Vị trí của đất nước trong lòng nhân loại

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 64 - 68)

Có thể khẳng định rằng sự kiện vào loại lớn lao nhất, nằm ở trung tâm dòng chảy lịch sử Việt nam hiện đại, thu hút sự quan tâm của cả thế giới, huy động toàn bộ sức người sức của cả đất nước và phát huy sức mạnh thần kỳ của cả dân tộc chính là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thế kỷ XX ở Việt Nam.

Xuân Diệu đã viết Ngọn quốc kỳ ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, khi mà cả nước vẫn còn sôi sục khí thế cách mạng và một niềm háo hức

xây dựng một nước Việt Nam mới, một dân tộc thoát khỏi ách nô lệ để vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Cái không khí và tinh thần đó đã truyền cảm cho nhà thơ những cảm xúc thật mãnh liệt. Với cảm xúc đó, nhà thơ nhìn lá cờ như thấy cả một lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam:“Vàng lại rồi! Nước cũ bốn nghìn năm / Theo cờ mới, trẻ như hai mươi tuổi (...) - Bốn nghìn năm, trông mặt mẹ không già / Chúng con vẫn sẵn một lòng trẻ ấy.” (Ngọn quốc kỳ).“Qua sáu trăm sáu mươi mốt năm liền / Nước Việt lại mở ngày Đại Hội / Hội dân tộc, hội của sông, của núi / Hội rừng đồng, và hội Việt Nam Xuân! / Sáu trăm năm, nay mới có một lần!

/ Lần xoá bỏ tám mươi năm tủi hận / Lần vui sướng, mà cũng lần tức giận! / Lần

hội hè, mà cũng bận lo toan!” (Hội nghị non sông). Cũng theo cái mạch sử thi này,

trong giai đoạn tiếp theo từ năm 1954 đến 1975, các nhà thơ đã bắt đầu sáng tác nên những bài thơ ca ngợi sự nghiệp giải phóng dân tộc hào hùng của nhân dân ta.

Với bản chất và chức năng thể loại của mình, thơ kháng chiến dĩ nhiên gắn mình vào thực tại đó một cách sâu sắc nhất. Thơ kháng chiến đã phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc trong những nét bản chất của nó. Đó là cuộc chiến đấu của toàn dân, là chiến tranh nhân dân. Cuộc chiến tranh đó huy động sức mạnh tổng hợp của hiện tại và truyền thống lịch sử, của dân tộc và thời đại… Thơ Nguyễn khoa Điềm đã mô tả thật sinh động vai trò chính yếu của nhân dân trong chiến tranh :

Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng / Thế vô tận của nghìn năm giết giặc (Mặt đường khát vọng- Nguyễn khoa Điềm).

Và trong chiến tranh chính nghĩa, Việt nam không đơn độc. Cả thế giới tiến bộ sát cánh bên cạnh chúng ta :

Soi lòng ta cả trái đất cơ cầu

Đang đứng dậy hòa chung tiếng nói

Nếu đêm nay ta ngồi trong "Đêm không ngủ" Thì bên kia Pi-tơ hát trên đường

Từ dạ hội Mi-lăng đêm trắng Xtốc-khôn

Từ những "Việt cộng Phần Lan" đến tín hiệu con tàu xa mặt đất. Hai tiếng "Việt Nam! "Việt Nam!" vang lên thân thuộc

Như "mẹ", như "cơm", như "ánh sáng", "hoa hồng". Như "đất", như "hôn", như "đẹp", như"cánh đồng" Với hai ngón tay xoè lên như thiên thế

Bay lên như cánh chim báo bão Lượn khắp địa cầu, ngôn ngữ, màu da Ôi Việt Nam, chiến thắng, bay xa.

