Hiện trạng cấp thoát nước & vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro liên quan tới lũ lụt tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 35)

c) Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn, sông ngòi

2.1.4. Hiện trạng cấp thoát nước & vệ sinh môi trường

Bảng 2.6: Đánh giá tổng hợp hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường

ST

T Hạngmục Nội dung Đánh giá Trọngsố

1 Cấp nước

Chưa có hệ thống nước sạch

Về lâu dài, người dân cần chuyển đổi sử dụng hệ thống cấp nước sạch bằng nguồn từ Nhà máy nước sông Đà để hạn chế sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn trong mùa lũ.

-4

2 Thoát nước mưa

Hiện tại chủ yếu thoát nước theo dạng tự chảy ra đồng ruộng

Khu vực thị trấn Xuân Mai hiện hữu có cao độ nền tương đối cao, hệ thống thoát nước tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc tiêu thoát nước. Khu vực phía Nam sông Bùi đến Quốc lộ 21A, ngoài khu vực dân cư làng xóm, khu vực ruộng canh tác có cao độ nền tương đối thấp, ngoài ra khu vực này còn chịu ảnh hưởng của hiện tượng lũ rừng

ngang và lũ sông Bùi. Nên cần có các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của lũ lụt.

3 Thoát nước thải

Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nước thải phần lớn được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống cống chung thoát ra các ao, hồ.

Chưa có hệ thống xử lý riêng đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

-3 4 Thu gom chất thải rắn

Thiếu đơn vị thu gom và xử lý chất thải rắn

Công tác xử lý nước thải và vệ sinh môi trường hiện nay chưa đảm bảo an toàn môi trường.

-5

Tổng -11

a)Hiện trạng cấp nước

Khu vực nghiên cứu chưa có mạng lưới cấp nước sạch của thành phố. Hiện tại chủ yếu sử dụng nước giếng đào, nguồn nước này thường bị tác động vào mùa lũ, làm suy giảm chất lượng nước sinh hoạt của hộ dân. Theo báo cáo của huyện Chương Mỹ, hiện chỉ có 1% dân cư tại các xã này được sử dụng nguồn nước sạch từ 3 trạm cấp nước ngầm quy mô nhỏ : TCN Phương Hạnh 1000m3/ngđ, TCN Tân Mỹ công suất 20m3/ngđ và TCN Xuân Mai công suất 2000m3/ngđ. Hiện nay dự án xây dựng hệ thống cấp nước huyện Chương Mỹ sử dụng nguồn nước sạch Sông Đà đã được UBND huyện Chương Mỹ phê duyệt theo quyết định số 3637/QĐ-UBND ngày 21/12/2012.

Chất lượng nước trên địa bàn nghiên cứu

Trong đợt nghiên cứu, tác giả đã lấy mẫu xét nghiệm chất lượng nước tại vị trí các hồ chứa; cầu Tân Trượng và Cầu Cốc (đo từ 06/07/2019; 12/11/2019; 06/01/2020).

(Hạn chế của kết quả nghiên cứu là không lấy được mẫu nước trong mùa lũ. Kết quả phân tích chất lượng nước được đính kèm tại phụ lục 3)

- Chất lượng nước sông: Với kết quả đo đạc nguồn nước trên sông Bùi cho thấy hàm lượng BOD và COD tại các ví trí lấy mẫu đều vượt quy chuẩn cho phép. Chất lượng nước ở sông Bùi có thể sử dụng cho tưới, nuôi trồng thủy sản. Nếu sử dụng nước sông Bùi (nước mặt) vào mục đích sinh hoạt phải xử lý với công nghệ thích hợp mới sử dụng được. Đặc biệt khi vào mùa lũ nước giếng đào trộn lẫn nước lũ thì cần phải khử trùng trước khi sử dụng.

- Chất lượng nước các hồ chứa: Thượng nguồn các hồ chứa không có mỏ hóa chất, không có cơ sở sản xuất công nghiệp nào xả thải vào hồ, do vậy chất lượng nước các hồ chứa đều tốt có thể sử dụng vào mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới, tiêu. Các hồ nhỏ nằm trong khu dân cư không có nguồn sinh thủy thường xuyên không nên dùng vào mục đích sinh hoạt, chỉ nên dùng vào mục đích tưới.

b)Hiện trạng thoát nước mưa

Do đặc điểm địa hình, khu vực nghiên cứu được chia làm 3 vùng tiêu, cụ thể như sau:

- Vùng 1 (phía Bắc sông Bùi, phía Đông sông Tích): bao gồm khu trung tâm thị trấn Xuân Mai hiện hữu, khu trường Đại học Lâm Nghiệp...đây được coi là vùng tiêu đô thị. Hiện tại đã có hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải. Nước mưa, nước thải trong khu dân cư đều được thu gom bằng hệ thống cống, rãnh BxH=0.5mx0.6m; 0.4mx0.5m… để chảy ra hệ thống kênh mương, mặt nước rồi tiêu ra sông Tích, sông Bùi.

