N Khái niệm: Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay, trong đó xây dựng các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, theo một trật tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau.
Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12
hoặc các vấn đề có tính nguyên tắc trong khởi tạo, phán quyết tín dụng và QLRRTD. Để thực hiện QLRRTD tốt nhất, quy trình cho vay cũng phải tách biệt rõ ràng giữa các chức năng khởi tạo, phán quyết tín dụng, QLRR và tác nghiệp.
1.2.4.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng
N Khái niệm: Hệ thống XHTD là hệ thống bao gồm bộ các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, các thông tin định lượng và định tính liên quan tới khách hàng. Thông qua việc chấm điểm theo hệ thống này, TCTD sẽ xếp hạng được các khách hàng có quan hệ tín dụng với mình để có các biện pháp QLRRTD hợp lý. Hệ thống XHTD ứng dụng khoa học kỹ thuật để giải quyết nhanh chóng việc XHTD khách hàng; được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của quy trình cho vay như: đánh giá nhu cầu vay vốn, quản lý khoản vay, quản lý danh mục tín dụng của ngân hang...
N Mô tả phương pháp XHTD: Hệ thống XHTD sử dụng phương pháp chấm điểm, phân theo các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, kết hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê để XHTD. Tương ứng với mỗi loại khách hàng, phương pháp chấm điểm tín dụng có những điểm khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình.
1.2.4.2. Các yếu tố dự đoán chất lượng tín dụng
Hệ thống XHTD căn cứ chủ yếu vào các thông tin hiện tại và quá khứ của khách hàng. Song thực tế, khả năng trả nợ của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố hiện tại mà còn phụ thuộc vào các yếu tố trong tương lai. Do đó, để hạn chế thấp nhất RRTD, các nhà quản trị còn sử dụng hệ thống các yếu tố dự đoán RRTD. Các yếu tố này thông thường gồm: ngành nghề kinh doanh, tình trạng tài sản, mức XHTD hiện tại, triển vọng hoạt động kinh doanh của khách hàng. Kết
Nhóm nợ Dự phòng cụ thể Dự phòng chung
Khóa luận tốt nghiệp 32 Học viện Ngân hàng
quả chấm điểm các yếu tố dự đoán chất lượng tín dụng sẽ giúp ngân hàng quyết định quy mô, kỳ hạn tín dụng phù hợp với từng khách hàng.
1.2.4.2. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro P Phân loại nợ
Phân loại nợ là việc xác định và phân nhóm các khoản nợ của khách hàng (gốc và lãi) vào các nhóm nợ tương ứng với từng mức RRTD. Việc phân loại nợ chính xác là cơ sở để xác định chất lượng tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng xác định chính xác DPRR phải trích lập. Kết quả của phân loại nợ được ví như một bức tranh tổng thể về chất lượng tín dụng của ngân hàng và hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị điều hành trong việc hoạch định, xây dựng CSTD và QLRRTD phù hợp. Với kết quả nghiên cứu thông lệ trên thế giới, để giảm thiểu sự khác biệt, ngày 21/01/2013 vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại nợ và tiêu chuẩn trích lập dự phòng. Thông tư này sẽ thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 780/QĐ- NHNN đang áp dụng và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/06/2013.
P Trích lập DPRR
DPRRTD được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt (non cash), được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng. DPRR gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng chung (General provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Công thức tính: Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo).
Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12
Khóa luận tốt nghiệp 33 Học viện Ngân hàng
Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được NHNN quy định theo từng thời kỳ.
Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) 0%
0,75% Nợ cần chú ý (Special mentioned) 5%
Nợ dưới tiêu chuẩn ( Sub-standard) 20%
Nợ nghi ngờ ( Doubtful) 50%
Theo khoản 3 điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN, chính sách DPRR tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau để đảm bảo an toàn trong QLRRTD:
Phù hợp với quy định pháp luật về chế độ kế toán, tài chính, báo cáo, thống kê; Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý dư nợ cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng theo quy định;
Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;
Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng DPRR để xử lý RRTD;
Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định.
1.2.4.3. Xử lý nợ vay có vấn đề và xử lý tổn thất trong hoạt động tín dụng
Xử lý nợ xấu là việc ngân hàng sử dụng đồng thời các biện pháp để thu hồi hoặc làm giảm số lượng các khoản nợ xấu. Xử lý nợ xấu không những góp phần hạn chế RRTD, mà còn giúp giải phóng các khoản nợ đọng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, lành mạnh hóa môi trường tín dụng và nâng cao năng lực tài chính của NHTM. Có nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu, tùy theo tính chất, đặc điểm của từng khoản nợ. Các biện pháp này gồm:
Khóa luận tốt nghiệp 34 Học viện Ngân hàng
Cơ cấu lại khoản nợ: Cơ cấu lại khoản nợ là việc TCTD chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn khoản nợ hoặc chuyển nợ quá hạn cho khách hàng do TCTD đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng, nhưng TCTD có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
Yêu cầu trả nợ (biện pháp thu nợ): Ngân hàng tiến hành rà soát các khoản nợ xấu trên nguyên tắc có nguồn thu chắc chắn trong thời gian ngắn. Biện pháp thuyết phục khách hàng trả nợ thường dẫn đến việc thương lượng lại thời hạn, các điều kiện cho vay hoặc thương lượng thanh toán thông qua việc bán tài sản thế chấp.
Phát mại tài sản đảm bảo hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến các tài sản khác.
