Kiến nghị về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyết định hành chính - Đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại Việt Nam (Trang 78 - 89)

Một là, nâng cao trách nhiệm, năng lục của chủ thể giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, trong đó những chủ thể có thẩm quyền trong các CQHCNN có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu CQHCNN. Nhưng với thực trạng hiện nay là việc giải quyết khiếu nại được thực hiện bởi bộ phận giúp việc, văn phòng hoặc cơ quan chuyên môn của các CQHCNN, sau đó trình quyết định giải quyết khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan - người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ký đã làm giảm trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động giải quyết khiếu nại. Cho nên, cần hoàn thiện chế độ công vụ để ràng buộc trách nhiệm của của chủ thể giải quyết khiếu nại trong công tác giải quyết khiếu nại. Do chủ thể giải quyết khiếu nại là người đứng đầu CQHCNN, trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động của CQHCNN nên phải gắn công tác giải quyết khiếu nại với công

tác quản lý, mỗi một QĐHC được ban hành đều phải được người đứng đầu cơ quan kiểm tra, xem xét đến tính hợp pháp, tính khả thi và khả năng giải quyết khiếu nại nếu có phát sinh việc khiếu nại, có như vậy người đứng đầu CQHCNN mới có ý thức trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cơ quan cũng như công tác giải quyết khiếu nại.

Bên cạnh đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, các chủ thể hỗ trợ công tác giải quyết khiếu nại cần phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật khiếu nại, học hỏi kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, rút kinh nghiệm qua từng vụ việc giải quyết khiếu nại, xác định được mục đích, ý nghĩa và vai trò của công tác KN và GQKN, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Có như vậy thì công tác giải quyết khiếu nại mới được thực hiện hiệu quả, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Hai là, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, lãnh đạo, giám sát hoạt động thụ lý và giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính

Để hoạt động thụ lý giải quyết khiếu nại các QĐHC được diễn ra hiệu quả thì cần có sự quản lý, kiểm tra của các CQHCNN cấp trên, cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, cũng như cần có sự lãnh đạo, giám sát của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Các CQHCNN cấp trên, cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp cần phải tăng cường công tác quản lý việc thụ lý và giải quyết khiếu nại, qua đó kiểm tra, xử lý những quyết định, hành vi sai phạm hoặc những cá nhân có quyết định, hành vi sai phạm trong giải quyết quyết khiếu nại của chủ thể giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường sự lãnh đạo, giám sát của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại trong thời gian tới, thông qua các biện pháp như: lãnh đạo chặt chẽ việc thi hành pháp luật về những lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại như lĩnh vực đất đai, thuế, xử lý vi phạm hành chính; để rồi nắm bắt, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước để hạn chế nguyên nhân phát sinh khiếu nại; bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực đảm nhận công tác thụ lý và giải quyết khiếu nại theo pháp luật

khiếu nại; xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức thụ lý, giải quyết khiếu nại là Đảng viên thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thụ lý và giải quyết khiếu nại.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật khiếu nại cho người dân

Với số lượng vụ đơn thư khiếu nại gửi đến các CQHCNN hàng năm rất lớn, nhưng các CQHCNN chỉ thụ lý và giải quyết khoảng một phần hai số đơn đó, số còn lại không được thụ lý là do nhiều nguyên nhân, như khiếu nại sai đối tượng khiếu nại, hết thời hiệu khiếu nại, khiếu nại không đúng thẩm quyền,... Nguyên nhân của tình trạng này là người dân chưa hiểu biết về những quy định của pháp luật khiếu nại, đặc biệt là những quy định về đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, hiểu biết kiến thức pháp luật khiếu nại cho người dân có vai trò hết sức quan trọng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật khiếu nại cho người dân cần được tiến hành sâu rộng đến từng địa phương, từng tổ chức, cá nhân, và có thể thực hiện qua các hình thức sau đây: Một là, qua các phương tiện truyền thông - thông tin đại chúng, như hệ thống loa phát thanh, bảng tin, bảng thông báo tuyên truyền, phổ biến pháp luật của từng xóm, làng, xã, tổ, khu phố,... Hai là, tổ chức các buổi tuyên truyền tư vấn pháp luật, bằng việc tổ chức các trò chơi lồng ghép tìm hiểu kiến thức pháp lý, giải đáp những thắc mắc, tư vấn về pháp luật khiếu nại sẽ giúp người dân có hiểu biết nhiều hơn về pháp luật khiếu nại. Ba là, tổ chức các lực lượng tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật khiếu nại đến từng hộ gia đình, trường học,... Ngoài ra, cần kết hợp công tác tiếp công dân với công tác tuyên truyền, giải thích, tư vấn pháp luật để người dân có hiểu biết hơn về pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại nói riêng.

đã có nhiều quy định hợp lý, nhưng qua thực trạng thực hiện, quy định của pháp luật pháp luật khiếu nại Việt Nam về quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại còn có nhiều bất cập, hạn chế như: pháp luật khiếu nại không quy định rõ tên gọi của các QĐHC là đối tượng khiếu nại; việc quy định về chủ thể ban hành QĐHC còn chưa rõ ràng, đầy đủ; chưa quy định rõ QĐHC mang tính cá biệt; chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về QĐHC mang tính nội bộ cũng như chưa công bố danh mục QĐHC mang tính chất bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao; chưa có quy định của pháp luật về căn cứ đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC bị khiếu nại; và một số quy định về QĐHC của pháp luật khiếu nại chưa đồng bộ với pháp luật tố tụng hành chính. Từ đó đưa ra những kiến nghị về mặt pháp lý cũng như thực tiễn để hoàn thiện quy định của pháp luật khiếu nại về quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Quyết định hành chính là một trong các loại đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại, việc xác định đúng quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại có vai trò rất quan trọng trong KN và GQKN. Do đó, việc hoàn thiện quy định về quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về KN và GQKN.

Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận của chúng tôi đã phân tích khái niệm, đặc điểm của đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại, phân tích khái niệm, đặc điểm của từng loại đối tượng khiếu nại, phân tích ý nghĩa của việc xác định quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại, và đặc biệt, chúng tôi đã có sự phân tích cụ thể quy định về quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật và những bất cập trong quy định của pháp luật về quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại, khóa luận đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý để hoàn thiện quy định về quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo quy định của pháp luật khiếu nại như: quy định về chủ thể ban hành quyết định hành chính - đối tượng khiếu nai theo pháp luật khiếu nại cần có sự sửa đổi cho phù hợp; phải có những quy định cụ thể để xác định rõ ràng đâu là QĐHC mang tính nội bộ và công bố danh mục QĐHC mang tính chất bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao; một số quy định của pháp luật khiếu nại về QĐHC cần được được đồng bộ, thống nhất với pháp luật tố tụng hành chính; pháp luật khiếu nại cần có quy định hướng dẫn về căn cứ đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC bị khiếu nại; pháp luật khiếu nại cần quy định rõ ràng tên gọi của các

QĐHC; cần hướng dẫn đầy đủ về QĐHC mang tính cá biệt; cần sớm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ban hành QĐHC. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đã đưa ra một số kiến nghị về mặt thực tiễn như: nâng cao trách nhiệm, năng lục của chủ thể giải quyết khiếu nại; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, lãnh đạo, giám sát hoạt động thụ lý và giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật khiếu nại cho người dân.

Với những kiến nghị này, chúng tôi mong muốn có thể góp phần công sức vào quá trình hoàn thiện quy định về quyết định hành chính - đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại nói riêng, pháp luật khiếu nại nói chung. Đồng thời, chúng tôi hi vọng những kiến nghị của chúng tôi sẽ góp phần tạo cơ chế thuận lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội, tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước và đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10

2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 3. Luật Khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 năm 1998

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 6. Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 năm 2011

7. Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 năm 2010 8. Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 năm 2015 9. Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 năm 2008 10. Luật đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013

11. Luật xử lý vi phạm hành chính số 13/2012/QH13 năm 2011

12. Nghị quyết 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, nố cáo trong lĩnh vực quản lý Nhà nước

13. Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991

14. Nghị định 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo

15. Nghị định 136/2006 ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo

16. Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

17. Nghị định 75/2011 ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại

18. Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính.

19. Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

20. Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

21. Báo cáo số 1198/BC-TTCP ngày 16/5/2012 của Thanh tra Chính phủ tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới

22. Thông cáo báo chí về kết quả chủ yếu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng nhiệm kỳ 2011-2016 ngày 07/01/2016 của Thanh tra chính phủ

II. SÁCH, GIÁO TRÌNH, LUẬN VĂN

23. Mạc Thị Thuỳ Duyên (2009),Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính (từ thực tiễn tại TP. Đà Nẵng)- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật

24. Bùi Thị Đào (2015), Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính,

Nxb. Chính trị Quốc gia

25. Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc

gia

26. Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân, Nxb Chính trị Quốc gia

27. Nguyễn Lân (2005),Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. TP HCM

28. Lý Hậu Hồng Lê (2012), Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh- Luận văn Thạc sỹ Luật học 29. Đinh Văn Minh (1999), Hỏi và đáp pháp luật khiếu nại, tố cáo, Nxb. Chính

trị Quốc gia

30. Đinh Văn Minh (2000), Tìm hiểu luật khiếu nại, tố cáo, Nxb. Chính trị

Quốc gia

31. Đinh Văn Minh (2015), Khiếu nại hành chính - Lịch sử phát triển và những vấn đề thực tiễn (So sánh với Pháp, Trung Quốc và một số nước trên thế giới),

Nxb. Hồng Đức

32. Dương Thị Kim Quyên (2013), Khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật

33. Thanh tra Chính phủ (2014),Hỏi đáp về pháp luật khiếu nại (Tài liệu tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn) 34. Phan Lê Hoàng Toàn (2013), Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức- Luận văn Thạc sỹ Luật học

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Công an nhân dân

36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Công an nhân dân

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Công an nhân dân

38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật hành chính Việt Nam,

Nxb Công an nhân dân

39. Trường Đai học Luật TP. Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng pháp luật về thanh tra và khiếu nại, tố cáo

40. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010),Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

41. Trường Đai học Luật TP. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam

42. Phạm Hồng Thái (chủ biên) (2001), Quyết định hành chính, hành vi hành chính - đối tượng xét xử của toà án, Nxb Đồng Nai

43. Phạm Hồng Thái (2001), Pháp luật về khiếu nại tố cáo, Nxb. Tổng hợp

Đồng Nai

44. Thanh tra nhà nước (1998), Những vấn đề cơ bản của Luật khiếu nại - tố

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyết định hành chính - Đối tượng khiếu nại theo pháp luật khiếu nại Việt Nam (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)