nước còn là không gian sinh tồn hết sức đời thường của nhân dân qua bao thế hệ: Những ai đã khuất /

Những ai bây giờ / Yêu nhau và sinh con đẻ cái / Gánh vác phần ngƣời đi trƣớc để lại... (Nguyễn Khoa Điềm). Như vậy, trong cách nhìn về không gian Đất Nước,

Nguyễn Khoa Điềm nghiêng nhiều hơn về các không gian riêng tư, không gian đời thường. Lâu nay, chúng ta quen nhìn Đất Nước ở tầm vóc lớn lao, kì vĩ mà bỏ quên những không gian rất đỗi bình dị, nhỏ bé quanh mình. Cách nhìn ấy dễ tạo ra khoảng cách. Nhưng Nguyễn Khoa Điềm thì khác. Nhà thơ đã nhìn Đất Nước ở cự li gần và ông đã phát hiện ra một đất nước hết sức thân quen, một Đất Nước dễ thương đối với cá nhân mỗi người.

Trong thơ kháng chiến, một không gian đậm đà bản sắc và truyền thống dân tộc bao giờ cũng được chú ý khắc hoạ:

Ôi những gốc tre tổ tiên ta từng thấy Vẫn còn nguyên trên bờ bãi sông Hồng Lúa lên xanh trên những cánh đồng Cũng có tay cha ông in vào trong lúa Sâu thẳm quá cho đến từng mái rạ

Cũng có dáng một ngày cha ông khăn gói bƣớc ra

(Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn khoa Điềm)

Con người dường như nhìn thấy ở không gian những phẩm chất của chính bản thân mình, nhân dân mình, dân tộc mình. Con người cũng nhìn thấy ở không gian một biểu tượng, một mẫu mực cho những phẩm chất cần phải có để chiến

thắng trong cuộc chiến tranh. Không gian nghệ thuật được xây dựng rất đa dạng qua các tác phẩm khác nhau. Với mỗi ý đồ riêng biệt của từng tác giả mà không gian nghệ thuật có một ý nghĩa nhất định. Ý nghĩa đó gắn liền với cách cảm thụ và quan niệm về Đất nước của các nhà thơ kháng chiến. Không gian nghệ thuật trong thơ kháng chiến có những sắc thái thẩm mỹ độc đáo của riêng mình. Đó là một không gian hoành tráng, khoáng đạt, cao rộng và hùng vĩ. Đó là một không gian thống nhất, hài hoà trong quan hệ với con người. Đó là một không gian được thiêng liêng hoá trong tổng thể những phạm trù trung tâm của sử thi: Đất nước.

Không chỉ cảm nhận đất nước ở chiều rộng không gian địa lí, thơ kháng chiến đặc biệt coi trọng sự phát hiện về đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử và bề sâu văn hóa, tinh thần truyền thống. Ý thức về lịch sử mà chủ yếu lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đã mở rộng và làm sâu sắc hơn cho quan niệm về đất nước, dân tộc và về sự thống nhất liền mạch giữa quá khứ với hiện tại. Có thể coi Việt Bắc là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của nhà thơ về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước, từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhở tâm nguyện thủy chung. Khơi nguồn cho những cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm giác được nảy sinh trong một buổi sáng mùa thu:

Sáng mát trong nhƣ sáng năm xƣa / Gió thổi mùa thu hƣơng cốm mới / Tôi nhớ những ngày thu đã xa...(Nguyễn Đình Thi). Cảnh thu được cảm nhận qua tâm trạng,

cảm hứng về mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất nước trong từng thời kì lịch sử, mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng.

Trong thơ kháng chiến chống Mĩ, thời gian được mở rộng, chúng ta luôn bắt gặp trong thơ những từ ngữ và hình ảnh về thời gian lịch sử bốn nghìn năm đất nước: “Bốn mƣơi thế kỉ cùng ra trận” (Tố Hữu), “Ta sống cùng Tổ Quốc bốn

nghìn năm mà ta chƣa hiểu hết” (Chế Lan Viên), và luôn vang lên trong thơ tên của

những anh hùng giữ nước, những triều đại vẻ vang và những chiến công oai hùng. “Chưa bao giờ lịch sử đấu tranh của dân tộc lại được làm sống dậy với tất cả niềm tự hào và say sưa như trong văn thơ thời kì này, bởi vì lịch sử cần thiết và thực sự phải trở thành động lực tinh thần và sức mạnh to lớn cho con người Việt Nam, dân

tộc Việt Nam trong cuộc đối đầu với kẻ thù hùng mạnh bậc nhất trên Trái Đất” [4, 54]. Thời gian nghệ thuật trong thơ kháng chiến chủ yếu là thời gian lịch sử, thời gian được đánh dấu bởi những sự kiện lớn có tầm quốc gia, dân tộc, thời đại. Đó là một mùa xuân Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử với những hình ảnh không thể nào quên trong thơ Nguyễn khoa Điềm ngay giữa thành phố Huế:

