HỆ THỐNG TOÀN CẦU CỦA MỸ

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 1 (Trang 28 - 33)

Mặc dù vị thế vượt trội trên trường quốc tế của Mỹ đương nhiên có những điểm tương đồng với các hệ thống đế quốc trước đó, nhưng quan trọng hơn là những khác biệt. Chúng vượt qua cả những vấn đề về phạm vi lãnh thổ. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ được thể hiện thông qua một hệ thống phổ quát mang nét độc đáo riêng, phản ánh những kinh nghiệm xử lý nội bộ của Mỹ, mang tính xã hội và gắn với mô hình chính trị Mỹ.

Các đế chế trước đó được xây dựng nhờ vào tầng lớp quý tộc và về cơ bản, trong hầu hết các trường hợp đều được cai trị bằng chế độ độc tài hoặc chuyên chế. Phần lớn dân cư của các quốc gia đế quốc hoặc thờ ơ về mặt chính trị, hoặc bị tiêm nhiễm cảm xúc và biểu hiện đế quốc trong thời gian gần đây. Cuộc tìm kiếm vinh quang quốc gia, “gánh nặng của những người da trắng”, “sứ mệnh khai hóa”, chưa nói đến những cơ hội mang mục đích tư lợi - tất cả nhằm huy động sự ủng hộ cho các chuyến du hành của đế quốc và cơ bản là nhằm duy trì tháp phân cấp quyền lực đế quốc.

Thái độ của công chúng Mỹ đối với kế hoạch thiết lập quyền lực bên ngoài của Mỹ ngày càng mâu thuẫn. Công chúng ủng hộ Mỹ tham gia Thế chiến thứ hai phần lớn vì cú sốc sau vụ việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Việc Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Lạnh ban đầu được miễn cưỡng tán thành, cho đến khi xảy ra cuộc phong tỏa Berlin và tiếp đó là Chiến tranh Triều Tiên. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ trở thành cường quốc thế giới duy nhất, điều này không khiến dân chúng hài lòng mà lại nghiêng nhiều hơn về việc giới hạn trách nhiệm của Mỹ ở nước ngoài. Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành vào năm 1995 và 1996 cho thấy người Mỹ nói chung muốn “chia sẻ” sức mạnh toàn cầu với những nước khác, thay vì thể hiện tính độc quyền.

Vì những yếu tố nội bộ này, hệ thống toàn cầu của Mỹ nhấn mạnh phương thức kết nạp (như trong trường hợp của các đối thủ thua cuộc là Đức, Nhật Bản và gần đây là Nga) với phạm vi lớn hơn nhiều so với các hệ thống đế quốc trước đó. Nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào tầm ảnh hưởng gián tiếp lên các tầng lớp ưu tú của các nước lệ thuộc, khi đang thu được nhiều lợi ích từ những nguyên tắc và thiết chế hấp dẫn của nền dân chủ. Tất cả những điều đã nói ở trên được củng cố thông qua việc Mỹ thao

túng trên quy mô lớn nhưng không rõ ràng truyền thông toàn cầu, những trò giải trí thịnh hành và nền văn hóa đại chúng vượt trội của Mỹ cũng thông qua tầm ảnh hưởng rất rõ ràng của công nghệ tối tân và phạm vi quân sự toàn cầu của Mỹ.

Vượt trội về văn hóa là một khía cạnh bị đánh giá thấp của cường quốc toàn cầu Mỹ. Bất luận từng bị đánh giá thấp về mặt giá trị mỹ học, văn hóa đại chúng Mỹ luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ, đặc biệt là đối với giới trẻ thế giới. Sức hấp dẫn của nó có thể bắt nguồn từ lối sống hưởng thụ mà nó thể hiện, nhưng khả năng thu hút ở quy mô toàn cầu thì không ai có thể phủ nhận. Các chương trình truyền hình và phim ảnh Mỹ chiếm khoảng ba phần tư thị trường toàn cầu. Nhạc pop Mỹ cũng chiếm ưu thế không kém, trong khi những mốt nhất thời, thói quen ăn uống, và thậm chí quần áo của Mỹ cũng dần được bắt chước trên toàn thế giới. Ngôn ngữ của Internet là tiếng Anh và tỷ lệ cuộc trò chuyện quốc tế thông qua máy tính chiếm áp đảo cũng là Mỹ, tác động đến nội dung của cuộc hội thoại toàn cầu. Cuối cùng, Mỹ đã trở thành Mecca7 (nơi thu hút nhiều người đến) cho những người tìm kiếm nền giáo dục tiên tiến, với khoảng nửa triệu sinh viên nước ngoài đổ xô đến Hoa Kỳ, trong đó nhiều người không bao giờ trở về quê nhà nữa. Có thể tìm thấy sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Mỹ trong hầu hết các chính phủ trên mọi lục địa.

