Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 76 - 97)

5. Kết cấu của luận văn:

3.3.2. Những hạn chế

Mặc dù Công ty đã đạt được một số thành tích khích lệ trên các mặt như: tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận thu được, các hiệu quả kinh tế xã hội… nhưng Công ty vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và tự hoàn thiện. Một hạn chế về cơ chế quản lý và sử dụng vốn trong Công ty chưa được khắc phục, khiến cho Công ty không phát huy hết tiềm năng và đạt hiệu quả tối ưu. Bên cạnh các kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý vốn như sau:

Thứ nhất, Trong đó nổi cộm nhất là việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho. Nguyên nhân là do trong giai đoạn vừa rồi Công ty đã chủ động tích trữ lượng nguyên vật liệu lớn, giảm rủi ro tăng giá và để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm lại không được đúng như kế hoạch làm lượng hàng tồn kho tồn đọng lại nhiều. Điều đó cho thấy vốn của Công ty có thể đang bị ứ đọng trọng khâu sản xuất làm giảm hiệu quả kinh doanh trong năm. Thêm vào đó là tỷ trọng dự trữ hàng tồn kho lớn đã làm giảm tính thanh khoản của tài sản trong Công ty. Nếu công tác thu nợ không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán, làm tăng rủi ro trong sản xuất kinh doanh cho Công ty

Thứ hai, về mặt sử dụng vốn lưu động nói riêng của Công ty còn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn kho còn những tồn tại chưa hợp lý và chưa thực sự hiệu quả dẫn đến vốn lưu động cũng bị ứ đọng vốn. Việc sử dụng chính sách tín dụng ưu đãi cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhằm mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm cũng làm cho các khoản phải thu của Công ty tăng

cao.Về các khoản công nợ phải thu mặc dù Công ty đã xác định là tất yếu và đưa ra những giải pháp để kiềm chế, kiểm soát công nợ phải thu của khách hàng song công nợ phải thu còn tồn đọng với giá trị lớn. Vốn bị khách hàng chiếm dụng trong khi Công ty phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ ba, trong nguồn vốn của Công ty, Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao 47-48%. Điều đó làm tăng tính rủi ro về mặt tài chính cho Công ty, làm giảm khả năng độc lập tự chủ tài chính. Đặc biệt cơ cấu nợ phải trả chiếm chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính, điều này càng làm tăng rủi ro tài chính cho Công ty nếu không có biện pháp tăng tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất vay vốn thì hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm sút

Thứ tư, chi phí bán hàng năm 2018 tăng (chiếm 11%/tổng doanh thu) làm cho tỷ suất lợi nhuận của Công ty giảm so với năm 2017, điều này đòi hỏi công ty cần quản lý chặt chẽ hơn khoản chi phí này trong thời gian tới.

Thứ năm, công tác lập kế hoạch tài chính và dự báo tài chính của Công ty còn chưa đầy đủ và chưa có căn cứ rõ ràng nên còn chưa sát với thực tế.

Thứ sáu, Cơ cấu tài sản chưa thật sự hợp lý, TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ (2%), Công ty sử dụng đòn bẩy kinh doanh ở mức thấp. Một số máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ, mức khấu hao cao nhưng chưa được thay thế, điều này cho thấy vấn đề đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị chưa được Công ty quan tâm đúng mức, điều đó cho thấy Công ty chưa chú trọng chính sách đầu tư để tăng hơn nữa năng lực sản xuất cho mình, mở rộng sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo.

Từ thực tế này, Công ty cần nhìn nhận và đánh giá đúng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Từ đó, đánh giá tình hình tổ chức quản lý, sử dụng vốn kinh doanh để tìm ra các giải pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận và đạt được mục tiêu kinh doanh trong thời gian sắp tới.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, Công ty chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế quản vốn linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý vốn là một hệ thống các phương pháp, các hình thức và công cụ được sử dụng để kiểm soát quá trình tạo lập, sử dụng và vận động của vốn trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ. Cơ chế quản lý vốn có vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài sản, doanh thu và chi phí. Cơ chế quản lý vốn quyết định về cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn để mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, giá trị tăng thêm của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng vốn hiệu quả mà còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn.

Hai là, các sản phẩm giáo dục của Công ty đều có các yếu tố cạnh tranh với các tổ chức và doanh nghiệp khác. Vì vậy, nếu không có các cơ chế phù hợp cũng hạn chế đến kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Công ty.

Ba là, Công ty đã trải qua thời kỳ phát triển “nóng”. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao trong khi vốn chủ sở hữu không được tăng lên hàng năm Công ty đều phải tiến hành vay Ngân hàng với số vốn hàng chục tỷ đồng với chi phí sử dụng vốn rất lớn.

