Lập kế hoạch vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn:

3.2.1. Lập kế hoạch vốn kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch vốn đối với hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau trong từng giai đoạn, như: tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại, với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội, trong thời gian vừa qua việc lập kế hoạch vốn cũng được thực hiện vì nhiều mục tiêu khác nhau cho từng năm khác nhau, hoặc nhằm mục tiêu tăng trưởng doanh thu, hoặc nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tồn tại, hoặc nhằm mục tiêu tối thiểu chi phí,.. tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng năm.

Đối với kế hoạch tài chính ngắn hạn: Công tác lập kế hoạch vốn của Công ty bao gồm: xác định nhu cầu vốn, kế hoạch ngân sách doanh thu, kế hoạch giá vốn hàng bán, kế hoạch ngân sách lao động/tiền lương, kế hoạch ngân sách chi phí chung, kế hoạch ngân sách chi phí bán hàng/chi phí quản lý. Vào thời điểm cuối quý III, đầu quý IV năm trước, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch cho năm sau, có chi tiết đến từng quý/tháng. Việc lập kế hoạch tài chính được xây dựng trên

cơ sở căn cứ vào kế hoạch bộ phận như kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch tiếp thị đấu thầu, kế hoạch đào tạo, kế hoạch lao động/tiền lương, đồng thời kết hợp với các định mức kinh tế theo quy định của Nhà nước, của Ngành, Công ty xây dựng kế hoạch quản lý vốn.

Kế hoạch vốn do Phòng KT-TV phối hợp với các phòng liên quan như phòng sản xuất, phòng kỹ kinh doanh, phòng kho vận và phòng KD cửa hàng lập hàng năm.

Đối với kế hoạch vốn hạn: đây là kế hoạch mang tính chiến lược và liên quan đến việc xây dựng các mục tiêu, định hướng hoạt động, phát triển trong nhiều năm, đối với Công ty thường là 5 năm, định hướng phát triển 20 năm. Thực tế tại Công ty, để xây dựng được kế hoạch này, đánh giá kết quả thực hiện thời gian trước để đưa ra các bài học, dự đoán bối cảnh kinh tế trên thế giới và trong nước, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường liên quan đến ngành nghề hoạt động của Công ty, phân tích thực trạng doanh nghiệp đối với tất cả các mặt các nguồn lực, tổng kết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, xây dựng ma trận SWOT,... Từ đó xác định và xây dựng định hướng phát triển, mục tiêu cần đạt được, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai. Công ty đã xây dựng kế hoạch doanh thu, kế hoạch giá vốn, kế hoạch chi phí chung, kế hoạch chi phí quản lý, kế hoạch lao động, tiền lương.

3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn kinh doanh

3.2.2.1. Thực trạng quản lý vốn lưu động

* Về tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.

Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi không quá 03 tháng kể từ ngày đầu tư, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Công ty duy trì một lượng tiền mặt khoảng 38-50 tỷ vào thời điểm 31/12 hàng năm. Trong đó chủ yếu là các khoản tương đương tiền (30 tỷ - 40 tỷ). Lưu lượng tiền mặt đạt thấp nhất năm 2017 và cao nhất trong năm 2018: 50.906.178.895 đ. Việc duy trì lượng tiền mặt ổn định giúp công ty đảm bảo khả năng thanh toán cao và chủ động, linh hoạt trong các thời điểm cần thiết.

* Về các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của Công ty.

Bảng 3.10: Chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 2019

(Nguồn: Công ty Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội)

Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong Tổng vốn lưu động (16-18%), trong các khoản phải thu ngắn hạn, chủ yếu là phải thu ngắn hạn của khách hàng. Năm 2019 khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng lên tới 49.552.747.480 đồng chứng tỏ công ty có chính sách ân hạn với khách hàng mua hàng, luôn cho khách hàng nợ tiền ở một mức độ và thời hạn nhất định.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập cho các khoản: nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ và nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi. Trong đó, việc trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn thanh toán được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên và nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

Do chính sách bán hàng cho khách hàng ân hạn trả nợ của Công ty cũng có nhược điểm, do một số khách hàng vì một số lý do không trả được nợ tiền hàng cho công ty, dẫn đến việc Công ty phải trích lập Dự phòng nợ phải thu khó đòi: năm năm 2017: -4.348.639.271 đồng, năm 2018: -13.992.668.501 đồng, năm 2019: -13.219.256.043 đồng.

Khoản dự phòng này kéo lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm xuống và gia tăng các chi phí thu hồi nợ cũng như quản lý nợ phải thu khó đòi.

