6. Kết cấu luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân Đội
Trên cơ sở khảo sát quá trình triển khai và áp dụng quản trị RRTD theo Basel II của 2 NHTM, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho MB
Thứ nhất: Cần có sự cam kết, hỗ trợ mạnh mẽ từ HĐQT trong việc triển khai Basel II. Một thách thức cho MB khi triển khai áp dụng Basel II là chi phí triển khai lớn. Chi phí cho triển khai dự án tập trung vào chi phí đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, chi phí thuê tư vấn và chi phí nguồn nhân lực. MB phải có sự tính toán
Thứ hai: Nâng cấp hệ thống dữ liệu tin cậy và có độ chính xác cao. Thu thập và lưu trữ dữ liệu là việc rất quan trọng trong bất kỳ dự án triển khai Basel II nào. Phân tích chênh lệch về dữ liệu, bao gồm việc so sánh mức độ sẵn có và chất lượng của dữ liệu hiện có với các yêu cầu về dữ liệu của Basel II, phải được tiến hành ngay trong giai đoạn đầu của dự án. Từ đó, MB xác định được các yêu cầu dữ liệu bổ sung
và bố trí nhân sự phù hợp để thu thập và làm sạch dữ liệu. Việc kiểm tra chất lượng của dữ liệu và đối chiếu với sổ cái cũng là một thách thức trong quá trình triển khai Basel II nhằm đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu.
Thứ ba: Tuyển chọn, đào tạo nhân sự có chất lượng, gắn bó lâu dài với ngân hàng: Trong các nguồn lực cần huy động, chuẩn bị để triển khai Basel II, con người là nhân tố quan trọng nhất, bởi nếu không có nguồn nhân lực chất lượng thì các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu hiện đại và mô hình phức tạp đến đâu cũng không thể sử dụng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, một dự án nói chung và dự án Basel II nói riêng cần khoảng thời gian dài, thông thường tối thiểu 5 năm. Vì vậy, MB cần có chính sách tuyển dụng các nhân sự chất lượng cao và cam kết gắn bó làm việc lâu dài để thực hiện dự án.
Thứ tư, MB cùng các ngân hàng nằm trong danh sách NHNN lựa chọn để triển
khai Basel II cần định kỳ tổ chức hội thảo hoặc các buổi làm việc để trao đổi, rút kinh
nghiệm và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng Basel II.
Thứ năm: Bên cạnh lựa chọn đối tác tư vấn là các công ty kiểm toán hàng đầu,
Nă
m Sự kiện
199
4 MB được thành lập với số vốn điều lệ thực góp là 20 tỷ đồng 200
0
Thành lập 2 công ty thành viên là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội AMC, Công ty TNHH Chứng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, người viết đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và những nét chính trong Hiệp ước Basel. Chương I cũng nêu lên được
một số kinh nghiệm trong việc áp dụng chuẩn Basel vào việc quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng và bài học rút và cho Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Đây là cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1. Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) là một doanh nghiệp của Quân
đội nhân dân Việt Nam và trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 30 tháng 9 năm 1994, Ngân hàng Quân đội đã được ra đời và chính thức đi vào hoạt động. Với tầm nhìn là trở thành một Ngân hàng thuận tiện nhất với Khách hàng, sứ mệnh vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng. MB đă đặt ra triết lý kinh doanh là tận tâm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ nhân viên và cộng đồng - xã hội, với giá trị cốt lõi là Đoàn kết - Kỷ luật - Tận tâm, Thực thi - Tin cậy - Hiệu quả.
Đến nay, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng, với vốn điều lệ hiện nay là 18,155 nghìn tỷ đồng, quy mô tổng
tài sản là hơn 300 nghìn tỷ đồng, được vận hành bởi hơn 8000 nhân viên, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước với hơn 100 chi nhánh và 180 địa điểm
giao dịch.
