Hình tượng đất nước xuất hiện với một vẻ đẹp hiếm có trong khói lửa chiến tranh và hào quang chiến thắng:
Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh đời sống. Việc chiếm lĩnh đời sống tạo ra những hình tượng nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ chính là nét đặc trưng nổi bật nhất của văn học nói chung và thơ kháng chiến nói riêng. Chiến tranh chống đế quốc đã đặt đất nước Việt Nam vào một hoàn cảnh gay go khốc liệt, mỗi cá nhân như một tế bào của xã hội đều được phát huy đến tột cùng những sức mạnh tiềm tàng của mình để đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc. Hiện thực của cuộc kháng chiến đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, sức mạnh của truyền thống lịch sử bốn ngàn năm. Vì vậy, cảm hứng gắn với hình tượng đất nước Việt Nam được xuất hiện với một mật độ dày đặc bởi thực tế chiến đấu đã lôi cuốn cảm xúc trữ tình của các nhà thơ tạo nên sự sáng tạo đa dạng trong từng phong cách, cá tính thể hiện một cách cụ thể gần gũi chân thực và sinh động.
Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó chính là nét mới trong việc thể hiện hình tượng đất nước ở thơ thời kỳ này. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỷ XX một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hy sinh vô cùng to lớn của nhân dân. Chính những con người bình thường nhưng rất đỗi anh hùng đã góp phần tạo nên đất nước Việt Nam mà mỗi lần nhắc đến Tố Hữu vẫn không hết ngạc nhiên, tự hào. Trải qua bao cuộc đấu tranh gian khổ, cuối cùng đất nước ta đã hoàn toàn tự do và đó là công lao đóng góp của tất cả mọi người: Ôi! Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc / Ngàn muôn năm dân
tộc ta ơi / Việt Nam anh dũng sáng ngời / Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung /... Tự do đã nở hoa hồng / Trong dòng máu đỏ trên đồng Việt Nam (Tố Hữu).
Do sự khác nhau về phong cách cá tính sáng tạo, các nhà thơ đã có sự tìm tòi khám phá riêng của mình tạo nên những vẻ đẹp đa dạng cho đất nước thật sinh động và hấp dẫn. Thơ kháng chiến chống Pháp đã tái hiện được một cách chân thực hình ảnh đất nước những ngày kháng chiến ở chiến khu với những con người bình dị mà anh hùng cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thắm tươi đã viết nên bản giao
hưởng “Điện Biên lừng lẫy địa cầu”. Các tác giả trong thơ kháng chiến chống Mỹ sục sôi nhiệt huyết của tuổi trẻ, bằng chất liệu văn hóa dân gian đậm đà chất thơ cùng những hình ảnh gần gũi thân thuộc hàng ngày, kết hợp với lối tư duy bình luận hiện đại giàu chất trí tuệ, các tác giả đã làm nổi bật một tư tưởng mới mẻ: “Đất Nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại”. Bằng cái nhìn ấy, hình tượng đất nước được tái hiện qua các phương diện không gian địa lý, chiều dài lịch sử và tâm hồn cốt cách dân tộc.
Có thể thấy hình tượng đất nước là hình tượng đẹp đẽ nhất, được xây dựng thành công vào bậc nhất trong thơ kháng chiến. Chưa bao giờ chủ nghĩa yêu nước lại hòa quyện cái tôi và cái ta, lý trí và tình cảm, lý tưởng và hiện thực để cất lên tiếng thơ trong sáng sảng khoái như giai đoạn này. Giai đoạn 1945 - 1975, dân tộc ta phải đối đầu với hai kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Do đó, vận mệnh của đất nước đứng trước những thử thách gay gắt với chiến tranh. Văn học thời kì này mang đậm tính sử thi với những tố chất riêng độc đáo: “Nó tuyệt đối hóa, lí tưởng hóa câu chuyện cùng thời, kể câu chuyện cùng thời bằng thái độ chiêm ngưỡng từ xa” [22, tr.52].
