Về tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lí rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 375 (Trang 85)

N CSTD phù hợp với mục tiêu của Chi nhánh

Có thể thấy rằng, chất lượng QLRRTD thể hiện ở sự đáp ứng với những yêu cầu của CSTD ở mức cao nhất và ngược lại. Ở đây, sự phù hợp của CSTD không chỉ thể hiện ở sự nhất quán với tình hình ngân hàng mà còn thể hiện ở tính kịp thời khi ngày 11/11/2011, BIDV đã ban hành quyết định số 1138/QĐ-HĐQT về CSTD đối với khách hàng doanh nghiệp. Quyết định này được toàn bộ các cán bộ liên quan đến

Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12

lý tín dụng, CSTD, Quy chế cho vay đối với khách hàng, Bảo đảm tiền vay...

N Cơ chế quản lý đáp ứng được yêu cầu QLRR chặt chẽ và toàn diện

BIDV Hà Thành đã có sự thay đổi mô hình QLRRTD: tách bạch chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và từng khâu trong quy trình tín dụng đối với khách hàng. Cụ thể, phân tách được 3 bộ phận front office, middle office và back office thông qua việc thành lập bộ phận QHKH, bộ phận QLRRTD, bộ phận Quản trị tín dụng trên cơ sở đó đã tách bạch được 3 chức năng đề xuất, phê duyệt/QLRR, tác nghiệp (giải ngân). Như vậy, chi nhánh đã thực hiện được nguyên tắc độc lập, khách quan trong phán quyết cho vay đối với khách hàng.

N Quy trình tín dụng tiệm cận chuẩn quốc tế, đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan

Với quy trình cấp tín dụng được xây dựng theo khuyến nghị của các chuyên gia thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới (thuộc dự án TA2 - Technical Assistant 2) và áp dụng tại BIDV Hà Thành từ tháng 10/2008, hoạt động QLRRTD của Chi nhánh đã đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ qua từng khâu, từ tiếp xúc khách hàng đến thẩm định, đánh giá khoản vay, đưa ra phán quyết tín dụng đến khi giải ngân và thu nợ. Đồng thời xác định rõ công việc của từng người, từng bộ phận cũng như trách nhiệm của từng người, bộ phận thực hiện công việc, qua đó giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Một điểm mới được đưa ra trong việc phán quyết tín dụng là các khoản vay vượt hạn mức Chi nhánh sẽ được chuyển lên Ban QLRRTD tại Hội sở chính để thẩm định mà không qua phòng QLRR tại Chi nhánh nữa.

N Hệ thống kiểm tra, kiểm soát và giám sát rủi ro đã được cải tiến

BIDV Hà Thành đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát rủi ro theo hệ thống văn bản chế độ phục vụ cho công tác cho vay thống nhất trong toàn hệ thống BIDV, tuân thủ giới hạn tín dụng đối với Chi nhánh, xác định cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, theo thời gian.

N Hệ thống XHTD nội bộ hướng tới chuẩn quốc tế.

Hệ thống XHTD nội bộ này được xây dựng với sự tư vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Earn&Young Việt Nam và được đánh giá là tiến gần với thông lệ quốc tế. Đây là tiền đề để BIDV hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Hệ thống XHTD nội bộ góp phần đánh giá đúng giá trị phần tài sản tín dụng của BIDV khi thực hiện cổ phần hoá, trợ giúp cho BIDV trong việc quản lý khách hàng, kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng. Ngoài ra hệ thống này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay. Hệ thống XHTDNB giúp thực hiện phân loại nợ triệt để và phản ánh được mức độ rủi ro của khách hàng, đúng chất lượng tín dụng đã góp phần lành mạnh hoá tài chính, làm cơ sở cho trích DPRR và xử lý nợ xấu đạt được kết quả khả quan. Hệ thống XHTD mà BIDV Hà Thành đang áp dụng về cơ bản đã đạt được những yêu cầu mang tính nguyên tắc theo thông lệ quốc tế và bước đầu đã phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu RRTD cho BIDV Hà Thành.

2.4.1. Những tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế

N Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của BIDV Hà Thành vẫn còn cao

- Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể vào năm 2011 nhưng lại tăng vào năm 2012 và vẫn ở mức cao so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

- Năm 2011, nợ xấu giảm có thể không phải do chất lượng tín dụng của BIDV Hà Thành được cải thiện mà do ngân hàng đã sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu ra ngoại bảng, biện pháp này đã làm giảm đáng kể dư nợ xấu, tính đến 31/12/2011 đã làm giảm hơn 10,7 tỷ đồng dư nợ xấu.

- Nợ nhóm 2 cũng ở mức cao. Đây là nhóm nợ dễ có nguy cơ phát sinh nợ xấu trong tương lai và để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, BIDV Hà Thành cần thiết phải kiểm soát cả nợ nhóm 2, duy trì ở mức dưới 12% theo khuyến nghị của Moody’s - tổ chức xếp hạng rủi ro đối với các TCTD trên thế giới.

Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12

N Chưa xây dựng được mô hình đo lường RRTD theo chuẩn

Hầu như các ngân hàng ở các nước phát triển đều áp dụng những mô hình đo

lường RRTD dựa trên khung VAR khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng, cụ thể dựa trên 4 nhóm mô hình chính sau: Credit Metrics của JP

Khóa luận tốt nghiệp 68 Học viện Ngân hàng

N CSTD chưa được xây dựng trong dài hạn

BIDV mới chỉ xây dựng được CSTD hàng năm, tuy nhiên hiện nay chưa có một đơn vị cụ thể nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh các định hướng lớn dài hạn trong CSTD, cũng như chưa có đủ các công cụ để phân tích, đánh giá toàn bộ hoạt động tín dụng cũng như sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực nói riêng, của nền kinh tế nói chung dẫn đến một số chỉ tiêu đưa ra trong CSTD còn chưa phù hợp. Chưa đề cập hết các đối tượng, các trường hợp đặc thù về khách hàng, khoản vay, môi trường luật pháp, môi trường kinh tế trong CSTD.

N Hệ thống XHTD nội bộ còn một số điểm bất cập

Chưa có quy định về các chức năng kiểm soát lại tính chính xác của thông tin nhập vào chương trình. Trong khi đó, nguồn thông tin đầu vào còn hạn chế, phụ thuộc vào sự trung thực của khách hàng do thông tin phục vụ xếp hạng doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành chủ yếu lấy từ nguồn báo cáo do khách hàng cung cấp kết hợp với phỏng vấn và tiếp xúc trực tiếp. Một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính. Tình trạng 1 doanh nghiệp tồn tại song song nhiều hệ thống báo cáo là phổ biến. Chưa xây dựng được hệ thống các yếu tố dự báo và cảnh báo sớm RRTD.

Ngành nghề theo Hệ thống XHTDNB hiện tại chưa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà BIDV đang quan hệ tín dụng.

Một số chỉ tiêu phi tài chính chưa phù hợp với thực tế. Cụ thể, bộ chỉ tiêu đánh giá hiện được áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa phù hợp và phản ánh không chính xác thực trạng doanh nghiệp. Bởi vì giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có sự khác biệt rất lớn về lịch sử hoạt

động của doanh nghiệp, quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu, lao động...

Ngân hàng chưa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời. riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chưa phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

Các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp mới thành lập báo cáo tài chính chưa đủ 2 năm không đủ điều kiện XHTDNB và được phân loại theo tuổi nợ gây bị động cho ngân hàng trong việc xác định mức rủi ro.

Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12

Morgan, Portfolio Manager của KMV, Credit Risk+ của Credit Suisse và Credit Portfolio View của McKinsey.

Hiện nay, BIDV Hà Thành vẫn chưa áp dụng các mô hình lượng hóa RRTD, thực chất là các mô hình xác định vốn kinh tế dựa vào khung VAR mà mới chỉ tính toán các chỉ tiêu nợ xấu, nợ nhóm 2 và sử dụng mô hình chấm điểm XHTD để QLRRTD. Điều này làm hạn chế phần nào việc tính toán số vốn ngân hàng cần nắm giữ để chống đỡ rủi ro, đặc biệt là phần tổn thất ngoài dự tính.

N Khả năng ứng dụng công nghệ; cập nhật phương pháp, công cụ mới vào hoạt động QLRRTD chưa thực sự tốt

- Phần mềm quản lý thông tin tín dụng vẫn còn một số tồn tại như thông tin chưa được cập nhật, chất lượng thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác tín dụng.

- Chưa áp dụng phương pháp quản lý thu nhập - chi phí theo sản phẩm, theo khách hàng, theo từng CBTD nên chưa thống kê chính xác hiệu quả của sản phẩm.

- Thiếu công cụ quản lý giới hạn cho vay theo ngành nghề kinh tế.

- Chưa có mô hình đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng, hệ thống cảnh báo RRTD trong tương lai.

N Việc trích lập DPRR vẫn tồn tại một số hạn chế

Do còn bất cập trong xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp theo thị trường nên trích lập DPRR có một số tồn tại.

Cụ thể, trong việc đánh giá lại giá trị các tài sản thế chấp: BIDV Hà Thành đã hướng dẫn cách xác định giá trị tài sản thế chấp theo thị trường, nhưng công việc này cần có thời gian và tính chuyên nghiệp trong xử lý thông tin. Đồng thời do thị trường bất động sản còn thiếu minh bạch, chưa có cơ sở dữ liệu về giá nhà đất, máy móc thiết bị... nên việc đánh giá tài sản thế chấp tại BIDV Hà Thành phần nào vẫn mang yếu tố chủ quan.