Trong suốt hơn 23 năm hình thành, phát triển và đang có một vị trí vững chắc trên thị trường tài chính Việt Nam, Ngân hàng Quân đội được khách hàng và các nhà đầu tư tin tưởng và biết đến như một doanh nghiệp hoạt động ổn định, an toàn với tốc
khoán Thăng Long (hiện đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MBS)
200 3
Công ty thực hiện cải tổ về hệ thống và nhân lực 200
4 Thực hiện phát hành cổ phần thông qua việc bán đấu giá ra công chúng 200
5
Ký kết thỏa thuận giữa MB, Vietcombank, Viettel về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel; đạt được thỏa thuận hợp tác với Citibank
200 6
Thành lập công ty thành viên Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MB Capital. Đưa vào sử dụng hệ thống
thông tin core banking T24 của Tập đoàn Temenos 200
8
Tái cơ cấu. Viettel trở thành cổ đông chiến lược 201
0 Khai trương chi nhánh của MB tại Lào 201
1
Thực hiện niêm yết cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM Khai trương chi nhánh nước ngoài thứ 2 tại Campuchia
201 7
Chỉ tiêu 2014 ________2015________ ________2016________ 2017
Giá trị Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng tài sản 200,489,173 ~ 221,041,99 3~ 10% 256,258,50 0~ 16% 313,877,82 8~ 22% Vốn chủ sờ hữu 17,148,211 23,183,051 35% 26,588,446 15% 29,601,170 11% Vốn điều lệ 11,593,938 ~ 16,000,000 ~ 38% 17,127,409~ 7% 18,155,054 ^ 6% Tiền gửi của Khách hàng 167,608,507 181,565,384 8% 194,812,39 7 7% 220,176,02 2 13% 2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 2. 1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội
Nguồn: Báo cáo thường niên MB
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Quân Đội
Cho vay khách hàng 98,106,265 119,372,248 22% 148,687,38 9 25 % 182,062,45 8 22% Thu nhập lãi thuần 6,540,075 7,318,530 12% 7,978,944 9% 11,218,952 41% Lợi nhuận từ HĐKD trước 5,192,693 5,322,739 3% 5,680,689 7% 7,867,837 39% Lợi nhuận trước thuế 3,174,003 3,220,671 1% 3,650,585 13 % 4,615,726 26% Lợi nhuận sau thuế 2,502,988 2,512,134 0% 2,883,551 15 % 3,490,415 21% ROE 15.50 12.46 -20% 11.59 - 7% 12.42 7% ROA 1.32 ~ 1.19 -10% 1.21 ~ 1% 1.22 ^ 1%
Nguồn: Báo cáo tài chính MB
Trong giai đoạn 2015-2017, nhìn chung, MB đã có mức tăng trưởng cao về quy mô ở hầu hết các chỉ số (tổng tài sản, vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận) đạt được kết quả hoạt động kinh doanh từng năm khá ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đầu tiên là về tổng tài sản. Tính đến cuối năm 2017, MB đã đạt được 313,877 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2016, điều này thể hiện việc mở rộng quy mô và sự phát triển không ngừng của MB qua các năm. Đáng chú ý là vốn điều lệ của Ngân hàng tăng mạnh năm 2015 (38% so với năm 2014), nâng tổng vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu năm 2015, là những bước đầu trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đảm bảo về hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Tiếp theo, Huy động vốn mỗi năm đều có sự tăng trưởng bởi MB đã sử dụng các hình thức huy động vốn rất đa dạng, linh hoạt, hiệu quả, củng cố được niềm tin của khách hàng. Về hoạt động cho vay, có thể thấy rằng MB có sự tăng trưởng tín dụng đều khoảng trên 20% mỗi năm, cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường, tuy nhiên MB đã kiềm chế được nợ xấu và kiểm soát được phần nào rủi ro về tín dụng. Năm 2017 có thể coi là năm thành công của MB khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trên 20% so với năm 2016, tiếp tục nằm trong nóm Ngân hàng dẫn đầu thị trường tài chính ngân hàng. Về các chỉ số tài chính ROA,
ROE, các chỉ số này tăng rất chậm, cho thấy rằng mức độ tăng trưởng lợi nhuận đang nhấp hơn tốc độ tăng của tài sản hay vốn chủ sở hữu. Có thể chú ý đến là năm 2015, các chỉ số ROA, ROE giảm mạnh (-10%, -20% so với năm 2014) do lợi nhuận sau
thuế gần như không tăng trưởng trong khi MB lại tăng nguồn vốn chủ sở hữu 35% so
với năm 2014.