Cảm hứng sử thi và chất lãng mạn cách mạng của văn học nghệ thuật thời đại chiến tranh cách mạng đã đem lại cho hình tượng đất nước vẻ đẹp riêng mà ở các giai đoạn tiếp theo khó thấy lại nguyên vẹn:
Cảm hứng về đất nước là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và thấm sâu mọi tác phẩm thơ ca. Kế thừa truyền thống của nền thơ dân tộc, cảm hứng về đất nước trong thơ Việt Nam 1945 -1975 phát triển tới những chiều cao và độ sâu mới, được biểu hiện rất phong phú, đa dạng.
Đã bao nhiêu lần trong thơ 1945 - 1975 vang lên những tiếng gọi Tổ quốc, khi thì hào hùng, trang nghiêm, lúc lại thiết tha, sâu lắng. Không chỉ cảm nhận đất nước bằng tình cảm, thơ còn khám phá phát hiện về đất nước bằng nhận thức sâu sắc, bằng sức mạnh tư tưởng của thời đại. Đất nước được nhìn nhận về không gian. Đất nước là núi sông hùng vĩ, rừng biển bao la liền một dải “Đầu trời ngất đỉnh Hà
Giang, Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa” (Lê Anh Xuân), cho đến “Một đảo vắng Hòn Ngư còn chớp bể, Một rặng núi Kì Sơn còn lắm lúc mưa nguồn” (Chế Lan
Viên), và với người lính trong một trận chiến đấu, đất nước lúc ấy có thể là “Một gốc sim thôi, một gốc sim cằn. Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện” (Hữu
Thỉnh). Đất nước cũng ở ngay trong những gì hết sức gần gũi, thân thuộc. Tư tưởng và cảm xúc trong thơ ca thời kì kháng chiến thường là từ hiện tại vươn tới tương lai, trong chiến đấu gian khổ vẫn luôn tin vào thắng lợi, nói đến khó khăn thiếu thốn lầ để ca ngợi phẩm chất cao đẹp và nghĩa tình thắm thiết, nói đến hy sinh là để khẳng định sự trường tồn, bất diệt của những người anh hùng còn mãi với đất nước và sự nghiệp cách mạng.
“Quan niệm coi thơ như một vũ khí chiến đấu vì lẽ phải, vì độc lập tự do của Tổ quốc là tâm niệm của nhiều người. Đây là một thực tế do sự quy định của lịch sử, và cũng là sự quy định của văn hóa thời chiến. Nhìn vào lịch sử dân tộc, những thời đại hào hùng nhất trong lịch sử đều ngập tràn hào khí chống giặc, và thơ ca đã biểu hiện một cách chân thực tâm lý ấy của thời đại. Thơ chống Mỹ là sự tiếp nối nguồn cảm hứng ấy” [7, tr.48].
“Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc sống thời chiến tranh... Từ chỗ là những ca sĩ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”. Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và thay vào đó là cái nhìn phi sử thi” [7, tr.58]. Khi đất nước đã lặng im tiếng súng, những người lính làm thơ bắt đầu nhìn nhận lại rất nhiều vấn đề của cuộc đời. Sự khẳng định dân tộc, ngợi ca sức mạnh của nhân dân thường được thể hiện qua những mất mát hy sinh, nỗi đau thầm lặng của con người và bao nhiêu số phận. “Cảm hứng hào hùng và bi tráng khi nói về đất nước, nhân dân, về thế hệ trẻ trong chiến tranh đã nhường dần cho những cảm xúc đượm nỗi buồn, nỗi xót xa hay sự hoài nghi” [5, tr.287]. Sau chiến tranh, con người trở về với cuộc sống đời thường cũng có nghĩa là trở lại với các quan hệ thế sự trong cuộc sống thường nhật nhiều hơn bộn bề lo toan với những khát vọng về hạnh phúc và cả những trăn trở lựa chọn về cách sống.