- Vùng 2 (khu vực phía Nam sông Bùi đến Quốc lộ 21A): khu vực này bao gồm dân cư làng xóm thuộc các xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ và khu vực đồng ruộng được tiêu theo chế độ tiêu nông nghiệp. Khu vực dân cư làng xóm thoát nước vào các tuyến rãnh thoát nước chung rồi thoát vào hệ thống kênh mương mặt nước trong khu vực. - Vùng 3 (khu vực phía Nam Quốc lộ 21A): bao gồm khu vực dân cư làng xóm,

đồng ruộng và đất lâm nghiệp có địa hình tương đối cao. Khu vực này phần lớn tiêu nước vào các hồ thủy lợi Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu, từ đó thoát ra sông Bùi.

c) Hiện trạng thoát nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nước thải phần lớn được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống cống chung thoát ra các ao, hồ. Khu vực thị trấn Xuân Mai tỷ lệ sử dụng nhà xí hợp vệ sinh ~90%, các xã tỷ lệ chỉ đạt trên 60%.

- Nước thải công nghiệp: Xử lý nước thải tại chỗ.

- Nước thải y tế: chưa có hệ thống xử lý riêng đạt tiêu chuẩn.

d)Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn - Trước đây, hàng ngày Công ty CP môi trường đô thị Xuân Mai thu gom, vận

chuyển CTR được chuyển về chôn lấp tại khu xử lý Núi Thoong, quy mô 2 ha. Sau khi khu xử lý CTR Núi Thoong bị sự cố chỉ có một phần CTR phát sinh được chuyển về khu xử lý CTR Xuân Sơn (Sơn Tây) và Nam Sơn (Sóc Sơn) để xử lý.

- Hiện nay, chất thải sinh hoạt được tập kết tại các bãi rác của địa phương. Đến mùa mưa lũ, rác thải lại được cuốn về trong khu dân cư gây mất an toàn vệ sinh môi trường (Một số hình ảnh sau lũ được định kèm tại phụ lục 3)

2.2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Tác giả dựa trên quy trình đánh giá được lựa chọn, tổng hợp các kết quả điều tra khảo sát phiếu phỏng vấn dựa trên khía cạnh: nhân khẩu, thu nhập, kinh nghiệm phòng chống của người dân, tác động của lũ đến người dân. Nhằm đánh giá yếu tố an toàn, ổn định, phát triển bền vững tại địa phương

2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Quá trình điều tra được tiến hành chủ yếu ở 5 xã với 100 hộ dân. Đây là hai thôn nằm ở khu vực thấp trũng, thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ rừng ngang trong khu vực nghiên cứu.

 Nhân khẩu

Bảng 2.7: Tình hình nhân khẩu và số lao động của 100 hộ điều tra Chỉ tiêu Số lượng ĐVT

1. Số hộ điều tra 100 Hộ 2. Số nhân khẩu 400 Người 3. Bình quân khẩu/hộ 4,00 Người 4. Tổng số lao động 320 Người 5. Bình quân lao động/hộ 3.2 Người

(Nguồn: số liệu điều tra, tháng 01/2020) Theo kết quả điều tra của 100 hộ dân thì tổng số nhân khẩu là 400 người, bình quân nhân khẩu là 4,00 người trên mỗi hộ.

 Trình độ học vấn

Bảng 2.8: Học vấn của người trả lời

T T Các xã Cấp 1 Cấp 2 Từ cấp 3 trở lên Tổng số Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn Xuân Mai 17 18.48 29 23.02 34 18.68 80 20.00 2 Xã Thủy Xuân Tiên 15 16.30 22 17.46 23 12.64 60 15.00 3 Xã Tân Tiến 32 34.78 36 28.57 52 28.57 120 30.00 4 Xã Nam Phương Tiên 13 14.13 19 15.08 48 26.37 80 20.00 5 Xã Hoàng Văn Thụ 15 16.30 20 15.87 25 13.74 60 15.00 Tổng 92 100 126 100 182 100 400 100

(Nguồn: số liệu điều tra, tháng 01/2020, N = 100)