* Về hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, tại thời điểm lập Báo cáo tài chính nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Bảng 3.11: Chi tiết Hàng tồn kho 2019

(Nguồn: Công ty Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội)

Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Năm 2019 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm gần đây: 37%, bằng 111% so với năm 2018. Để hạn chế tình trạng tổn thất, mất giá của hàng tồn kho,

công ty đã trích lập dự phòng, cụ thể: năm 2019 trích cao nhất: -8.240.513.471 đồng, số tiền trích lập giảm dần cao hơn 2 năm trở lại đây: năm 2017: 4.491.837.755 đồng; năm 2018: 2.831.376.884 đồng. Điều này cho thấy mức giảm giá hàng tồn kho năm 2019 đã biến động mạnh, các khoản dự phòng tăng dần làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của Công ty năm 2019.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là thành phẩm được trích lập do giá trị các loại sách chậm luân chuyển, đã lạc hậu về nội dung, cũ nát, mất phẩm chất không có khả năng tiêu thụ và đang chờ thanh lý. Các loại sách này sẽ được Công ty xem xét biện pháp thanh lý khi hết mùa vụ phát hành

Mặt tích cực của hàng tồn kho tăng giúp Công ty đảm bảo được nguồn cung ứng nguyên vật liệu thường xuyên ổn định cho sản xuất, hạn chế được tác động do giá cả nguyên vật liệu trên thị trường tăng cao.

* Về tài sản ngắn hạn khác:

Năm 2019, Công ty có sự gia tăng đáng kể 191% tài sản ngắn hạn khác từ 21.504.930.389 đồng (năm 2018) lên tới 35.069.902.047 đồng (2019), làm cho tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác/tổng Tài sản tăng từ 4% (2018) lên tới 7% (2019)

Bảng 3.12: Biến động Tài sản ngắn hạn- Vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2017-2019

CHỈ TIÊU

2017 2018 2019

2017/2016 2018/2017 2019/2018 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110+ 120 +

130 + 140 + 150) 299,379,239,108 64% 332,612,135,675 68% 358,817,272,232 70% 109% 111% 108%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110 = 111 + 112) 38,528,643,901 8% 50,906,178,895 10% 64,259,705,138 12% 83% 132% 126%

1. Tiền 8,528,643,901 2% 10,906,178,895 2% 9,259,705,138 2% 53% 128% 85%

2. Các khoản tương đương tiền 30,000,000,000 6% 40,000,000,000 8% 55,000,000,000 11% 100% 133% 138%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn (120 = 121 + 122 + 123) 17,509,750 15,120,950 20,012,959,200 4% 92% 86% 132353%

1. Chứng khoán kinh doanh 118,776,400 118,776,400 118,776,400 100% 100% 100%

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) (2) (101,266,650) (103,655,450) (105,817,200) 101% 102% 102%

3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - - 20,000,000,000 4%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130 = 131 + 132 +…+

137 + 139) 87,864,086,223 19% 87,155,552,949 18% 47,747,646,583 9% 120% 99% 55%

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 66,256,346,174 14% 57,860,056,913 12% 49,552,747,480 10% 140% 87% 86%

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 24,419,272,712 5% 36,519,294,520 7% 10,993,554,224 2% 82% 150% 30%

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - 5. Phải thu về cho vay ngắn hạn - - -

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (4,348,639,271) -1% (13,992,668,501) -3% (19,216,785,798) -4% 108% 322% 137% 8. Tài sản thiếu chờ xử lý - - -

IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 161,431,056,210 34% 173,030,352,492 35% 191,727,059,264 37% 113% 107% 111%

1. Hàng tồn kho 165,922,893,965 35% 175,861,729,376 36% 199,967,572,735 39% 106% 106% 114%

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (4,491,837,755) -1% (2,831,376,884) -1% (8,240,513,471) -2% 33% 63% 291%

V. Tài sản ngắn hạn khác (150= 151 + 152 + …+ 155) 11,537,943,024 2% 21,504,930,389 4% 35,069,902,047 7% 107% 186% 163%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 10,815,923,095 2% 20,697,634,970 4% 34,181,202,062 7% 107% 191% 165%

2. Thuế GTGT được khấu trừ - - 548,913,782

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 722,019,929 807,295,419 339,786,203 102% 112% 42%

4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ - - - 5. Tài sản ngắn hạn khác - - -

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu đánh gía quản lý vốn lưu động của Công ty 2017-2019

TT CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số vòng luân chuyển VLĐ 1,946 1,824 1,82 3 2 Kỳ luân chuyển VLĐ 185 197 19 7 3 Hàm lượng VLĐ 0.51 4 0.548 0.54 9 4 Số vòng quay hàng tồn kho 2,55 1 2,474 2,44 4 5 Kỳ hạn tồn kho bình quân 14 1 145 14 7 6 Vòng quay nợ phải thu

6,63

2 6,960

13,70 0 7 Kỳ thu tiền bình quân

5

4 52

2 6

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

0 2 4 6 8 10 12 14 1.95 1.82 1.82 0 0 0 2.55 2.47 2.44 6.63 6.96 13.7

Số vòng luân chuyển VLĐ Hàm lượng VLĐ Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay nợ phải thu

Hình 3.2: Các chỉ tiêu đánh gía quản lý vốn lưu động của Công ty 2017-2019

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán) Nhận xét:

Số vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty cao nhất trong năm 2017 (1,946 vòng), bình quân 1 chu kỳ luân chuyển vốn lưu động hết 185 ngày. Tuy nhiên vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2019 giảm xuống chỉ còn 1,823 vòng khiến cho bình quân 1 chu kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên thành 197 ngày.