Trải qua bao thời gian, chúng ta vẫn cảm nhận được sự thiêng liêng của Tổ quốc. Với hình tượng này, nhiều nhà thơ gây dựng tên tuổi của mình trên văn đàn
và cũng không ít các nhà nghiên cứu phải tốn nhiều công sức, giấy bút để cho ra những bài nghiên cứu có giá trị. Vậy có thể nói, Đất nước là những nốt nhạc rung động lòng người, được tỏa sáng dưới một cái nhìn mới mẻ đầy tính phát hiện; đồng thời đạt đến độ sâu suy tư của những giá trị vĩnh cửu làm nên những phẩm chất bền vững của dân tộc. Năm tháng sẽ đi qua, thời gian hiện tại sẽ là quá khứ nhưng nhiều tên sông, tên núi, tên làng, tên người… vẫn bất tử trong lòng mọi người Việt Nam yêu nước. Có thể nói trong giai đoạn này, lịch sử mà dân tộc mới trải qua vẫn là chủ đề chính của toàn bộ nền văn học nước nhà. Sau cuộc chiến thắng vĩ đại của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, các nhà văn mới có dịp được bộc lộ cảm xúc trọn vẹn của mình. Đó là cảm xúc lớn lao trước một dân tộc anh hùng. Đó cũng là những cảm xúc bi hùng trước những mất mát to lớn của dân tộc, của những người lính, của những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Và các nhà thơ nói về niềm tự hào và niềm vui chiến thắng, nhưng còn nói nhiều hơn về những gian lao, sự chịu đựng và hi sinh của nhân dân, của đồng đội để hôm nay dân tộc đến được cái đích cuối cùng của cả một hành trình dài dặc. Đất nước của nhân dân không chỉ hiện diện ở bề rộng của không gian địa lí, ở chiều dài của thời gian lịch sử mà còn ở thẳm sâu của tâm hồn, tầm cao của lí trí giống nòi, bề dày của văn hóa, phong tục. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và sau đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kì thì tư tưởng đất nước của nhân dân mới thực sự được nuôi dưỡng và trưởng thành. Điều đó đã trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm mọi biểu hiện tinh tế nhất của hình tượng đất nước, được cảm nhận một cách toàn diện, sâu sắc trên nhiều bình diện thì đó là một đóng góp đặc sắc của các nhà thơ kháng chiến mà ở những thời điểm lịch sử khác không dễ có lại.
Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
3.1. Tầm nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn
Văn học Việt Nam trong suốt 30 năm, từ 1945 - 1975 đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt, với những biến cố to lớn tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống dân tộc và số phận mỗi con người - đại diện cho giai cấp dân tộc thời đại và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng, đề cao cảm hứng anh hùng đó là những biểu hiện của tầm nhìn sử thi bao trùm cả nền văn học giai đoạn 1945 - 1975 và còn được tiếp tục trong văn học mười năm sau chiến tranh. Đây là thời kỳ mà cái riêng tư mất vị trí trong cảm quan thẩm mỹ, giai đoạn mà Chế Lan Viên gọi là “Những năm toàn đất nước có một tâm hồn, có chung khuôn mặt”, nhà thơ cũng nhìn Tổ quốc mình không phải bằng con mắt cá nhân mà bằng con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa” nghĩa là con mắt của lịch sử dân tộc.
Trong giai đoạn văn học này, tầm nhìn sử thi chi phối đến cả những bài thơ trữ tình ngắn, thậm chí nhiều bài thơ tứ tuyệt:
Chống gậy lên non xem trận địa Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy
(Hồ Chí Minh)
Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con người của dân tộc và nhân loại, với “trái tim vĩ đại” không phải “đập cho em” mà cho “lẽ phải trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người”:
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc loài người?