Giải phóng quân tràn bốn mặt thành Mùa xuân gọi những mùa xuân lịch sử

(Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn khoa Điềm)

Thành phố cổ kính như sống dậy với sức sống mới: Bay bay lên! Hỡi năm

cánh sao vàng / Đây triều gió Tấn công và Nổi dậy / Đây ngọn gió hữu tình ngàn năm đƣợc thấy / Dậy lên rồi! / Thành phố dậy mà đi! (Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn khoa Điềm).

Trong thơ kháng chiến, thời gian cá nhân hoà vào dòng chảy của thời gian lịch sử, thời gian cộng đồng. Con người đo đếm cuộc sống của mình bằng các sự kiện lịch sử, bằng các biến cố chiến tranh. Quan trọng hơn, lẽ sống, mục tiêu hành động của con người được suy tính trên dòng thời gian lịch sử, trùng khớp với ý thức cộng đồng.

Thay mặt thế hệ, nhà thơ tuyên ngôn về một lẽ sống gắn với những phạm trù lớn lao của dân tộc, đất nước:

Con muốn làm ngƣời, mẹ ơi, Việt Nam! Mang nghĩa nặng thù sâu là vũ khí Lấy Độc lập, Tự do làm ý chí Chúng con đi cuối đất, cùng trời

Đuổi hết giặc Mỹ rồi, con mẹ mới nguôi...

(Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn khoa Điềm)

Có sự thống nhất giữa 3 chiều của thời gian: Sức mạnh của truyền thống lịch sử, của quá khứ được huy động và phát huy trong hiện tại. Hiện tại tiếp nối và phát triển các giá trị của quá khứ và là điểm tựa cho các mơ ước, dự kiến trong một tương lai tươi sáng tất thắng. Tương lai như là sự phát triển hy vọng và khả năng tốt đẹp nhất của hiện tại sẽ hoàn thành những ước mơ của quá khứ và hiện tại.

Thanh Thảo nhìn xuyên suốt qua lịch sử:Mùa hạ gió Lào quăng quật /

Mùa đông sắt se gió bấc / Dân tộc tôi khi đứng dậy làm ngƣời / Mồ hôi vã một trời sao trên đất / Trời sao lặn hóa thành muôn mạch nƣớc / Chảy âm thầm chảy dọc thời gian (Những ngƣời đi tới biển - Thanh Thảo) và Mang lịch sử qua trăm ngàn thử thách / Dân tộc này còn tiềm ẩn những nguồn sông (Những ngƣời đi tới biển - Thanh Thảo).

Nhìn chung thời gian trong thơ kháng chiến chủ yếu gắn với những bước đi của lịch sử, thăng trầm vận mệnh của cộng đồng. Những vấn đề thuộc về đời tư, cá nhân được dành cho một dung lượng thể hiện nhỏ bé hơn hẳn.

Như vậy, không gian, thời gian hiện lên rất rõ theo những dặm đường đất Việt. Đó là không gian nhỏ hẹp của làng quê, một phía núi tới không gian mênh mông trải dài từ nước ta sang nước bạn. Đó là một không gian nhỏ hẹp nơi đầu phố ven đường tới cái ngút ngàn của rừng xanh biển rộng...Thời gian luôn song hành với không gian cụ thể. Thơ kháng chiến đã có sự mở rộng về không gian và thời gian nghệ thuật. Để xây dựng được hình tượng đất nước từ chất liệu hiện hiện thực trong thời gian và không gian gian cụ thể như vậy đòi hỏi ở người nghệ sỹ phải có cả tài năng và tâm huyết cũng như lý tưởng cao đẹp. Tình yêu đất nước kết hợp lý tưởng Đảng soi đường, có cơ sở gia đình và xã hội, sáng tác của các nhà thơ kháng chiến đã giải quyết được nhiều vấn đề như: Dân tộc và thời đại, trước mắt và lâu dài, giữa truyền thống và hiện đại, đổi mới về hình thức, thể loại. Đặc biệt các nhà thơ kháng chiến đã xây dựng thành công hình tượng đất nước mang tính cụ thể trong không gian và thời gian.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w