Bảng số liệu cho thấy, trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất với 14,13%, tiếp đến là các người có trình độ từ cấp 2&3 trở lên với 28,57%. Như vậy, có thể nói trình độ học vấn của người trả lời bảng hỏi tương đối cao, tỷ lệ người có trình độ cấp 2, cấp 3 trở lên chiếm đa số. Đây là một trong những yếu tố khẳng định thêm về sự hiểu biết, tin cậy trong quá trình cung cấp thông tin, đây cũng chính là điều vô cùng thuận lợi trong việc huy động người dân tham gia vào các hoạt động phòng tránh và khắc phục lũ lụt. Lực lượng lao động ở đây khá dồi dào, trung bình số người đang trong độ tuổi lao động của mỗi hộ là 3 người, so với khu vực khác cũng khá cao. Do ở đây hoạt động kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp nên đa số các thành viên trong độ tuổi lao động đều đi làm việc tại các khu trung tâm thành phố Hà Nội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra cũng như công tác phòng chống trong mùa mưa lũ do thiếu lực lưỡng thanh niên cơ sở. Chính vì vậy để quá trình khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra thì chính quyền địa phương cần tạo công ăn việc làm cho lứa tuổi lao động để từ đó người dân gắn bó với địa phương hơn nữa.

 Tình hình đất của các hộ điều tra

Bảng 2.9: Hiện trạng đất ở và đất sản xuất của cáchộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Trung bình/hộ Đất ở (bao gồm cả vườn) m2 335,8 Đất nông nghiệp m2 44,17

(Nguồn: số liệu điều tra, tháng 01/2020) Qua số liệu điều tra được của 100 hộ dân (400 người) ở khu vực nghiên cứu ta thấy diện tích đất ở của của các hộ dân ở đây khá rộng rãi, diện tích trung bình của mỗi hộ dân là 335,8m2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá cao, bình quân mỗi hộ dân có 176,68m2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đa số người dân sử dụng đất nông nghiệp ở đây là trồng lúa, một số hộ khác thì trong hoa màu. Do đó, khi lũ lụt xảy ra thì dễ gây ngập lụt lúa và hoa màu gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế cũng như đời sống của các hộ gia đình.

 Tình hình nhà ở của các hộ điều tra

Theo kết quả khảo sát, nhà kiên cố chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 38,8% trong tổng số hộ khảo sát. Tiếp đến là loại nhà bán kiên cố với 11,25%. Số hộ vẫn đang sinh sống trong những ngôi nhà tạm là 16 hộ trong tổng số hộ khảo sát, chiếm chỉ lệ 16,5%, tập trung chủ yếu ở nhóm hộ nghèo (8 hộ) và nhóm hộ trung bình (8 hộ). Tỷ lệ nhà chung cư cao tầng và nhà vườn lần lượt là 18,05% và 6,84%.

Bảng 2.10: Loại nhà của hộ điều tra

TT Loại nhà Nhóm Nghèo Nhóm trung bình Nhóm khá Tổng số Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % 1 Kiên cố 11 40.74 10 25 16 48.48 37 38.08 2 Bán kiên cố 3 11.11 3 7.5 5 15.15 11 11.25 3 Nhà tạm 8 29.63 8 20 0 0.00 16 16.54 4 Nhà chung

cư cao tầng 3 11.11 3 7.5 3 9.09 9 9.23 5 Nhà vườn 2 7.41 9 22.5 8 24.24 19 18.05 6 Khác 0 0.00 7 17.5 1 3.03 8 6.84

Tổng 27 100 40 100 33 100 100 100

(Nguồn: số liệu điều tra, tháng 01/2020, N = 100)

Kết quả phỏng vấn sâu nhóm lãnh đạo địa phương cho thấy: Trong những năm qua, nhu cầu phát triển nhà ở tại khu vực nghiên cứu liên tục tăng cao; qua đó cho thấy tốc độ tăng

trưởng kinh tế và thu nhập người dân đã được cải thiện. Tỷ lệ có nhà ở kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố theo số liệu thống kê của huyện năm 2019 là 95,04%.

Nhà ở khu vực nghiên cứu được xây dựng cao nền, có khu vực gác mái chứa đồ quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại tài sản khi lũ tràn về. Điều này góp phần không nhỏ trong quá ứng phó khi có lũ lụt xảy ra, làm giảm được những thiệt hại mà lũ lụt gây ra.

2.2.3.Tình hình thu nhập của các hộ điều tra

Bảng 2.11: Tổng thu nhập trung bình của hộ điều tra năm 2019 Nguồn thu nhập Tổng thu nhập (Ngàn đồng/hộ)

Trồng trọt 15.043

Chăn nuôi 12.145,60

Buôn bán nhỏ 4.610

Tiền công và tiền lương 30.455 Lương hưu và trợ cấp 2.338,40 Tiền người khác gửi về cho 805

(Nguồn: số liệu điều tra, tháng 01/2020)

Qua bảng điều tra tổng thu nhập của 100 hộ dân cho ta thấy thu nhập chính của người dân ở đây là trồng lúa; hoa màu và chăn nuôi heo & gà. Trong năm 2019, trung bình mỗi hộ thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi ở đây là khoảng 27,2 triệu đồng. Đây là khoảng thu nhập khá cao so với các vùng khác.