Khóa luận tốt nghiệp 70 Học viện Ngân hàng

N Hệ thống văn bản, chế độ kiểm soát tín dụng vẫn còn chồng chéo, chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc thực hiện.

Quy trình cho vay và mô hình tổ chức QLRRTD được xây dựng lại theo yêu cầu của đề án tái cơ cấu, nhưng việc xây dựng lại vẫn còn một số điểm chưa phù hợp, đặc biệt là việc quản lý dư nợ của một số khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh trong hệ thống BIDV.

Chưa đủ điều kiện để xây dựng được quy trình cho vay đối với từng sản phẩm, từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng có nhu cầu hiện tại rất cấp thiết như: Doanh nghiệp trong khu chế xuất, Doanh nghiệp xuất nhập khẩu...

2.4.2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

N Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin còn nghèo nàn

Thông tin hiện nay chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: do khách hàng cung cấp và lấy từ CIC (trung tâm thông tin tín dụng). Tuy nhiên thông tin mà khách hàng cung cấp còn thiếu tính trung thực, chính xác. Trong khi đó, các ngân hàng lại chưa có sự hợp tác tích cực với CIC, nguyên nhân chủ yếu do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh nên chất lượng thông tin từ trung tâm không cao.

Kho cơ sở dữ liệu về khách hàng vay vốn chưa đầy đủ, chính xác và chưa được lưu trữ trong thời gian dài nên chưa tổ chức nghiên cứu, xây dựng được một CSTD dài hạn để định hướng phát triển tín dụng.

N Thiếu công cụ đo lường rủi ro, khả năng phân tích RRTD còn yếu

Các công cụ đo lường rủi ro còn khá nghèo nàn và thiếu tính đồng bộ. Hệ thống XHTDNB là công cụ duy nhất để BIDV đánh giá rủi ro của khách hàng, trong khi BIDV là ngân hàng Việt Nam tiên phong trong việc xây dựng Hệ thống XHTDNB nên không có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác.

Do hệ thống các công cụ phân tích, khả năng dự báo của BIDV còn hạn chế do đó chưa thực hiện được quản lý dòng tiền của khách hàng.

Phòng QHKH thực hiện chức năng nghiên cứu, thu thập, xây dựng thông tin dự báo, định hướng, thông tin ngành. tuy nhiên do cán bộ còn hạn chế về kinh

N Thông tin về phát triển kinh tế vĩ mô; ngành, vùng kinh tế còn thiếu thốn

Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây

dựng hạ tầng.. .có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên việc những thông tin này thường không được công bố chi tiết, do

Khóa luận tốt nghiệp 71 Học viện Ngân hàng

nghiệm, đồng thời, chưa được đầu tư về công cụ, phương tiện nên chức năng này chưa được thực hiện có hiệu quả.

Do khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, đồng thời Việt Nam lại chưa có các hệ thống các chỉ tiêu trung bình của từng ngành, nên BIDV chưa có cơ sở để phân tích, so sánh, không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng. Đây chính là một trong những nguyên nhân, BIDV chưa xây dựng được một CSTD dài hạn, hiệu quả.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy được hết hiệu quả

Chưa giải quyết triệt để các sai sót trong tuân thủ quy trình nghiệp vụ tín dụng. Bộ máy kiểm tra nội bộ không trực thuộc BIDV Hà Thành mà được cải cách trực thuộc Tổng giám đốc, khiến việc kiểm soát thiếu tính kịp thời.

Mặc dù đã có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ QHKH, QLRRTD... đối với kết quả, chất lượng tín dụng nhưng do các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm nên trách nhiệm của cán bộ trong công việc còn chưa cao.

Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế

Chất lượng cán bộ còn hạn chế do ít kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống, theo thói quen, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức trách nhiệm quyền hạn chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh; thực hiện soạn thảo, thiết kế chính sách văn bản chế độ còn yếu.

Thiếu các cán bộ am hiểu, có kinh nghiệm ứng dụng có kỹ thuật, mô hình QLRR vào hoạt động QLRRTD ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan

Doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính, khách hàng cá nhân che giấu thông tin

Báo cáo tài chính có chất lượng kém, không phản ánh đúng thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc phân tích, đánh giá thực trạng, làm tốn thời gian thẩm định lại.

Doanh nghiệp còn chưa chủ động trong việc thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính.

Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.

Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12

vậy ngân hàng khó dự đoán chính xác được ảnh hưởng của các sự kiện đó đối với hoạt động của khách hàng.

N Sự thay đổi liên tục trong chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước

Sự thay đổi trong các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức kinh tế, cá nhân. Sự thay đổi này không được thông báo trước để

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lí rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 375 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w