Hàm lượng vốn lưu động tương đối đồng đều trong 3 năm trở lại đây, dao động từ 0.526 đến 0.549

Số vòng quay hàng tồn kho giảm dần (từ 2,568 vòng- năm 2017 xuống còn 2,444 vòng – năm 2019) chứng tỏ công ty đang có dấu hiệu quản lý hàng tồn kho chưa tốt. Số vòng quay hàng tồn kho giảm là nguyên nhân khiến chu kỳ tiêu thụ hàng tồn kho tăng dần, từ 141 ngày – năm 2017 lên tới 147 ngày -năm 2019.

Số vòng quay nợ phải thu không có biến động nhiều qua 3 năm, duy trì ở mức 6,477 vòng đến 13,7 vòng, và kỳ thu tiền bình quân cũng dao động quanh mức 26- 54 ngày/vòng.

3.2.2.2. Thực trạng quản lý vốn cố định * Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao được ước tính như sau:

Phương tiện vận tải 03 - 10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 05 năm

Bảng 3.14: Chi tiết tài sản cố định hữu hình năm 2019

(Nguồn: Công ty Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội)

sản (2%) và giảm dần trong 2 năm trở lại đây. Năm 2017 TSCĐ là 6.403.631.541 đồng nhưng năm 2019 giảm chỉ còn 1.515.991.359 đồng, tỷ lệ giảm chỉ còn 38%. Nguyên nhân là mặc dù nguyên giá của TSCĐ hữu hình có tăng chậm (năm 2017: 11.451.314.134 đồng; năm 2018: 12.024.314.134 đồng, năm 2019: 12.101.644.134 đồng) tuy nhiên do tốc độ trích khấu hao lớn hơn tốc độ tăng nguyên giá (Năm 2017 khấu hao luỹ kế bằng 136% so với năm 2016, 2018: khấu hao luỹ kế bằng 159% so với năm 2017; 2019: khấu hao luỹ kế bằng 132% so với năm 2018) nên giá trị Tài sản cố định hữu hình ngày càng giảm đi

* Về chi phí xây dựng cơ bản dở dang:

Các tài sản trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê hoặc quản trị, hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác, được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí tập hợp được ghi nhận phù hợp với chính sách kế toán của Công ty. Khấu hao của những tài sản này, cũng giống như các loại tài sản cố định khác, sẽ bắt đầu được trích khi tài sản đã sẵn sàng cho mục đích sử dụng.

Bảng 3.15: Chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2019

(Nguồn: Công ty Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội)

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty tăng cao nhất năm 2017: 6.083.658.818 đồng, nhưng đã giảm đột ngột xuống còn 300.000.000 đồng (năm 2019). Điều này chứng tỏ trong kỳ chi phí xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành và đủ điều kiện để chuyển thành TSCĐ (tăng nguyên giá TSCĐ) nên khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2019 sụt giảm.

Bảng 3.16: Tình hình biến động tài sản dài hạn và tài sản cố định của Công ty giai đoạn 2017- 2019

CHỈ TIÊU 2017 2018 2019

2017/2016 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200= 210 + 220 + 230 + 240

+ 250 + 260) 169,277,848,541 36% 159,203,080,717 32% 157,196,991,359 30% 93% 94% 99% I- Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211 + 212 +….

+ 216 + 219) 625,800,00 0 255,800,00 0 225,800,00 0 277% 41% 88%

1. Phải thu dài hạn của khách hàng - - - 2. Trả trước cho người bán dài hạn - - - 3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - 4. Phải thu nội bộ dài hạn - - - 5. Phải thu về cho vay dài hạn - - -

6. Phải thu dài hạn khác 625,800,000 255,800,000 225,800,000 277% 41% 88%

7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) - - -

II. Tài sản cố định ( 220 = 221 + 224 + 227) 6,403,631,541 1% 4,000,987,781 1% 1,515,991,359 91% 62% 38% 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 6,403,631,541 1% 4,000,987,781 1% 1,515,991,359 91% 62% 38%

- Nguyên giá 11,451,314,134 2% 12,024,314,134 2% 12,101,644,134 2% 107% 105% 101%

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (5,047,682,593) -1% (8,023,326,353) -2% (10,585,652,775) -2% 136% 159% 132%

2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - -

3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) - - - - Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - - -

III. Bất động sản đầu tư (230 = 231 + 232) - - -

- Nguyên giá - - - - Giá trị hao mòn lũy kế (*) - - -

IV. Tài sản dang dở dài hạn (240 = 241 + 242) 6,083,658,818 1% 300,000,000 300,000,000 103% 5% ####

1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn - - -

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6,083,658,818 1% 300,000,000 300,000,000 103% 5% 100%

V. Đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251 + …+ 255) 153,727,340,000 33% 154,201,350,000 31% 155,155,200,000 30% 93% 100% ####

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w