Chuyển đổi khoản nợ của khách hàng thành vốn cổ phần đối với các khách hàng là Công ty Cổ phần. Việc chuyển đổi thành vốn cổ phần sẽ giúp ngân hàng tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, thực hiện các giải pháp khôi phục, phát triển, thu được lợi nhuận.
Bán nợ: (i)Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ thích hợp; (ii)Bán cho các tổ chức chức năng mua bán nợ của Chính phủ hoặc các NHTM; (iii)Uỷ thác cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mỗi NHTM; (iv)Bán qua tư vấn của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mỗi NHTM hoặc trên thị trường.
Xử lý bằng quỹ DPRR: Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng cho vay hạch toán chuyển những khoản rủi ro từ nội bảng ra ngoại bảng và sử dụng quỹ DPRR đã được trích lập trước đó để xử lý những khoản nợ ngoại bảng này.
Điểm quan trọng nhất trong việc lựa chọn phương án, biện pháp xử lý nợ xấu là phát hiện và hành động kịp thời. Điều này chỉ có thể được thực hiện nếu có sự cảnh báo đủ sớm về những khoản vay cần được giám sát cẩn thận hơn thông qua hệ thống tính điểm tín dụng và các yếu tố dự báo RRTD. Ngân hàng cần có những tiêu chí rõ ràng để chuyển các khoản nằm trong “danh sách giám sát” của Hệ thống cảnh báo sớm từ CBTD sang bộ phận xử lý nợ xấu như: số tháng khoản nợ đó nằm trong “danh sách giám sát”, những khoản vay giữ nguyên giá trị và quá hạn hơn 90 ngày và những khoản vay của các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế gặp khó khăn.
Khóa luận tốt nghiệp 35 Học viện Ngân hàng
1.3. Kinh nghiệm Quản lý rủi ro tín dụng tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng tại Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm Quản lý rủi ro tín dụng tại Thái Lan
Hệ thống ngân hàng Thái Lan đã có bề dày lịch sử hoạt động hàng trăm năm, nhưng đứng trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vào năm 1997-1998 vẫn
bị chao đảo, các khoản vay khó đòi chiếm tỷ lệ cao, gần 36% trong tổng dư nợ tại Thái Lan, là một tỷ lệ đáng báo động. Trước tình hình đó buộc các NHTM Thái Lan xem lại chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro... và thực hiện những thay đổi căn bản sau:
Thứ nhất, mô hình tổ chức của hoạt động tín dụng được tách bạch, phân
công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các Ngân hàng Bangkok Bank và Siam Comercial Bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikarn Bank lại được tổng kết như sau: Tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng.
Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng dẫn tới hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997 - 1998). Vì thế, hiện nay, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng trong quy trình cho vay mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: Tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay...
Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho
vay, điển hình cho hình thức này là Siam city Bank hay Kasikorn Bank.
Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định theo
mức tăng dần: Mức phán quyết của một người, một nhóm người hay của hội đồng quản trị. Ví dụ: > 10 triệu Bath thì 1 người chịu trách nhiệm; > 100 triệu Bath thì phải qua 2 người chịu trách nhiệm; > 3 tỷ Baht phải do Hội đồng quản trị quy định.
Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc
kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Khóa luận tốt nghiệp 36 Học viện Ngân hàng
Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay của các ngân hàng Thái Lan sau khủng hoảng tài chính tiền tệ
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm của Thái Lan trong QLRRTD, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động này cho các NHTM Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, mô hình tổ chức của hoạt động tín dụng được tách bạch, phân
công rõ chức năng các bộ phận, tuân thủ các khâu trong quy trình tín dụng.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay,
tuân thủ qui định phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng.
Thứ ba, tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp khoản tín
dụng
mới, trong đó nội dung quan trọng là đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.
Thứ tư, xây dựng chính sách và quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường
kiểm soát và hạn chế rủi ro trong cho vay. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ rủi ro trong hoạt động tín dụng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ở từng khoản tín dụng cũng như cấp độ quản lý danh mục.
Thứ năm, xây dựng mô hình xếp loại khách hàng chi tiết, cụ thể, giúp các
ngân hàng đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH
1.1. Tổng quan về NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành
1.1.1. Giới thiệu về NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Hà Thành
Chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hà Thành được thành lập theo quyết định số 3176/QĐ-HĐQT ngày 01/09/2003 của Hội đồng Quản trị, là chi nhánh cấp I, thành viên thứ 76 thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương hoạt động vào ngày 16/09/2003, trụ sở ban đầu đặt tại 34 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khóa luận tốt nghiệp 37 Học viện Ngân hàng
Thứ sáu, giám sát các khoản vay bằng cách thu thập thông tin về khách
hàng. Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ, định kỳ rà soát, quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống.
Thứ bảy, có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để ban lãnh đạo có
thể đo lường RRTD phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể nhận dạng các RRTD do tập trung vào một ngành, một lĩnh vực và một đối tượng nhất định.
Thứ tám, có hệ thống cảnh báo sớm đối với khoản tín dụng có nguy cơ giảm
giá và có vấn đề, quản lý khoản cho vay có vấn đề và các tình huống xử lý tương tự.
Thứ chín, gia tăng tài sản bảo đảm tiền vay bằng nhiều hình thức để kiểm
soát dòng vốn tín dụng quay về và đảm bảo có nguồn thứ cấp thu hồi nợ.
Thứ mười, thực hiện trích đủ DPRR để xử lý các khoản nợ không có khả
năng thu hồi, nhằm lành mạnh hoá tài chính ngân hàng.