Nhìn chung, MB là một trong số rất ít NHTM có sự tăng trưởng toàn diện, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, đảm bảo tốt quyền lợi cho các cổ đông. Có thể nhận định rằng MB có hiệu quả kinh doanh tương đối tốt.
Ngoài ra, xét về cơ cấu nguồn thu nhập - khoản mục phản ảnh rõ nhất doanh thu của ngân hàng có thể thấy rằng trong 3 năm vừa qua, chiến lược của ngân hàng MB là tăng thu từ hoạt động dịch vụ và giảm thu từ hoạt động tín dụng. Điều này là hoàn toàn hợp lí vì doanh thu từ hoạt động dịch vụ ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng và cũng dễ dàng kiểm soát hơn. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là không thể thiếu và vẫn chiếm tỉ trọng cao bởi ngân hàng thực chất là ngành kinh doanh rủi ro, vì vậy càng rủi ro, lợi nhuận càng tăng, do vậy, khoản mục thu nhập từ lãi thuần nhìn chung giữ ở mức 80-90%/ tổng thu nhập.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.2.1. Mức độ tăng trưởng tín dụng 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0%
Hình 2. 2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2017
24%
22% 21%
15%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính MB
Trong 5 năm trở lại đây, MB có tình hình tăng trưởng tín dụng đều đặn, tốc độ
tăng trưởng đồng đều từ 15-25%/năm. Có thể thấy rằng MB có định hướng phát triển
tín dụng một cách chậm rãi, an toàn. Những năm gần đây, MB tập trung vào tăng thu dịch vụ bởi đây là một nguồn thu an toàn, gần như không có rủi ro, tuy nhiên vẫn
nhuận càng cao, vì vậy MB vẫn tăng trưởng tín dụng một cách hợp lí và không tăng trưởng nóng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
2.2.2. Mức độ tập trung tín dụng
a. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
Hình 2. 3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn khoản vay năm 2013-2017
■ Hỗ trợ tài chính và hợp đồng REPO ■ Nợ dài hạn ■ Nợ trung hạn ■ Nợ ngắn hạn
Nguồn: Báo cáo tài chính MB
Trong 5 năm gần đây, MB vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng đều đặn, tổng dư nợ tăng khoảng 15-20% mỗi năm. Đáng chú ý là nợ ngắn hạn là nhóm nợ chiếm tỷ trọng nhiều nhất (khoảng hơn 48% tổng dư nợ), trong năm 2017, nợ ngắn hạn tăng trưởng khoảng 25% so với năm 2016, cho thấy nợ ngắn hạn luôn là trọng tâm phát triển của MB. Tuy nhiên, khi xét về tỷ trọng cơ cấu nhóm nợ, có thể thấy rằng tỉ trọng của nợ ngắn hạn so với các nhóm nợ khác đang giảm, thay vào đó là sự tăng lên về quy mô của Nợ dài hạn (từ chiếm khoảng 13% trên tổng dư nợ năm 2013 tăng lên 33% trên tổng dư nợ trong năm 2017). Một trong những nguyên do tăng nợ dài hạn là trong năm 2016, 2017, ngân hàng đầy mạnh cho vay các công trình, dự án và bất động sản với kỳ hạn dài hơn hay ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Ngoài
ra, có thể là quan điểm rủi ro của MB đang thay đổi trở thành ưu tiên với khoản vay dài hạn thay vì ưu tiên các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. Tuy những khoản vay ngắn và trung hạn có khả năng quay vòng vốn nhanh nhưng rủi ro đem lại cũng lớn
hơn so với cho vay dài hạn. Khẩu vị rủi ro của MB đang có xu hướng an toàn hơn, hạn chế rủi ro tiềm ẩn.
b. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng
Hình 2.4. Cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng giai đoạn 2013 - 2017
0 100,000,000 200,000,000
■ Cho vay các TCKT
■ Cho vay cá nhân
■ Cho vay khác
■ Cho vay tại các Chi nhánh
nước ngoài
■ Các hợp đồng REPO, hỗ trợ
tài chính và ứng trước
Nguồn: Báo cáo tài chính MB
Cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng của MB trong vòng 4 năm đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ. Nhìn chung, dư nợ đối với các đối tượng khách hàng đều tăng qua các năm. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất qua các năm vẫn là Cho vay các TCKT (chiếm khoảng hơn 60% tổng dư nợ). Năm 2017, MB đạt cho vay các TCKT là 117,201 tỷ đồng, tương đương với 63,63% tổng dư nợ và tăng 17% so với năm 2016, trong đó tập trung ở cho vay các Công ty TNHH (khoảng 42,17%) và cho vay các công ty Cổ phần (chiếm 47,54%). Tính đến Quý 1 năm 2018, cho vay TCKT đã đạt 122,506 tỷ đồng, chiếm 64,75% tổng dư nợ. Việc kiểm soát rủi ro cho vay doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ các khía cạnh vĩ mô như tốc độ tăng trưởng ngành,
lạm phát, tỷ giá, .. .và các yếu tố vi mô như cạnh tranh trong ngành, giá cả đầu vào, ... đòi hỏi việc kiểm soát rủi ro cần phải chi tiết và bao quát được toàn bộ các rủi ro có thể gặp phải.
Nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là cho vay cá nhân. Có thể thấy rằng từ năm 2013 đến 2017, cơ cấu khoản cho vay cá nhân có sự thay đổi rõ rệt, điều này là do MB đã thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển mảng bán lẻ, tập trung
phân khúc khách hàng cá nhân với thế mạnh về số lượng, chất lượng và tiềm năng đem lại nguồn thu lớn như các Ngân hàng TMCP khác. Nếu như năm 2013, khoản mục này chỉ chiếm 14% tổng dư nợ (12,279 tỷ đồng) thì đến năm 2017 đã chiếm 32,63% tổng dư nợ (60,107 tỷ đồng). Để đạt được hiệu quả khi áp dụng chuyển đổi cơ cấu tập trung mảng bán lẻ, MB cần phải quản trị rủi ro tốt hơn, cần đánh giá rủi ro, thẩm định khoản vay tốt để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
c. Cơ cấu tín dụng theo ngành
Hình 2. 5. Cơ cấu tín dụng theo ngành năm 2013 - 2017
Hoạt động kinh doanh bất... Thông tin & truyền thông, 2% Vận tải, k bãi , 4% Các khoản phải thu KH của MBS, 1% Nông lâm nghiệp, thủy sản, 6% , Khai khoáng, 4% , 12? SX&PP điện, , ớc nóng, hơi nước Aay dựngvà điều hòa không
9% , 22% Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe áy và xe có ác
Cho vay tại các Chi nhánh nước ngoài 2% Các khoản phải thu KH của MBS / 1% Công nghiệp chế biến, chế 23%
Nông lâm nghiệp, thủy sản 2% Khai khoáng 2% ông nghiệp chế biến, chế tạo Xây dựng 10% Dịch vụ lưu
& ăn uống Vận tải, kho bãi 2% ' 6%
ữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác động làm thuê 26% SX&PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 3%
4% 11 % 15% 10% 9% 9% 7% 9% 38 % 33 % 32 % 5% 5% 51 % 43 % 4% 27 % 4% 24 % 25 % 27 % 26% 24% 24% 32%
Chủ trương MB hướng tới hiện nay là chuyển dịch cơ cấu thu nhập (chú trọng
chuyển dịch cơ cấu thu dịch vụ, giữ ổn định cơ cấu thu tín dụng). Những ngành nghề ưu tiên mà MB hướng tới, định hướng tài trợ bao gồm: Thương mại sửa chữa ô tô xe máy (24%), Công nghiệp khai thác và chế biến (17%), Hoạt động làm thuê, các công việc trong các hộ gia đình (26%), Xây dựng (10%), Vận tải, kho bãi (6%).