5. Kết cấu khóa luận
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường theo dõi, giám sát, kiểm tra các hoạt động của Ngân hàng, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng để có hướng xử lý kịp thời.
3.3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện Luật Ngân hàng nhà nước, luật các Tổ chức tín dụng. Với vai trò là cơ quan chủ quản, quản lý hoạt động của các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất ...
Trong định hướng hoàn thiện pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chính sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động ngân
hàng, quy định về quản trị, điều hành, quy định về quản lý rủi ro của TCTD, quy định về công khai, minh bạch... theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm hình thành những chuẩn mực, điều kiện an toàn cao hơn trong hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan, bộ ngành liên quan đề xuất Chính phủ, Quốc hội sửa đổi và ban hành các chính sách liên quan đến giao dịch điện tử, để việc áp dụng công nghệ vào xây dựng, phát triển dịch vụ đạt hiệu quả cao nhất.
3.3.2.2. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Ngân hàng Nhà nước cần chủ động đẩy mạnh hợp tác với các định chế tài chính quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh Ngân hàng trong nước.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần đề ra những chính sách khuyến khích hợp lý để các ngân hàng trong nước mạnh dạn mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài, thu hút được nguồn vốn tài trợ tự nước ngoài, học hỏi công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập giữa các Ngân hàng thương mại, học hỏi kỹ thuật, công nghệ thanh tra, giám sát tiên tiến trên thế giới.
3.3.2.3. Đẩy mạnh đầu tư công nghệ quản lý hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiệu quả
Hệ thống thanh toán điện tử sẽ góp phần tăng tốc độ xử lý giao dịch, đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn cho các Ngân hàng. Đây cũng là nền tảng để các Ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiên tiến, hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xu hướng hội nhập quốc tế. Do vậy, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử này để giúp cho các Ngân hàng thương mại giảm được thời gian thanh toán vốn góp phần gia tăng hệ số tạo tiền, tăng vốn khả dụng cho Ngân hàng thương mại và phát triển các sản phẩm dịch vụ của hệ thống Ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra chính sách yêu cầu tham gia hệ thống liên ngân hàng 24/7, đáp ứng nhu cầu chuyển khoản nhanh của khách hàng.
3.3.2.4. Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là rất nhạy cảm, khách hàng, ngân hàng và các cơ quan quản lý đều có thể chịu các rủi ro liên quan. Vì vậy, công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh trong ngân hàng phải đảm bảo chặt chẽ, phòng tránh được khủng hoảng và các tổn thất lan truyền. Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thực hiện thận trọng để tránh bị tổ chức, cá nhân lợi dụng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tạo ra những hậu quả pháp lý rất lớn đối với công chức có liên quan.
Mặt khác, các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng hiện nay còn là cơ sở để NHNN kiểm tra, giám sát và có cơ chế xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng, hoặc đền bù tổn thất thiệt hại cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại, hay TCTD mất khả năng chi trả. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin truyền thông, khách hàng có thể tiến hành giao dịch ngân hàng qua mạng internet bằng các thiết bị công nghệ mọi lúc, mọi nơi, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lừa đảo, thất thoát. Do đó, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh cũng cần hết sức cân nhắc để đảm bảo vai trò quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, giảm thiểu các rủi ro, tổn thất trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
3.3.2.5. Đưa ra giải pháp hỗ trợ giảm lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế kèm theo là tăng khả năng cạnh tranh cho vay của ngân hàng. Theo đó, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối..., giảm lãi suất trên thị trường mở (OMO) để hỗ trợ ngân hàng có điều kiện giảm chi phí vốn, từ đó giảm lãi suất cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tổng kết chương 3 khóa luận đã đưa ra định hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank trong 5 năm chiến lược tiếp theo, gợi ý một số giải pháp cho ngân hàng và kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện cho VP Bank nâng cao khả năng cạnh tranh hoạt động của mình.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong giai đoạn kinh tế hội nhập và ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Và mỗi ngân hàng cần phải đưa ra mục tiêu, chính lược, chính sách hoạt động đúng đắn, phù hợp với yêu cầu từng thời kì để giữ và phát huy năng lực cạnh tranh vốn có và khắc phục hạn chế còn tồn tại.
VP Bank đang sẵn có khả năng tài chính khá lớn với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng, hiệu quả hoạt động tốt thể hiện qua báo cáo tài chính. Từ đó nắm bắt được cơ hội, xu hướng thị trường kết hợp với ưu thế của ngân hàng để phát huy và đưa thương hiệu VP Bank ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó còn 1 số điểm hạn chế VP Bank cần cải thiện nhanh chóng để sớm đạt được mục tiêu định hướng đề ra trong 5 năm tới của ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính - Báo cáo thường niên 2015 - 2017 VP Bank
2. Th.s Đặng Hữu Man - “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - thực trạng và những đề xuất cải thiện - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nằng.
3. Th.s Nguyễn Tú - "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam" - 2016
4. Nguyễn Thanh Phong - “Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế” - 2009 - tạp chí Phát triển kinh tế số 223
5. Nguyễn Thị Thu Hà - “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” - 2016 - Học viện ngân hàng
6. Đỗ Thị Hòa - “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank” - 2017 - Học viện ngân hàng.
7. Th.s Hà Thị Thu Phương - “Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” - Tạp chí Tài chính tháng 1 năm 2018
8. Tarek Eldomiaty, Ahmed Fikri, Wael Mostafa và Hager H. M. Amer - “The Financial Determinants of Operating Efficiency for Low and High Competitive Banks in Egypt” - 2015 - Tạp chí tài chính và quản lý ngân hàng
9. O.A. Novokreshchenova, N.A. Novokreshchenova, S.E. Terehin - “Improving Bank’s Customer Service on the Basis of Quality Management Tools” - 2016 - European Research Studies, Volume XIX, Special Issue 3, Part B, 2016
10. Một số trang web: Cafef.vn, Tapchitaichinh.vn, Wikipedia.org.vn 11. Báo cáo tài chính của 1 số ngân hàng thương mại