Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ xấu trong cho vay tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 022 (Trang 35 - 37)

Chính phủ cần phải thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc Chính phủ. Nguồn vốn của cơ quan này hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Vốn để xử lý nợ xấu đuợc huy động thông qua phát hành trái phiếu đuợc Chính phủ bảo lãnh hoặc bằng trái phiếu chính phủ. Cơ quan này mua có chọn lọc nợ xấu và chỉ mua ½ số nợ xấu hoặc chỉ mua các khoản nợ xấu lớn và phức tạp. Số còn lại, tổ chức tín dụng buộc phải tự xử lý.

Và hiện nay Chính phủ đã thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đi vào hoạt động từ tháng 10/2013. Cơ quan này đã hoạt động một cách tích cực, tính đến hết năm 2013, VAMC đã mua 38.900 tỷ nợ xấu đủ điều kiện của các TCTD chủ yếu bằng trái phiếu đặc biệt. Tuy nhiên đây chỉ là buớc đầu mua nợ, còn sau đó VAMC phải thực hiện phân loại, xử lý các khoản nợ xấu mua về.

Chính phủ yêu cầu các TCTD phải thành lập bộ phận riêng để giải quyết nợ xấu. Các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tu nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhung sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp; các NHTM có thể bán nợ xấu cho các công ty xử lý nợ xấu tu nhân trên thị truờng. Việt Nam nên rút

kinh nghiệm từ Trung Quốc, tạo điều kiện uu đãi để các tổ chức nuớc ngoài tham gia mua nợ xấu tại Việt Nam, vừa giúp giải quyết vấn đề truớc mắt vừa có thể học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức nuớc ngoài trong việc xử lý nợ.

Hoàn thiện cơ chế về chứng khoán hóa các khoản nợ. Truớc mắt các bộ ngành liên quan có thể đua ra bộ quy chế về chứng khoán hóa tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng. Việc chứng khoán hóa có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, đó là đấu giá các chứng khoán này trên thị truờng quốc tế. Điều này vừa thu hút nguồn lực bên ngoài, vừa tạo ra tính thanh khoản cao hơn cho các chứng khoán mới phát hành.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ. Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách tín dụng phù hợp với các chuẩn quốc tế, đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chua thực sự ổn định; (2) hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị truờng bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không đuợc gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM. Với 2 nhóm khuyến nghị xử lý nợ xấu trên, hy vọng việc áp dụng các kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ đảm bảo xử lý nợ xấu phù hợp với 3 yêu cầu đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Khóa luận đã hệ thống hóa các nội dung sau:

Thứ nhất: Những vấn đề cơ bản về nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng: Khái

niệm nợ xấu, cách phân loại nợ, những dấu hiệu nhận biết một khoản tín dụng có vấn đề.

Thứ hai: Nguyên nhân phát sinh nợ xấu, tác động và giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu. Thứ ba: Tìm hiểu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nuớc trên thế giới và rút ra bài

Khoản mục 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu [6]2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ xấu trong cho vay tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 022 (Trang 35 - 37)