Nâng cao sức mạnh tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh NH TMCP việt nam thịnh vượng VPBank khoá luận tốt nghiệp 177 (Trang 72 - 73)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.1. Nâng cao sức mạnh tài chính

Tăng quy mô vốn điều lệ là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cũng đảm bảo an toàn cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng trong quá trình hoạt động tín dụng. Vốn tăng sẽ cho phép ngân hàng đầu tư phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng được kênh phân phối.

Với thành công khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, thông tin được công khai, minh bạch, VP Bank cần nắm bắt được cơ hội này để thu hút nhiều sự đầu tư, sự quan tâm của các cổ đông tiềm năng, gia tăng sức mạnh tài chính - là sự đảm bảo lớn về uy tín với khách hàng.

- Xây dựng các phương án để tiếp tục đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR

Để đảm bảo được CAR, ngân hàng buộc phải nâng vốn tự có, hoặc là vốn cấp 1 (nòng cốt - gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ) hoặc vốn cấp 2 (vốn bổ sung - gồm trái phiếu chuyển đổi, giá trị tăng thêm của tài sản cố định, các loại chứng khoán được định giá lại, các công cụ nợ khác có thời hạn dài...), trong đó vốn cấp 1 được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn, song song với chặt chẽ hơn trong việc quản lý tài sản.

Ngân hàng có thể tăng vốn bằng 2 cách: huy động hoặc sử dụng lợi nhuận giữ lại (tăng vốn cổ phần từ góp vốn, phát hành cổ phiếu, phát hành các GTCG dài hạn có đủ điều kiện tính vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác,...)

Trong đó việc tăng vốn bằng sử dụng lợi nhuận giữ lại giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn và chi phí bỏ ra thấp. Tuy nhiên cần có sự hợp lý trong việc quyết định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để đáp ứng được nhu cầu vốn cũng như sự hài lòng của các cổ đông.

- Đưa hệ số rủi ro thấp qua việc tính toán tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho trung dài hạn ở mức hợp lý, hay kiểm soát danh mục đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro.

- Cơ cấu lại mức độ tăng trưởng, cơ cấu lại danh mục tín dụng phù hợp, hiệu quả nhất xét trên khía cạnh mức độ tài sản có, rủi ro quy đổi và mức vốn tương ứng

phải tương xứng với lợi nhuận của khoản vay đó đem lại.

- Tăng cường quản lý rủi ro để giảm dự phòng, tiết kiệm chi phí quản lý.

- Ngoài ra, để nâng cao an toàn vốn cần nâng cao công tác quản trị trong chính hệ thống ngân hàng, kết hợp với sự quản lý hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng.

- Một biện pháp khác là Ngân hàng nên tăng cường chuyển dịch cơ cấu danh mục rủi ro (ví dụ: hạn chế tín dụng bất động sản, đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ - với hệ số rủi ro thấp và đa dạng hóa được rủi ro). Đưa ra các hạn mức tín dụng theo

từng ngành, từng đối tượng có độ rủi ro khác nhau (khách hàng nào có trọng số rủi ro cao thì tăng lãi suất, trọng số rủi ro thấp thì giảm lãi suất để giảm các hạng mục tài sản có rủi ro)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh NH TMCP việt nam thịnh vượng VPBank khoá luận tốt nghiệp 177 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w