Còn Lê Anh Xuân thì hình dung anh giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất như một tượng đài hùng vĩ hiện lên trên cái nền bát ngát của không gian Tổ quốc và thời gian những thế kỷ. Người chiến sĩ ấy là ai? Không cần biết. Anh không để lại tên tuổi gì hết. Vì anh là biểu tượng của anh giải phóng quân, hơn nữa là “Dáng đứng Việt Nam” “tạc vào thế kỷ”: Anh là chiến sĩ Giải phóng quân / Tên anh đã thành tên đất nước / Ôi anh giải phóng quân! / Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân). Tầm nhìn sử thi thể hiện ở những bài thơ có tính chất khái quát, tổng hợp về đất nước hay một chặng đường lịch sử của dân tộc, cách mạng như: “Cách mạng tháng Tám” của Trần Dần, “Quang vinh Tổ quốc chúng ta”, “Bài ca mùa xuân 1961” của Tố Hữu, “Ở đâu, ở đâu? ở đất anh hùng” của Chế Lan Viên. Tầm nhìn sử thi ở giai đoạn thơ chống Mỹ là sự tiếp nối xu hướng đã được mở ra trong thơ giai đoạn 1945 - 1954, nhưng được gia tăng sức khái quát và chú trọng khắc họa tư thế, tầm vóc của đất nước, của cách mạng trong tương quan với thời đại và lịch sử. Tố Hữu tự hào hình dung tư thế của đất nước: Chào 61, đỉnh cao muôn trượng / Ta đứng dậy mắt nhìn bốn hướng / Trông lại ngàn xưa, trông tới mai sau / Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu (Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu).
Trong thơ kháng chiến, tầm nhìn sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách phát ngôn cho cả dân tộc, đất nước. Tầm nhìn sử thi tạo cho nhà thơ có chỗ đứng ở đỉnh cao của thời đại để bao quát cả thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, dân tộc và nhân loại, quá khứ và tương lai để mà phát hiện suy ngẫm, hình dung, dự đoán về mọi vấn đề hệ trọng lớn lao của vận mệnh đất nước, lịch sử dân tộc. Nhờ thế mà thơ kháng chiến đã có sự mở rộng rất đáng kể về không gian và thời gian được chiếm lĩnh trong thơ, nối liền quá khứ lịch sử với hiện tại và tương lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại: Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu /
Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều / Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng / Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng (Chào xuân 67 - Tố Hữu). Về hiện thực chiến tranh, có
thể nói hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tôi luyện con người Việt Nam thành những con người lí tưởng trong cuộc
sống. Sự lí tưởng ấy bao chứa và thống nhất trong cả tư tưởng lẫn hành động. Từ cái nhìn lí tưởng về con người trong chiến tranh - cái tầm nhìn chân chính đã khiến thơ ca nói chung đầy ắp không khí sử thi. Đó là những con người sống vì lí tưởng và sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng chung, lí tưởng cao cả:
Hãy về đi em người thiếu nữ Đi con đường chiến đấu dài lâu
Thế phải đứng anh đứng cho quân thù run sợ Không bao giờ còn gặp lại em đâu
(Bài ca chim chơ-rao - Thu Bồn)
Chung một lí tưởng, họ cùng chung một niềm vui trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh, bất kể họ là ai. Với Nguyễn Khoa Điềm thì đó là cái lí tưởng chung, bên cạnh lí tưởng báo động của tuổi trẻ miền Nam dồn hết ra mặt đường loan tin báo bão quét sạch quân thù: Nguyện làm người xung kích của quê hương /
Đây tiếng hát chúng con / Tiếng hát xuống đường (Mặt đường khát vọng - Nguyễn
Khoa Điềm). Khi nói về dân tộc, đất nước, nhà thơ thường sử dụng tầm nhìn sử thi với hai bình diện. Một mặt, đó là sự khẳng định, tự biểu hiện của cả cộng đồng dân tộc nhân dân; mặt khác, nhà thơ lại trong vai trò người chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, ngợi ca với tất cả sự cảm phục, thành kính và tự hào.
Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà