khác, kiểm soát việc hạch toán các chi phí sản xuất đúng chế độ của nhà nước.
Việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp sẽ hình thành pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, như vậy, Pháp luật về tiền lương là tổng hợp các quy định do Nhà nước ban hành để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực tiền lương, lương tối thiểu và điều chỉnh các nguyên tắc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và định mức lao động.
2.2.2. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về tiền lương trong doanhnghiệp nghiệp
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp là các quan hệ pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, trong đó căn cứ vào chủ thể tham gia có thể chia làm hai nhóm:
Thứ nhất là quan hệ hệ pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp giữa người lao động và người sử dụng lao động; Đây là hai chủ thể chính, chủ yếu trong quan hệ pháp luật này, được hình thành dựa trên cơ sở nhu cầu bán sức lao động của người lao động và nhu cầu mua sức lao động của người sử dụng lao động.
Thứ hai là quan hệ pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp giữa người lao động với người sử dụng lao động cùng sự tham gia của nhà nước; Nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể có trách nhiệm và quyền hạn bảo vệ quyền và lợi ích của cả hai bên trong quan hệ lao động, có xét đến vị thế đặc thù của cả hai bên để có những giám sát, can thiệp nhằm bảo vệ bên có vị thế yếu hơn trong quan hệ, đồng thời góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo an sinh, an toàn lao động, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn và điều kiện về tiền lương, mức lương tối thiểu đảm bảo chính sách an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
Nội dung điều chỉnh của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp bao gồm các vấn đề về các nguyên tắc tiền lương, mức lương tối thiểu, thang bảng lương, phụ cấp lương, khấu trừ lương, quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực tiền lương...