Bốn là, về quản lý chi phí hiện tại Công ty còn thiếu các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu, vật tư, chi phí. Dù Công ty đã xây dựng quy chế triển khai công tác tài chính, các định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư vẫn chưa được cập nhật phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh. Do vậy hàng quý, hàng năm tỷ lệ hao hụt hàng hoá khi tiến hành kiểm kê thường rất lớn làm tăng giá vốn hàng bán mà Công ty chưa có biện pháp khắc phục triệt để.

Năm là, thiếu nguồn nhân lực chuyên sâu về tài chính. Nguyên nhân này bắt nguồn từ nguyên nhân thứ nhất đã nêu trên là việc thiếu quan tâm kịp thời về xây dựng một cơ chế quản lý vốn, đã làm cho cơ cấu tổ chức của công ty thiếu đi một bộ phận chuyên sâu phân tích về tình hình tài chính của công ty. Bộ phận này sẽ thường xuyên phân tích và báo cáo lãnh đạo bức tranh trung thực về tài

chính của công ty tại các thời điểm nhất định. Trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp phải chủ động kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhằm thoả mãn các điều kiện của chủ sở hữu, đồng thời đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, mặt bằng đời sống các các tầng lớp dân cư (nhất là khu vực miền núi) còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sức mua các sản phẩm của Công ty.

Hai là, hệ thống các Công ty CP Sách - Thiết bị Trường học địa phương

(các đối tác của Công ty trong việc cung ứng hàng hóa) tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vốn ít, nguồn nhân lực hạn chế vì vậy hạn chế trong công tác kinh doanh. Nhiều công ty còn để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, không thực hiện đầy đủ các Hợp đồng kinh tế.

Ba là, mặc dù Công ty có tiến hành phân loại tuổi nợ, công nợ khó đòi, dây dưa song do chính sách kinh doanh từng thời kỳ của Công ty và do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, găy gắt của đối thủ cạnh tranh đã dẫn đến công nợ phải thu của Công ty thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Đây cũng là lý do lý giải vì sao hàng năm Công ty phải huy động vốn vay từ bên ngoài để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh lớn như vậy.

Bốn là, trong điều kiện kinh tế có nguy cơ lạm phát Chính phủ sẽ tiến hành thắt chặt các khoản vay cũng như các khoản giải ngân dành cho các dự án khiến cho Công ty không vay được tiền để thanh toán công nợ phải trả còn Khách hàng cũng không có nguồn tiền để thanh toán tiền hàng làm cho tình hình vốn của Công ty rơi vào tình trạng căng thẳng.

CHƯƠNG 4:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÀ NỘI 4.1. Bối cảnh hiện nay và định hướng hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội giai đoạn 2020-2025

4.1.1. Bối cảnh hiện nay

Giáo dục là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, không thể phát triển nóng như những ngành nghề khác. Kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi phải có bề dày kinh nghiệm, uy tín trên thị trường và mối quan hệ rộng.

Năm 2021 là một năm có nhiều thay đổi lớn tác động trực tiếp đến hoạt động, quản lý điều hành việc cung ứng sách giáo dục cho các công ty sách thiết bị trường học địa phương.

Năm 2021 là năm Công ty phải hoàn thành bộ sách giáo khoa mới lớp 1 để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, đồng thời cũng phải chuẩn bị cho ra đời nhiều dòng sản phẩm mới đáp ứng khung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình, để đảm bảo cho Công ty vẫn giữ vững ổn định và phát triển bền vững như những năm trước đây, HĐQT đã hoạch định kế hoạch năm 2021-2025 và những năm tiếp theo.

Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra như vũ bão, tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch, giãn cách xã hội lần thứ hai mới đây lại khiến ngành xuất bản tiếp tục vắng bặt những sự kiện đình đám có thể thu hút được nhiều khách tham quan, mua sắm, tạo thêm mối lo cho người làm sách.

Mặt khác, việc nhiều quốc gia đang đối phó với đại dịch, buộc nhiều công ty phải đóng cửa, hủy hợp đồng đã tác động không nhỏ đến thị trường mua bán

bản quyền của nhiều đơn vị trong nước, ảnh hưởng nguồn cung cấp bản thảo khiến thị trường sách bị hạn chế phần nào.

Trong cao điểm mùa dịch, hàng loạt đơn vị làm sách đã tung ra những chương trình giảm giá, khuyến mãi online hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng và gặt hái được hiệu quả tương đối.

Trước tình hình như thế, nhiều đơn vị làm sách trước giờ vẫn trung thành với hình thức phát hành truyền thống cũng phải tìm mọi cách thay đổi để tự cứu mình trong thời điểm Covid đầy khó khăn. Thái Hà Books, Nhã Nam, Đông A cũng có những “lần đầu tiên” tổ chức bán sách qua livestream - một hình thức vốn được coi là “vũ khí lợi hại” của giới bán hàng online bình dân, để tiếp cận bạn đọc và mở ra hướng mới cho mình.

Những nỗ lực của người làm sách, của nhà quản lý xuất bản trong thời gian qua rất đáng ghi nhận. Đó là những bước đi “tìm đường” đặt những viên đá mới cho ngành xuất bản, không chỉ để vượt thoát khó khăn trong thời điểm dịch bệnh, mà nó còn là sự chuyển mình cho phù hợp với xu thế của thời đại, một sự chuyển mình tất yếu.

4.1.2. Định hướng và mục tiêu quản lý vốn của Công ty thời gian tới

4.1.2.1. Định hướng chung của Công ty

- Ổn định tổ chức bộ máy quản lý của Công ty phù hợp với tình hình mới - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, điều hành, sản xuất – kinh doanh để nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra các dòng sản phẩm mới được tích hợp với học liệu điện tử có khả năng cạnh tranh cao, chống in lậu.

- Cần chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu, giữ gìn môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Tiếp tục cải tiến chế độ trả lương, trả thưởng đối với người lao động cho phù hợp với cơ chế thị trường, gắn quyền lợi với năng suất lao động.

- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần ổn định và phát triển cho người lao động.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, điều hành, sản xuất – kinh doanh để nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra các dòng sản phẩm mới được tích hợp với học liệu điện tử có khả năng cạnh tranh cao, chống in lậu.

4.1.2.1. Định hướng quản lý vốn của Công ty

- Tập trung nguồn lực về tài chính, tiếp tục tăng cường nhân sự có trình độ chuyên môn cao, xây dựng đội ngũ tác giả, chuyên gia, cộng tác viên có kinh nghiệm để tổ chức để thực hiện thành công bộ sách giáo khoa mới và phát triển các dòng sản phẩm mới đón đầu chủ trương của Nhà nước “Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”. Hoàn thành bộ sách giáo khoa mới (sách giấy, sách điện tử, thiết bị dạy học).

- Năm 2021-2025 vẫn tiếp tục đầu tư, chi phí nhiều nhưng vẫn gắng giữ vững chỉ tiêu lợi nhuận, cổ tức như năm 2019.

- Doanh thu, lợi nhuận đạt được phải đảm bảo lợi ích của người lao động, chi trả cổ tức cho cổ đông và có nguồn tích lũy để tái cơ cấu mở rộng cho những năm tiếp theo.

- Doanh thu, lợi nhuận đạt được phải đảm bảo lợi ích của người lao động, chi trả cổ tức cho cổ đông và có nguồn tích lũy để tái cơ cấu mở rộng cho những năm tiếp theo.Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, điều hành, sản xuất – kinh doanh để nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra các dòng sản phẩm mới được tích hợp với học liệu điện tử có khả năng cạnh tranh cao, chống in lậu.

- Một yêu cầu cấp thiết đặt ra trong tương lai gần đó là phải nâng vốn chủ sở hữu của Công ty để tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty giảm bớt sự phụ thuộc về nguồn quá lớn từ bên ngoài. Ngoài ra việc tăng vốn chủ sở hữu còn có yếu tố tích cực như: một mặt đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng cao và mặt khác giảm thiểu rủi ro khi ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh cũng như giảm chi phí sử dụng vốn trong năm, …

4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty thời gian tới

* Mục tiêu năm 2020-2015:

Bảng 4.1: Kế hoạch quản lý vốn năm 2021 - 2025

STT CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch 2021-2015 (bình quân/năm) Tỷ lệ % so với năm trước I Sản lượng: 1 Phát hành sản phẩm (sách bổ trợ, sách ngoại ngữ, sách tham khảo, sách mô hình trường học mới)

triệu bản 40,3-50 101,2%

2 Công suất khai thác Tòa nhà HEID % 100 100

II Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ (bình quân) Tỷ đồng 535-550 103,9

III Lợi nhuận Tỷ đồng 46-50 104,5

IV Cổ tức % 12-15% 100

(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)

- Năm 2021-2025 mặc dù phải đầu tư, chi phí nhiều, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn gắng giữ vững chỉ tiêu lợi nhuận, cổ tức như năm giai đoạn 2017-2019.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội

4.2.1. Sử dụng vốn đúng mục đích, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 76 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w