Hiện trạng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật chống lũ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro liên quan tới lũ lụt tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

c) Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn, sông ngòi

2.1.3. Hiện trạng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật chống lũ

a) Cơ sở hạ tầng

Bảng 2.2: Đánh giá tổng hợp hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

ST T

Hạng mục

Nội dung Đánh giá Trọng

số

1 Trường

học Có 01 ĐH Lâm nghiệp, 3 Trường CĐ;Trường Trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội, trường Trung cấp Cảnh sát, trường Sỹ quan Đặc công, trường Trung học và dạy nghề NN&PTNT 1; 3 Trường PTTH; 7 Trường THCS; 9 Trường Tiểu học. Nhận thức dân trí khu vực nghiên cứu nhìn chung là cao. 3

2 Y tế Bệnh viện 24 thuộc quân đội; 1 Trung tâm y tế huyện; 2 Phòng khám khu vực (22 giường); 32 Trạm y tế xã/thị trấn (160 giường). Đã triển khai thực hiện 100% các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng. Tất cả các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 5 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ; tất cả các thôn, xóm có nhân viên y tế hoạt động.

Điều kiện y tế nhìn chung là đủ đảm bảo ứng phó các trường hợp khẩn cấp trong lũ lụt. 3 3 Giao thông

Hệ thống giao thông khu vực nghiên cứu cơ bản là có đầy đủ hệ thống đường bộ; đường thuỷ và đường không. Trên địa bàn có 02 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 6A với chiều dài 18km và đường Hồ Chí Minh với dài 16,5km. Thuận lợi trong công tác tiếp cận khu vực cần cứu trợ cứu nạn trong lũ lụt. 3 4 Hệ thống

Mạng lưới internet đã phủ kín các xã Thuận tiện cho công tác

thông tin liên lạc

phòng chống bão lũ, tuyên truyền và cung cấp cho nhân dân về chủ trương chính sách của nhà nước 5 Cấp điện

Thị trấn Xuân Mai và khu vực phụ cận đang được cấp điện từ điện lưới Quốc gia thông qua trạm biến áp Xuân Mai E10.9110/35/22KV-1x40MVA.Ngoài ra khu vực còn có các trạm biến áp trung gian 35/10KV.

Nguồn điện lưới này đã rải đều khắp huyện rất thuận lợi cho các trạm bơm (tưới, tiêu) hoạt động.

3

Tổng 15

Bên cạnh những thành tựu về cơ sở hạ tầng mà huyện đã xây dựng được. khu vực nghiên cứu còn những vấn đề tồn tại cần giải quyết như sau:

- Thực trạng vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ vẫn còn phổ biến, các công trình bám theo mặt đường lớn, không có đường gom, thiếu các giải pháp kỹ thuật, ảnh hưởng khả năng thông xe của các tuyến và có thể gây nên cản trở /tai nạn giao thông trong công tác phòng chống cứu hộ.

- Khu vực không có tuyến đường tỉnh lộ cắt qua (so với mật độ chung của toàn huyện là 8.97km/100km2 và của Thành phố là 15km/100km2).

- Mật độ đường huyện, đường liên thôn khá cao nhưng chưa tạo thành mạng lưới kết nối liên tục. Mặt cắt đường nhỏ, hầu hết từ 1-2 làn xe.

- Hạ tầng giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu. - Hệ thống bến bãi đỗ xe hầu như chưa có.

- Mật độ mạng lưới sông kênh lớn nhưng khả năng khai thác cho vận tải đường thủy gần như không có do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên, chưa đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch, chưa kể đến mực nước dao động giữa mùa mưa và mùa khô lớn.

b) Hiện trạng công trình thuỷ lợi chống lũ lụt

Việc nắm bắt được hiện trạng đê điều; công trình tiêu thoát nước; dòng chảy và sức chứa của các hồ chứa nước trên địa bàn nghiên cứu giúp tác giả định hướng tốt hệ thống thoát lũ khu vực nghiên cứu.

Bảng 2.3: Đánh giá tổng hợp hiện trạng các công trình thuỷ lợi phòng chống lũ

ST T

Hạng mục

Nội dung Đánh giá Trọng

số 1 Tình trạng tuyến đê phòng tránh lũ

Tác giả ghi nhận các tuyến đê Tả Tích; Tả Bùi làm nhiệm vụ chống lũ rừng ngang và phân chậm lũ có độ cao gia thăng thấp, mặt đê 4m-5m; thân đê còn mỏng, mặt đê nhiều ổ gà… các cống dưới đê xây dựng từ lâu nên khi có sự cố xảy ra dễ bị tràn cục bộ, rò rỉ, nước tràn qua đê.

Không an toàn -4 2 Hệ thống hồ chưa

Có 3 hồ lớn cấp nước chủ yếu cho khu vực nghiên cứu. Hầu hết nằm phía Tây đường Hồ Chí Minh. Các hồ này chỉ có nhiệm vụ tích nước tưới, không có nhiệm vụ cắt lũ. Tổng dung tích hữu ích của 3 hồ chứa là 20.106m3. Nếu được cải taọ sẽ có tác dụng trong chống lũ rừng ngang 0 3 Hệ thống bơm tiêu

- Các trạm bơm tiêu lớn hầu hết mới được đầu tư và đang được tu bổ nâng cấp với tổng công suất 17.500m3/h.

- Các trạm bơm tiêu nhỏ số lượng quá nhiều, năng lực bơm khá lớn song quản lý khai thác còn nhiều bất cập, không thông thoát dòng chảy, trong đồng úng nhưng ngoài trạm bơm không đủ nước để bơm tiêu. Hệ thống đê bao phân vùng,

Cần điều chỉnh lại các trạm bơm nhỏ

theo yêu cầu thiết kế làm cho úng vẫn xảy ra.

Tổng -7

Chi tiết như sau:

 Tình trạng tuyến đê phòng tránh lũ

Những năm gần đây do diễn biến bất thường về thời tiết đã xuất hiện nhiều trận mưa lớn kéo dài trên toàn lưu vực, như những trận mưa tháng 07/2017, 08/2018, hậu quả của các trận mưa lũ đều gây hậu quả ngập úng rất lớn trong các khu vực nghiên cứu, đồng thời gây nguy hiểm cho các tuyến đê như tình trạng vỡ đê hữu Bùi.

Bảng 2.4: Các tuyến đê trong ranh giới nghiên cứu

TT Tuyến đê Cấp đê Dài (m) Cao độ (m) Bề rộng mặt đê (m)

1 Tả Tích Cấp IV 600 9.5-12 4-5 2 Tả Bùi Cấp IV 2821 7.7-8.0 4-5 3 Hữu Bùi Cấp IV 9642 6.5-7.5 4-5

(Nguồn: Xí nghiệp Thủy lợi huyện Chương Mỹ, tháng 7/2019)

Đối với tuyến đê Tả Bùi: tổng chiều dài 14.7km thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ. Chiều dài đoạn qua khu vực nghiên cứu khoảng 2.8km, Khi lũ sông Bùi lên cao vượt lũ tại Yên Duyệt +7.51m đê có nguy cơ tràn, vỡ.

Đê hữu Bùi: Tổng chiều dài khoảng 9.6km; Đê bao bảo vệ 3 xã của huyện Chương Mỹ là Tân Tiến, Nam Phương Yên và Hoàng Văn Thụ, đa số là vùng thủy sản, vùng trũng với hơn 1 vạn dân. Đê chưa cứng hóa tuyến đê nên vẫn xảy ra sạt lở và vỡ đê khi lũ sông Bùi dâng cao.

 Hệ thống hồ chứa

Có 3 hồ lớn cấp nước chủ yếu cho khu vực nghiên cứu. Hầu hết nằm phía Tây đường Hồ Chí Minh. Các hồ này chỉ có nhiệm vụ tích nước tưới, không có nhiệm vụ cắt lũ. Tổng dung tích hữu ích của 3 hồ chứa là 20.106m3.