(Mặt đường khát vọng- Nguyễn khoa Điềm)

Viết về chiến tranh, thơ kháng chiến tràn ngập khí thế quyết chiến quyết thắng, tràn ngập niềm tin lạc quan …mà ở những thời điểm lịch sử khác, thơ ca không dễ có lại. Tâm thế lịch sử đó như là hồn thiêng của mỗi thời, là vẻ đẹp, là sức quyễn rũ không thể lặp lại của một thời đại anh hùng. Đứng ngay ở tâm bão, ở giữa dòng chảy mãnh liệt của các biến cố, nhà thơ đã ý thức sâu sắc và cháy bỏng về phút giây đang hoá thành lịch sử ấy: Dậy lên rồi! / Thành phố dậy mà đi / Ngàn

năm sau không có phút này đâu / Ngàn năm trước sẽ gọi là mơ ước / Phút đuổi Mỹ ta giành lại nước / Mỗi tấc đường đều dậy gió xung phong! / ... / Mỗi thân thể biết vươn lên tầm thế hệ / Những dáng người lao tới đích vô song / Độc lập tự do... Gió thổi hào hùng (Mặt đường khát vọng - Nguyễn khoa Điềm).

Đất nước dân tộc còn được nhìn nhận trong mối tương quan với nhân loại, với thời đại, để khẳng định sứ mệnh của dân tộc Việt Nam, vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến đấuchống Mĩ của nhân dân ta. Cuộc chiến đấu của chúng ta còn là “Vì ba ngàn triệu trên đời”, là tiếng gọi tập hợp, là “người lính đi đầu”... Các nhà thơ đã tạo dựng những hình tượng thật lớn lao, kì vĩ về Tổ quốc trong thời gian và không gian” [17, tr.54].

Hình tượng Tổ quốc là hình tượng nổi bật bao trùm trong thơ Chế Lan Viên thời kì này. Tổ quốc được vẽ lên trong những hình ảnh rộng lớn, kì vĩ, mang tính khái quát cao và thường được đặt trong sự đối sánh giữa hiện tại với lịch sử, trong tương quan dân tộc với nhân loại. Sức mạnh lớn lao, tư thế và vị trí của Tổ quốc trong cuộc kháng chiến là điều mà các thế hệ cha ông chưa thể nào có được:

Cha ông xưa có bao giờ bố trí các binh đoàn Trên vạn đỉnh Trường Sơn, dọc bờ Đông Hải? Tên Tổ quốc vang xa ngoài bờ cõi

Ta dội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại

Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng. (Thời sự hè 72, bình luận)

Đứng ở tầm cao tư tưởng và với cái nhìn khái quát, các nhà thơ phát hiện và khẳng định về Tổ quốc và dân tộc trong tương quan với thời đại, nhân loại và với truyền thống lịch sử. Thơ kháng chiến đã không ít lần khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc chiến đấu của dân tộc ta với tất cả niềm tự hào kiêu hãnh: Nếu được làm hạt

giống để mùa sau / Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa / Vui gì hơn làm người lính đi đầu / Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa (Chào xuân 67 - Tố Hữu)

Việt Nam! Hai tiếng gọi hôm nay Mênh mông đôi cánh bay muôn dặm Qua mấy trùng dương, vượt tuyết dày

(Xuân sớm - Tố Hữu)

Khám phá sức mạnh của dân tộc những phẩm chất truyền thống bền vững của con người Việt Nam, các nhà thơ kháng chiến vừa có niềm say mê của một nhà thơ, vừa có sự suy tư của nhà tư tưởng. Vì thế trong thơ kháng chiến có nhiều câu hỏi và lời đáp, lời ngợi ca và lời phân tích, luận giải và không ít lần nhà thơ bộc lộ sự ngạc nhiên, thán phục đến ngỡ ngàng về dân tộc và đất nước mình.

Phát hiện về Tổ quốc cũng có nghĩa là khám phá về dân tộc Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp và bền vững là chủ nghĩa anh hùng và tình thương, lòng nhân ái, đức hi sinh. Thơ đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp về con người Việt Nam thời kháng chiến, ở nhiều tầng lớp, thế hệ, lứa tuổi nhưng đều là biểu tượng của dân tộc và nhân dân. “Trong thế giới này mọi người đều trở thành vô hạn và bất tử, hóa thân thành đất nước” [23, tr.94].

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w