2.3.4.1. Quy trình tín dụng
Từ tháng 10/2008, hoạt động tín dụng của BIDV được chuyển sang thực hiện theo mô hình và quy trình cấp tín dụng mới theo khuyến nghị của các chuyên gia thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới (thuộc dự án TA2 - Technical Assistant 2). Quy trình tín dụng đảm bảo tách bạch rõ ràng trách nhiệm của các bộ phận tham gia từ khâu đề xuất tín dụng, rà soát rủi ro, phê duyệt tín dụng đến khâu quản trị tín dụng theo đúng khuyến nghị của tư vấn quốc tế và yêu cầu quản lý của BIDV và quy định của NHNN. Cụ thể, lưu đồ quy trình được quy định rõ khi áp dụng cho phòng giao dịch, chi nhánh hay Hội sở chính. (Phụ lục 4)
2.3.4.2. Hệ thống chính sách tín dụng
Các định hướng CSTD của BIDV bao gồm chính sách khách hàng, giới hạn tín dụng toàn ngành và một số ngành kinh tế, định hướng đầu tư vùng, chênh lệch
Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12
ngành, cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn, dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo.
Các Chi nhánh sẽ xây dựng kế hoạch để gửi Hội sở chính (HSC), sau đó HSC căn cứ một phần vào kế hoạch này, một phần trên cơ sở thực trạng tín dụng và tình hình kinh tế trên địa bàn hoạt động của mỗi chi nhánh để giao một số giới hạn an toàn chính cơ bản như: tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra HSC có thể đưa ra thêm những giới hạn cụ thể khác cho Chi nhánh như giới hạn về dư nợ cho vay ngoại tệ (trong giai đoạn khan hiếm ngoại tệ), giới hạn về dư nợ trên số vốn huy động (trong giai đoạn khan hiếm vốn), hoặc giới hạn dư nợ đối với từng lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán.
Về cơ bản, các căn cứ để xác định những giới hạn an toàn trên bao gồm: định hướng, CSTD của BIDV; hiệu quả tín dụng; chất lượng hoạt động tín dụng; quy mô dư nợ; hiệu quả, năng lực điều hành. Tùy theo từng thời kỳ, những căn cứ trên sẽ được thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế và quy định của pháp luật (văn bản chỉ đạo của NNNN, của Chính phủ hay Bộ ngành có liên quan).
Tuy nhiên không phải tất cả các chỉ tiêu Chi nhánh đều phải xây dựng kế hoạch để gửi HSC. Các chi nhánh có thể tự đặt ra chỉ tiêu dư nợ tối đa hay dư nợ trung dài hạn, nợ nhóm 2/tổng dư nợ, dư nợ ngoài quốc doanh, dư nợ có tài sản đảm bảo. Những chỉ tiêu trên được xây dựng trên cơ sở kế hoạch, báo cáo khả năng thực hiện của các phòng QHKH (cơ cấu khách hàng hiện tại, khả năng phát triển dư nợ, lĩnh vực ngành nghề mở rộng, thu hồi nợ xấu.) và chủ trương, CSTD trong giai đoạn đó của BIDV HSC. Ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ đưa ra các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này có thể cao, thấp hơn kế hoạch của các phòng tùy vào đường lối phát triển, khẩu vị rủi ro của Ban lãnh đạo.
Tại BIDV Hà Thành, các giới hạn an toàn được xác định theo từng năm để phù hợp với tình hình thị trường và những diễn biến khó lường của nền kinh tế.
Các giới hạn an toàn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ tín dụng cuối kì 3150 3800 3900
Dư nợ trung dài hạn cuối kì 929 801,8 863
Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12
Khóa luận tốt nghiệp 57 Học viện Ngân hàng
Bảng 2.8. Giới hạn an toàn của BIDVHà Thành từ năm 2010 - năm 2012
V Chính sách khách hàng
Khách hàng của BIDV luôn được theo dõi, đánh giá, quản lý một cách tổng thể và phân thành các nhóm có quan hệ với nhau nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Việc phân loại này được dựa trên hệ thống XHTD nội bộ và định kỳ 1 năm 1 lần, BIDV sẽ rà soát chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống XHTD đề đảm bảo tính chính xác và kịp thời khi phân loại. Ngoài chính sách chung áp dụng cho các đối tượng khách hàng thì mỗi nhóm khách hàng sẽ có chính sách cụ thể như sau:
Với khách hàng xếp hạng AAA: thực hiện "Chính sách mở rộng, phát triển"; đáp ứng tối đa, kịp thời nhu cầu tín dụng trên cơ sở đảm bảo giới hạn cấp tín dụng tối
đa, được xem xét không bị áp dụng các chính sách hạn chế trong việc cấp tín dụng.
+ Đối với cho vay đầu tư dự án: khách hàng phải có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 20% nếu thời hạn cho vay ≤ 5 năm, tối thiểu 25 % nếu thời hạn cho vay ≤ 7 năm, tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay > 7 năm.
+ Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh cho Ngân hàng và phát hành cam kết thanh toán: khách hàng phải đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 20%, trừ những trường hợp khác quy định tại văn bản có liên quan.
Với khách hàng xếp hạng AA: BIDV đáp ứng tối đa, kịp thời nhu cầu về tín dụng, đảm bảo giới hạn cấp tín dụng tối đa và được xem xét không bị áp dụng các chính sách hạn chế trong việc cấp tín dụng.
+ Đối với cho vay đầu tư dự án: khách hàng phải có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 20% nếu thời hạn cho vay ≤ 5 năm, tối thiểu 25 % nếu thời hạn cho vay ≤ 7 năm, tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay > 7 năm.
+ Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh cho ngân hàng và phát hành cam kết thanh toán: khách hàng phải đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 30%, trừ những trường hợp khác quy định tại văn bản có liên quan.
Khóa luận tốt nghiệp 58 Học viện Ngân hàng
Với khách hàng xếp hạng A: BIDV đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng trên cơ sở đảm bảo giới hạn cấp tín dụng tối đa.
+ Đối với cho vay đầu tư dự án: khách hàng phải có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 25% nếu thời hạn cho vay ≤ 5 năm, tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay ≤ 7 năm, tối thiểu 35% nếu thời hạn cho vay > 7 năm.
+ Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh cho ngân hàng, phát hành cam kết thanh toán: khách hàng phải đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 50%, được áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức theo quy định hiện hành của BIDV.
Với khách hàng xếp hạng BBB: BIDV đáp ứng hợp lý nhu cầu về tín dụng trên cơ sở đảm bảo giới hạn cấp tín dụng tối đa.
+ Đối với cho vay đầu tư dự án: khách hàng phải có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu 30% nếu thời hạn cho vay ≤ 5 năm, tối thiểu 35% nếu thời hạn cho vay ≤ 7 năm, tối thiểu 40% nếu thời hạn cho vay > 7 năm.
+ Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh cho Ngân hàng, phát hành cam kết thanh toán: khách hàng phải đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 70% và được áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức theo quy định hiện hành của BIDV.
Với khách hàng xếp hạng BB:
+ Nếu đang quan hệ tín dụng với BIDV thì BIDV sẽ duy trì quan hệ tín dụng ở mức cần thiết để hỗ trợ khách hàng tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh và không khuyến khích cho vay đầu tư dự án. Còn đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh cho Ngân hàng và phát hành cam kết thanh toán: khách hàng phải đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu là 100% và hạn chế cấp tín dụng theo hạn mức.
+ Nếu khách hàng mới quan hệ tín dụng với BIDV: khách hàng được hỗ trợ tư vấn giải quyết khó khăn tạm thời và được xem xét cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh Ngân hàng và phát hành cam kết thanh toán theo phương thức cấp tín dụng theo món khi đáp ứng đủ điều kiện: tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 100%, vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 30% phương án sản xuất kinh doanh, trừ trường hợp khác được quy định tại văn bản có liên quan.
Với khách hàng xếp hạng B, CCC, CC: BIDV xem xét cấp tín dụng tối thiểu với khách hàng đang có quan hệ tín dụng với BIDV, không cấp tín dụng đối với khách hàng mới.
Khóa luận tốt nghiệp 59 Học viện Ngân hàng
- Với khách hàng xếp hạng C,D: BIDV không cấp tín dụng mới, thường xuyên tiến hành rà soát, định giá lại tài sản đảm bảo.
V Lãi suất, phí tín dụng
Ve nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng. Việc định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng, căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất của BIDV trong từng thời kỳ. Tuỳ theo tình hình thị trường, BIDV sẽ có thông báo chỉ đạo áp dụng lãi suất cho vay theo từng thời kỳ hoặc điều hành trên cơ sở lãi suất bán vốn FTP cùng kỳ hạn do BIDV quy định.
Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh công bố mức lãi suất cho vay chính thức và quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng.
2.3.4.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Với mục đích phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng; phục vụ quản lý chất lượng tín dụng toàn hệ thống; phục vụ quản lý chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, BIDV đã ban hành quyết định số 8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 quy định hệ thống XHTD nội bộ hướng tới chuẩn Quốc tế. Đó là kết quả đạt được sau gần 2 năm thí điểm, đúc rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình phần mềm và nhiều năm tích cực cử cán bộ đi khảo sát, thuê nước ngoài tư vấn, xây dựng và viết phần mềm...
