Bộ dịch chuyển theo nhịp

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều khiển điện khí nén (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 74 - 77)

b. Mạch điều khiển với rơle thời gian tác động muộn

6.4.6. Bộ dịch chuyển theo nhịp

- Cấu tạo khối của nhịp điều khiển gồm có 3 phần tử là: phần tử AND, phần tử nhớ và phần tử OR.

Hình 48 - Cấu tạo của bộ điều khiển theo nhịp.

- Nguyên tắc thực hiện của điều khiển theo nhịp là: các bước thực hiện lệnh xảy ra tuần tự. Có nghĩa là khi các lệnh trong nhịp một thực hiện xong, thì sẽ thông báo cho nhịp tiếp theo, đồng thời sẽ xóa lệnh nhịp thực hiện trước đó. Tín hiệu vào Yn tác động (ví dụ: tín hiệu khởi động), tín hiệu điều khiển A1 có giá trị L. Đồng thời sẽ tác động vào nhịp trước đó Zn-1 để xóa lệnh thực hiện trước đó. Đồng thời sẽ chuẩn bị cho nhịp tiếp theo cùng với tín hiệu vào X1 (hình MĐ15-06-49). như vậy, khối của nhịp điều khiển gồm các chức năng:

+ Chuẩn bị cho nhịp tiếp theo. + Xoá lệnh của nhịp trước đó.

+ Thực hiện lệnh của tín hiệu điều khiển.

123

Biểu diễn đơn giản của chuỗi điều khiển theo nhịp:

Hình 50 - Biểu diễn đơn giản chuỗi điều khiển theo nhịp.

Trong thực tế có 3 loại khối điều khiển theo nhịp:

- Loại ký hiệu TAA (hình 51): khi cổng Yn có giá trị L, van đảo chiều đổi vị trí:

* Tín hiệu ở cổng A có giá trị L.

* Chuẩn bị cho nhịp tiếp theo bằng phần tử AND của tín hiệu X. * Đèn tín hiệu sáng.

* Phần tử nhớ của nhịp trước đó trở về vị trí RESET.

Hình 51 - Bộ điều khiển loại TAA.

- Loại ký hiệu TAB (hình 52): Loại này thường được bố trí ở vị trí cuối cùng trong chuỗi điều khiển theo nhịp. Ngược lại với kiểu TAA, kiểu TAB có phần tử OR nối với cổng Yn. Khi cổng L có khí nén, thì toàn bộ các khối của chuỗi điều khiển (trừ khối cuối cùng) sẽ trở về vị trí ban đầu. Như vậy, khối kiểu TAB có chức

124

năng như là điều kiện để chuẩn bị khởi động của mạch điều khiển. Khối kiểu TAB cũng có chức năng tương tự như khối kiểu TAA. Đó là: khi cổng Yn có giá trị L, van đảo chiều (phần tử nhớ) đổi vị trí:

* Tín hiệu ở cổng A có giá trị L.

* Chuẩn bị cho nhịp tiếp theo bằng phần tử AND của tín hiệu ở cổng X. * Đèn tín hiệu sáng.

* Phần tử nhớ của nhịp trước đó trở về vị trí RESET.

Hình 52 - Bộ điều khiển loại TAB.

- Loại ký hiệu TAC (hình 53): Loại tín hiệu không có phần tử nhớ và phần tử OR. Như vậy, loại TAC có chức năng là trong nhịp điều khiển tiếp theo, khi tín hiệu của nhịp trước đó vẫn còn giá trị L. thì đèn tín hiệu vẫn còn sáng ở nhịp tiếp theo.

125

Chuỗi điều khiển với nhịp 4 khối: 3 khối kiểu TAA và 1 khối kiểu TAB biểu diễn ở trên hình 54:

Hình 54 - Chuỗi điều khiển theo nhịp gồm 3 khối TAA và 1 khối TAB.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều khiển điện khí nén (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)