Bảng 2.5: Thống kê các hồ chứa tưới chính khu vực nghiên cứu

TT Tên hồ Thuộc xã Diện tích lưu vực (km2) Dung tích (106m3 ) Diện tích tưới (ha) F thực tưới (ha) Chiều dài tràn (m) Cao trình tràn (m) Cao trình cống (m) Tình trạng công trình 1 Hồ Trần 57 10,5 1050 875 138 18.2 12.5 Mới

Đồng Sương Phú nâng cấp 2 Hồ Văn Sơn Tân Tiến 23 7,0 650 430 28 19.5 13.5 Cần nâng cấp, sửa chữa 3 Hồ Miễu Nam Phươn g Tiến 17,5 2,5 200 165 39.5 33.5 Mới sửa chữa 2014 Tổng 20,0 1.900 1.470

(Nguồn: Quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội).

 Công trình tiêu úng

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng tiêu sông Tích - Bùi. Là khu vực có nhiều đồi núi và địa hình đồi gò do vậy công tác tiêu trong vùng tương đối phức tạp. Khu vực thị trấn Xuân Mai hiện hữu do có địa hình cao tiêu tự chảy ra sông Tích, sông Bùi. Khu vực 4 xã còn lại, tiêu tự chảy kết hợp với tiêu động lực ra sông Bùi.

Sông Bùi vừa là sông cấp nước tưới và cũng là nơi nhận nước tiêu từ khu rừng ngang ven đường Hồ Chí Minh xuống và phần diện tích kẹp giữa đường 419 đến bờ tả sông Bùi của huyện Chương Mỹ. Trong mùa mưa lòng sông Bùi rộng vì tràn bãi và mực nước tần suất 10% tại Tân Trượng khoảng 6,7 ÷ 7,0m, tại Ba Thá 5,8 ÷ 6,0m. Khả năng nhận nước tiêu của sông Bùi tốt. Ruộng đất cần tiêu ven sông Bùi có cao độ phổ biến ở +5,0 ÷ +4,5 m nên muốn tiêu ra sông Bùi đều phải dùng động lực bơm tiêu.

Theo thông tin khảo sát đối với Xí nghiệp Thủy lợi huyện Chương Mỹ có được: - Các trạm bơm tiêu lớn hầu hết mới được đầu tư và đang được tu bổ nâng cấp

chủ yếu là nạo vét kênh trục dẫn nước, thay máy đã xuống cấp, cải tạo cống, cửa van và nhà trạm nhằm phục vụ tốt việc tiêu ra sông ngoài với tổng công suất các trạm bơm tiêu 17.500m3/h.

- Các trạm bơm tiêu nhỏ số lượng quá nhiều, năng lực bơm khá lớn song quản lý khai thác còn nhiều bất cập, không thông thoát dòng chảy, trong đồng úng

nhưng ngoài trạm bơm không đủ nước để bơm, phần đầu hệ thống úng nhưng cuối hệ thống không có nước để tiêu. Hệ thống đê bao phân vùng, phân khu chưa hoàn chỉnh, chưa đủ theo yêu cầu thiết kế làm cho úng vẫn xảy ra.

- Trục kênh tiêu: các trục tiêu đã nhiều năm không được nạo vét nên bị bồi lắng, khả năng chuyển tải nước kém

(trạm bơm tiêu và trục tiêu trên khu vực nghiên cứu được đính kèm tại phụ lục 5)Theo thống kê của Xí nghiệp PTTL huyện hàng năm diện tích úng thường xuyên của huyện khoảng 2.500 ha, nằm rải rác ở các khu tiêu và tập trung nhất ở Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ (vùng Hữu Bùi chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang). Những năm mưa lớn với các trận mưa 3 ngày đạt 350mm trở lên toàn huyện úng tới trên 5.000ha, chủ yếu là vùng trũng ảnh hưởng đến sản lượng lúa và cá.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro liên quan tới lũ lụt tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w