2.2.4.Tác động của lũ lụt đến kinh tế hộ điều tra

Theo thống kê của phòng kinh tế huyện Chương Mỹ thiệt hại do lũ gây ra năm 2018 là: Bảng 2.12: Thiệt hại trung bình mỗi hộ do lũ rừng ngang gây ra

Nội dung thiệt hại Giá trị bằng tiền (ngàn đồng/hộ) Tỷ trọng (%) Thiệt hại về nhà ở 255,90 10,33 Thiệt hại về tài sản gia đình 146,00 5.9 Thiệt hại về trồng trọt 1113,45 44,95 Thiệt hại về vật nuôi 657,5 26,55 Thiệt hại về phi nông nghiệp 64 2,58 Thiệt hại về sức khỏe 240 9,69

Tổng 2476,85 100%

Nguồn: số liệu điều tra, tháng 01/2020

(i)Gây thiệt hại chính là về nông nghiệp do lũ xuất hiện trong thời kì thu hoạch vụ lúa hè thu làm cho diện tích lúa và hoa màu bị ngập nhiều hơn gây thiệt hại đến năng suất lúa cũng như hoa màu của người dân, cụ thể trung bình một hộ bị

thiệt hại 1,869 tạ lúa và 0,057 tạ rau màu với giá trị bằng tiền là 1113,45 ngàn đồng/hộ chiếm 44,95%. (ii)Quá mưa lũ đã làm ngập các chuồng vật nuôi cũng như thời tiết ẩm thấp cũng chính là nguyên nhân gây nên dịch bệnh làm cho các vật nuôi chết cũng như tốn chi phí về thuốc men cho các vật nuôi cụ thể thiệt hại về vật nuôi là 657,5 ngàn đồng/hộ chiếm 26,55%. (iii)Thiệt hại về nhà ở là 255,9 ngàn đồng/hộ, thiệt hại về sức khỏe là 240 ngàn đồng/hộ. (iv) Còn thiệt hại về phi nông nghiệp là thấp nhất chiếm 2,58% với 64 ngàn đồng/hộ.

2.2.5.Nguyên nhân chung dẫn đến thiệt hại do lũ lụt đến các hộ điều tra

Theo khảo sát, tại địa bàn nghiên cứu thường xảy ra lũ rừng ngang/ nước dâng ngập do xả thủy điện nên mọi người dân từ lâu đã có ý thức bảo vệ tài sản và phòng chống lũ. Tuy nhiên mức độ ngập lũ hằng năm khác nhau ví dụ như lũ năm 2018 lớn hơn 2017 với tần suất gấp đôi nên người dân chưa chuẩn bị đối phó kịp. tuy mức độ khác nhau nhưng thiệt hại do lũ lụt gây ra thường giống nhau. Có 06 nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại do lũ lụt là:

- Là do ý thức chủ quan của người dân: Việc tính chủ quan và dựa vào kinh nghiệm của bản thân đã làm cho quá trình ứng phó với lũ lụt không được tốt gây thiệt hại về nhiều mặt đối với nông nghiệp và nhà cửa kèm tài sản gia đình.

- Các hộ dân đã không chằng néo, làm kiến cố kĩ các bộ phận trong nhà. Nên trong quá trình mưa lũ đã làm hư hỏng một số bộ phận của nhà ở gây tốn chi phí mua vật liệu sửa chữa và nhân công sửa chữa.

- Về tài sản gia đình trong quá trình mưa lũ người dân đi lại bằng phương tiện xe máy là chủ yếu. Nên sau khi mưa lũ người dân phải tiến hành bảo trì, bảo dưỡng xe máy làm cho chi phí cũng tăng theo. Và cũng như đối với điện, nước… - Nước lũ lên làm cho một số vật nuôi như gia súc, gia cầm bị chết/ dịch bệnh

gây thiệt hại không nhỏ về chăn nuôi của các hộ dân.

- Còn đối với người dân: (i) bị ốm đau phải tốn chi phí để mua thuốc, nghỉ làm để dưỡng bệnh. (ii) mất mạng do bị rắn độc cắn, rắn từ ngoài đồng bò vào nhà để trú ẩn

- Do những thanh niên ở đây làm ăn xa còn lại đa số người dân ở đây là người già và trẻ em nên trong quá trình phòng chống lũ lụt gặp nhiều khó khăn gây nên thiệt hại lớn về nhiều mặt cho gia đình.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro liên quan tới lũ lụt tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w