Cho đến thời điểm nghiên cứu, BIDV Chi nhánh Hà Thành vẫn đang áp dụng hệ thống đánh giá XHTD theo quyết định này và trong tương lai, BIDV sẽ tiếp tục hoàn thiện để ngày càng tiệm cận sâu hơn với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Cụ thể, hệ thống XHTD của BIDV sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính, kết quả xếp hạng được thực hiện phê duyệt qua 3 cấp đảm bảo có sự kiểm soát độc lập và chặt chẽ. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh toàn diện về doanh nghiệp từ quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực
xếp hạng khách hàng Phân loại nợ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
AAA Nợ nhóm 1 2853,9 3489,2 2682,8
Khóa luận tốt nghiệp 60 Học viện Ngân hàng
quản trị điều hành, quan hệ với ngân hang... Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hoá tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá. Điều này sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình chấm điểm của CBTD.
Hệ thống XHTDNB được xây dựng thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là khách hàng là TCTD, khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng là cá nhân trong đó phần xếp hạng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất. (Phụ lục 5)
2.3.4.4. Phân loại nợ và trích lập DPRR
Việc phân loại nợ của BIDV Hà Thành tuân thủ theo đúng quy định của NHNN. Mới đây nhất, ngày 21 tháng 01 năm 2013 NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, do Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2013 nên tính đến thời điểm nghiên cứu khóa luận, việc phân loại nợ và trích lập DPRR tại BIDV Hà Thành vẫn được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và các văn bản sửa đổi bổ sung khác.
Cụ thể, theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với Khách hàng, Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, TCTD phải thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng. Có thể nói BIDV là NHTM đầu tiên áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN này. Các khoản vay của Ngân hàng sẽ được đánh giá và phân loại theo hai phương pháp:
- Phương pháp định tính: được áp dụng đối với các khách hàng được đánh giá xếp hạng theo hệ thống XHTDNB. Căn cứ vào kết quả xếp hạng của hệ thống
Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12
Khóa luận tốt nghiệp 61 Học viện Ngân hàng
XHTDNB, các khoản nợ của khách hàng sẽ được BIDV Hà Thành phân loại vào các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro để trích lập DPRR. Phương pháp này đã phản ánh trung thực, chính xác chất lượng tín dụng của BIDV Hà Thành, giúp BIDV Hà Thành hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng và kết quả phân loại nợ của các khách hàng được XHTDNB qua các năm như sau:
Bảng 2.9. Phân loại nợ trên cơ sở kết quả XHTD nội bộ
AA A BBB Nợ nhóm 2 188,4 233,14 1124,64 BB B Nợ nhóm 3 61,5 1,26 64,79 CCC CC C Nợ nhóm 4 83 48,25 621 D Nợ nhóm 5 229 0,15 336 Tổng cộng 3135 3772 3882
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư DPRR phải trích trong năm 57,2 86,1 126,1
- DPRR Cụ thể 22,4 39,2 78,8
- DPRR chung 34,8 46,9 47,3
Số dư quỹ DPRR 61,3 83,4 157
Tỷ lệ DPRR/Tổng dư nợ 1,82% 2,28% 3,25%
Tỷ lệ DPRR/Nợ xấu 94,7% 173,24% 167,69%
- Phương pháp định lượng: được áp dụng đối với các khách hàng cá nhân và các khách hàng không được xếp hạng theo Hệ thống XHTDNB. Theo phương pháp này, việc phân loại nợ của khách hàng được căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ, số lần cơ cấu loại nợ và dự kiến khả năng trả nợ, khả năng tài chính của khách hàng theo nhận định của cán bộ QHKH.
Các khoản nợ được phân loại là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả
năng mất vốn được coi là nợ xấu. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các khoản nợ
sẽ được thực hiện phân loại vào thời điểm cuối mỗi quý cho ba quý đầu năm và vào ngày 30 tháng 11 cho quý bốn trong năm tài chính. Theo đó, các khoản nợ của BIDV
Nguyễn Thúy Hằng - Mã SV: 12A4010245 Lớp NHTMD-K12
Khóa luận tốt nghiệp 62 Học viện Ngân hàng
Thực hiện theo chỉ đạo chung của Ban lãnh đạo và cập nhật kịp thời những sửa đổi từ NHNN, BIDV đã ban hành Quyết định số 4130/QĐ-QLTD4 ngày 23