Phong cách của nhiều chính trị gia dân chủ nước ngoài dần dần cũng tương tự người Mỹ. Không chỉ mình John F. Kennedy nhìn thấy những kẻ bắt chước hăng hái ở nước ngoài, mà thậm chí gần đây hơn (và ít nổi tiếng hơn) các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ đã trở thành mục tiêu cho những nghiên cứu tỉ mỉ và mô phỏng về mặt chính trị. Các chính trị gia từ các nền văn hóa khác như Nhật Bản và Anh (ví dụ, thủ tướng Nhật Bản giữa những năm 1990, Ryutaro Hashimoto và thủ tướng Anh, Tony Blair - ghi là “Tony”, bắt chước “Jimmy” Carter, “Bill” Clinton hay “Bob” Dole) đều cảm thấy hoàn toàn phù hợp khi mô phỏng phong cách thân mật, giao tiếp bình dân và phương thức quan hệ công chúng của Bill Clinton.

Những tư tưởng dân chủ, gắn liền với truyền thống chính trị Mỹ, củng cố thêm những gì được cho là “Chủ nghĩa đế quốc văn hóa” Mỹ. Trong thời đại hình thái chế độ dân chủ lan rộng mạnh mẽ nhất, kinh nghiệm chính trị Mỹ có xu hướng trở thành tiêu chuẩn để noi theo. Sự lây

lan này nhấn mạnh trên toàn thế giới vai trò cốt lõi của Bản hiến pháp thành văn và luật pháp tối cao đối với lợi ích chính trị, bất kể trong thực tế bất công như thế nào, đã tận dụng được sức mạnh của chính thể hợp hiến Hoa Kỳ.

Sức hấp dẫn và tác động của hệ thống chính trị dân chủ Mỹ cũng gắn liền, với sự thu hút ngày càng tăng của mô hình kinh tế doanh nghiệp Mỹ, nhấn mạnh tự do thương mại toàn cầu và cạnh tranh không giới hạn. Khi hệ thống phúc lợi phương Tây, bao gồm cả sự nhấn mạnh của Đức về “đồng quản lý” giữa các doanh nghiệp và công đoàn, bắt đầu mất đi động lực kinh tế, nhiều người châu Âu đang lên tiếng cho rằng phải bắt chước nền kinh tế văn hóa mang tính cạnh tranh hơn và thậm chí tàn nhẫn hơn của Mỹ nếu châu Âu không muốn bị tụt lại phía sau. Ngay cả Nhật Bản, chủ nghĩa cá nhân hơn trong hoạt động kinh tế đang được công nhận là yếu tố đi đôi cần thiết đối với thành công kinh tế.

Do đó, Mỹ nhấn mạnh sự kết hợp dân chủ chính trị và phát triển kinh tế để truyền tải một thông điệp lý tưởng đơn giản thu hút nhiều người: theo đuổi thành công cá nhân, đề cao tính tự do khi tạo dựng sự giàu có. Kết quả pha trộn của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa cá nhân là một sự kết hợp hiệu quả. Tự làm cho bản thân sung túc là một quyền được Thiên chúa ban cho, đồng thời có thể giúp ích cho người khác bằng cách trở thành tấm gương và tạo dựng của cải. Nó là một học thuyết thu hút những con người năng động, tham vọng và thích sự cạnh tranh ở tầm cao.

Khi phong cách Mỹ dần được mô phỏng tràn ngập khắp thế giới, nó tạo nên một môi trường phù hợp hơn cho việc thực hiện quyền bá chủ gián tiếp và, dường như, có sự đồng thuận. Và như trong trường hợp của hệ thống đối nội Mỹ, quyền bá chủ đó liên quan đến mô hình phức tạp phối hợp chặt chẽ các cơ quan và các quy định với nhau, được phác thảo để tạo sự đồng thuận và che đậy sự bất đối xứng giữa quyền lực và tầm ảnh hưởng. Như vậy, quyền thống trị toàn cầu của Mỹ có được bệ đỡ là một hệ thống liên minh và hợp tác phức tạp trải dài trên toàn thế giới đúng theo nghĩa đen.

Một liên minh xuyên Đại Tây Dương, với hiện thân là NATO, liên kết những quốc gia giàu có và thế lực nhất từ châu Âu đến châu Mỹ, đưa Hoa Kỳ trở thành thành viên chủ chốt ngay cả trong các vấn đề nội bộ châu Âu.

Mối quan hệ chính trị và quân sự song phương với Nhật Bản đã liên kết nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á với Hoa Kỳ. Nhật Bản (ít nhất là trong thời điểm hiện tại) về cơ bản là một nước được Mỹ bảo hộ. Mỹ cũng tham gia vào các tổ chức đa phương xuyên Thái Bình Dương non trẻ như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), biến mình thành thành viên then chốt trong các vấn đề của khu vực này. Tây Bán cầu thường được bảo vệ trước những ảnh hưởng từ bên ngoài, cho phép Mỹ đóng vai trò trung tâm trong các tổ chức đa phương hiện có trên nửa bán cầu này. Việc bố trí an ninh đặc biệt ở Vịnh Ba Tư, nhất là sau nhiệm vụ trừng phạt ngắn ngủi chống lại Iraq năm 1991, đã khiến cho khu vực kinh tế quan trọng này trở thành khu vực phi quân sự của Mỹ. Ngay cả những vùng đất thuộc Liên Xô cũ cũng tràn ngập những thỏa thuận do Mỹ tài trợ nhằm hợp tác chặt chẽ hơn với NATO, chẳng hạn như Đối tác vì Hòa bình.

