6. Kết cấu luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi rotín dụng tại một số Ngân hàng Việt
Nam
Ngoài những chuẩn mực mà các Ngân hàng đang hướng đến như: mô hình tổ chức 3 vòng kiểm soát, kiểm soát tỷ lệ an toàn vốn CAR> 8%, sử dụng Hệ thống xếp
và chuẩn mực Basel II, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chủ tịch HĐQT, Khối QTRR Vietin Bank đầu mối phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tập trung nguồn lực và thời gian để nghiên cứu nhiều nội dung trong Chương trình Basel II.
+ Đầu tư vào phát triển phần mềm, công nghệ cao:
o Ký hợp đồng với công ty CMC Soft để mua phần mềm thống kê hỗ trợ việc xây dựng và phát triển mô hình đo lường RRTD theo Basel II;
o Ký hợp đồng với công ty Ernst & Young Singapore tư vấn xây dựng mô hình đo lường các chỉ tiêu PD, EAD, LGD cho khách hàng cá nhân, hỗ trợ mua sắm
công nghệ cũng như hệ thống giải pháp quản trị RRTD toàn diện.
o Một số ứng dụng từ Chương trình Basel II đã được VietinBank triển khai gồm: Ứng dụng mô hình quản lý, giám sát, hỗ trợ nhắc nợ đối với danh mục bán lẻ; mô hình xây dựng cơ chế lãi suất sàn và định giá theo rủi ro đối với khoản vay/khách hàng; hiện thực hóa chức năng kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; đo lường vốn cho rủi ro hoạt động; tính toán Tài sản có rủi ro (RWA)...
Có thể nói, công tác quản trị rủi ro tại VietinBank hiện nay đang dần được hoàn thiện, tiệm cận nhanh hơn các yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Thông qua các công cụ quản trị rủi ro như chính sách, công tác kiểm tra giám sát, cũng như các biện pháp quản trị rủi ro khác, VietinBank sẽ hoạt động an toàn, hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của NHNN là ngân hàng nhóm đầu khu vực, hội nhập tốt với nền tài chính quốc
tế.
- Kinh nghiệm của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank
Năm 2017, Sacombank đang một trong những ngân hàng top đầu hệ thống các
ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân về tổng tài sản đạt hơn 368.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.492 tỷ đồng, gấp 9,6 lần so với năm 2016. Với 3 trụ cột chính của Basel II là vốn tối thiểu, giám sát và kỷ luật thị trường và công bố thông tin, Sacombank cho biết hiện đang thực hiện và hoàn thiện một số chuẩn mực của Basel II trong công tác quản trị rủi ro hàng ngày.
xử lý, phối hợp với VAMC, với bên thứ ba trong việc tổ chức thu giữ, đấu giá tài sản xử lý nợ một cách minh bạch.
+ Ngân hàng đã thành lập Tổ thư ký dự án Basel II để thực hiện nhiệm vụ Tham mưu, tư vấn các vấn đề có liên quan đến Basel II.
+ Cùng Nhà tư vấn thực hiện đánh giá toàn diện hiện trạng thực tế Sacombank,
từ hệ thống quản trị, giám sát, điều hành, đến cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin... nhằm đo lường mức độ đáp ứng hiện tại của Sacombank so với các tiêu chuẩn của Basel II.
+ Ngân hàng phối hợp với công ty Ern & Young triển khai đánh giá GAP toàn diện cơ cấu tổ chức, quy trình, chính sách, cơ sở dữ liệu... cho các loại rủi ro theo Basel I như RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, quy trình đánh giá vốn rủi ro (ICAAP).
+ Nâng cấp và xây dự ng các mô hình định lượng rủi ro trong các lĩnh vực hoạt
động chính: Ngày 10/1/2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín và liên danh Aurionpro - Integro đã ký kết hợp đồng xây dựng hệ thống phần mềm khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS) với tổng giá trị đầu tư hơn 100 tỷ đồng.
Sacombank thừa nhận để triển khai thành công dự án Basel II về bản chất là một công việc đòi hỏi nguồn nhân lực và tài lực khá lớn, tuy nhiên với quyết tâm của
tập thể cùng kinh nghiệm, kiến thức, sự sâu sát của Ủy ban Chỉ đạo, Sacombank đang
đồng bộ triển khai các dự án Basel II với một phương pháp khoa học, hiệu quả.