Ngoài ra, mạng lưới các tổ chức chuyên môn hóa toàn cầu cần được xem là một phần của hệ thống Mỹ, đặc biệt là các tổ chức tài chính “quốc tế”. Có thể nói Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) là đại diện cho lợi ích “toàn cầu”, và người tài trợ có thể được hiểu là toàn thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, những tổ chức như trên bị chi phối rất nhiều từ phía Mỹ, chúng bắt nguồn từ những khởi xướng của Mỹ, đặc biệt là Hội nghị Bretton Woods năm 1944.

Không giống các đế chế trước đó, hệ thống toàn cầu rộng lớn và phức tạp này không phải là một tháp phân cấp. Thay vào đó, Mỹ đóng vai trò trung tâm của vũ trụ hợp tác đan xen, trong đó quyền lực được thực thi thông qua thương lượng, đối thoại, phổ biến liên tục và tìm kiếm sự đồng thuận chính thức, mặc dù quyền lực đó xuất phát từ một một gốc duy nhất, là Washington, D.C. Đó là nơi trận đấu quyền lực diễn ra và chơi theo những luật của Mỹ. Có lẽ lời khen ngợi tốt nhất thế giới dành cho tiến trình dân chủ thống trị toàn cầu then chốt của Mỹ là mức độ mà bản thân các nước bên ngoài bị lôi kéo vào cuộc thương lượng chính trị nội bộ của Mỹ. Trong phạm vi có thể, nhiều chính phủ nước ngoài cố gắng vận động những người Mỹ có chung bản sắc dân tộc hoặc bản sắc tôn giáo với họ. Hầu hết các chính phủ nước ngoài cũng sử dụng những người vận động hành lang Mỹ để thúc đẩy cho trường hợp của họ, đặc biệt là trong Quốc hội, nhằm bổ sung khoảng một ngàn nhóm lợi ích đặc biệt nước ngoài đăng ký hoạt động tại thủ đô Mỹ. Các cộng đồng dân tộc Mỹ cũng cố gắng tác

động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong đó những nhóm vận động hành lang người Do Thái, Hy Lạp và Armenia nổi bật hơn cả, là những nhóm được tổ chức hiệu quả nhất.

Quyền lực tối cao của Mỹ đã tạo nên một trật tự quốc tế mới, không chỉ nhân rộng thêm mà còn đưa nhiều đặc trưng của chính hệ thống Mỹ vào nhiều nước khác. Các đặc trưng cơ bản của nó bao gồm:

Một hệ thống an ninh chung, bao gồm các lực lượng và chỉ thị hợp nhất (NATO, Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản, v.v.);

Hợp tác kinh tế khu vực (APEC, NAFTA) và các tổ chức hợp tác chuyên ngành toàn cầu (Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO));

Các thủ tục nhấn mạnh việc đưa ra quyết định đồng thuận, ngay cả khi bị Hoa Kỳ chi phối;

Sự ưu tiên dành cho thành viên dân chủ trong số các đồng minh then chốt;

Mô hình tư pháp và hiến pháp toàn cầu sơ khai (từ Tòa án Quốc tế đến một tòa án đặc biệt để xét xử Tội ác chiến tranh ở Bosnia).

Phần lớn hệ thống đó xuất hiện trong Chiến tranh Lạnh, là một phần nỗ lực của Mỹ để ngăn cản đối thủ toàn cầu của mình, Liên bang Xô Viết. Do đó, nó sẵn sàng để áp dụng cho toàn cầu, một khi đối thủ chùn bước và Mỹ sẽ trở thành cường quốc toàn cầu đầu tiên và duy nhất. Bản chất của nó được nhà khoa học chính trị G. John Ikenberry tóm lược:

Đó là bá quyền theo nghĩa tập trung xung quanh Hoa Kỳ và phản ánh cơ chế chính trị cùng các nguyên tắc tổ chức kiểu Mỹ. Đó là một trật tự tự do được hợp pháp hóa và được đánh dấu bằng các tác động qua lại. Người châu Âu [cũng có thể thêm vào người Nhật] có thể tái tổ chức và hợp nhất xã hội cùng nền kinh tế của mình theo hướng phù hợp với quyền bá chủ của Mỹ nhưng cũng tương thích với khả năng thử nghiệm hệ thống chính trị tự chủ và bán độc lập của riêng họ… Sự cải tiến của hệ thống phức tạp này được dùng để “khai hóa” các mối quan hệ giữa các nước lớn phương Tây. Đôi lúc đã có những xung đột căng thẳng giữa các quốc gia này, nhưng điều quan trọng là cuộc xung đột đó đã

được bao hàm trong một trật tự chính trị gắn kết chặt chẽ, ổn định và ngày càng rõ ràng… Nguy cơ chiến tranh bị loại bỏ.

Hiện tại, quyền bá chủ toàn cầu có một không hai của Mỹ không hề có đối thủ. Nhưng liệu nó vẫn sẽ tuyệt đối giữ được vị thế này trong những năm tới?8

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 1 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)