- Giáo viên phát phiếu kiểm tra gồm 6 bài tập trắc nghiệm nhanh với 1 câu hỏi tự luận trong thời gian 10 phút để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh cả lớp. Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 1,0 điểm, phần tự luận được 4,0 điểm. Nội dung các câu hỏi tập trung vào chủ đề vừa học. (Thời gian kiểm tra: đầu giờ của tiết học Địa lí tiếp theo – thay thế cho việc kiểm tra bài cũ).
Trường THPT Tam Đảo 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên ...; Lớp...
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng
Câu1. Nước trên lục địa gồm nước ở
A. trên mặt, nước ngầm. B. trên mặt, hơi nước. C. nước ngầm, hơi nước. D. băng tuyết, sông hồ.
Câu 2. vòng tuần hoàn nhỏ của nước không có giai đoạn nào sau đây?
A. Bốc hơi. B. Ngưng tụ. C. Di chuyển. D. Mưa xuống.
Câu 3. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. nước ngầm B. chế độ mưa. C .địa hình. D. thực vật.
Câu 4. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là
A. điều hòa chế độ nước sông. B. làm giảm tốc độ dòng chảy. C. giảm lưu lượng mức sông. D. điều hòa dòng chảy sông.
Câu 5. Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có
A. địa hình phức tạp. B. nhiều thung lung.
C. nhiều đỉnh núi cao . D. độ dốc địa hình. Câu 6. Sông nằm trong khu vực ôn đới lạnh thường nhiều nước nhất vào các mùa A. xuân và hạ. B. hạ và thu. C. thu và đông. D. đông và xuân. II. Tự luận Câu 7. Trong bài “Thề non nước”, nhà thơ Tản Đà có viết: “Non cao đã biết hay chưa Nước đi ra bể lại mưa về nguồn” Bằng kiến thức địa lí đã được học, em hãy trả lời ngắn gọn: - Trong thực tế, “nước đi ra bể” rồi lại “quay về nguồn” bằng những con đường nào? - Tài nguyên nước có bị hao kiệt không? Tại sao? - Hiện nay, tài nguyên nước đang gặp phải những vấn đề gì? Hay đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề đó. ... ... ... ... ... ... ---HẾT--- - Sản phẩm của học sinh:
- Bảng thống kê kết quả theo điểm bài kiểm tra: Lớp Sĩ số Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10A2 38 0 0 0 0 0 0 4 10 17 6 1 10A5 41 0 0 0 0 0 0 6 15 13 5 2 7.1.3. Ý nghĩa
Bằng cách lồng ghép văn thơ, tục ngữ, ca dao, dân ca vào giảng dạy Địa lí có ý nghĩa sâu sắc, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kỳ hội nhập với khu vực, với thế giới hiện nay. Các em biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới đồng thời phải biết kế thừa nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc.
Như vậy, sử dụng kiến thức văn học, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy sẽ giúp cho mỗi bài học Địa không chỉ đơn thuần là kiến thức về khoa học Địa lí mà mỗi bài giảng của thầy cô sẽ là “Bức tranh về thiên nhiên, con người Việt Nam".
Những quy luật của thiên nhiên với sản xuất, các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người ... sẽ là cơ sở để học sinh tiếp nhận những kiến thức khoa học mới. Các em sẽ giải thích được các mối quan hệ đó, trên cơ sở khoa học.
Các kiến thức địa lý tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế (chương trình lớp 10, lớp 12) thấm đẫm trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam sẽ theo các em vào những trang giấy viết. Tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc trong ca dao dân ca sẽ mang lại cho các em tinh thần lạc quan, vững tin để có kết quả học tập tốt.
Đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học là một quá trình cần sự nỗ lực lớn từ người thầy; đầu tư bài soạn, kết hợp nhiều phương pháp truyền thống và hiện đại, phương tiện hỗ trợ dạy học, phân phối thời gian…là những yếu tố thành công của bài dạy, đem lại hứng thú cho người học, làm phong phú và đa dạng cách dạy học mang đậm chất “địa lí”.
Việc áp dụng văn học trong giảng dạy Địa lí còn giúp giáo viên hình thành thái độ tích cực cho học sinh một cách dễ dàng trong một giờ Địa lí tránh thuyết giáo khô khan.
Thông qua các ý nhạc, vần thơ giúp cho học sinh thêm hứng thú, chủ động tiếp nhận kiến thức, phát triển được những năng lực và phẩm chất đáng quý.
Khi tích hợp, vận dụng các kiến thức văn học đa chiều sẽ giúp người học củng cố niềm tin, tình yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
7.2. Tính khả thi và khả năng áp dụng của sáng kiến
Giáo viên có thể sử dụng nhiều thể loại tác phẩm văn học, âm nhạc, nhiều loại hình: tục ngữ, ca dao, thành ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau để tô đậm thêm kiến thức Địa lí ; Đồng thời, cũng tạo một phương pháp mới giúp học sinh tiếp thu kiến thức thực tế hơn, trực quan hơn và hứng thú học tập hơn.
Các thầy, cô có thể dùng kiến thức văn học, tục ngữ, cao dao, thơ ca trong các hoạt động dạy học như : kiểm tra bài cũ, mở bài, giảng bài mới, kiểm tra đánh giá hoặc củng cố, dạy nâng cao mở rộng, liên hệ thực tế… Ở tất cả các bước và các khâu của quá trình giảng dạy. Phương pháp này có thể áp dụng ở hầu hết các trường THPT với các đối tượng học sinh có mức độ nhận thức khác nhau.
Với ý tưởng khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học địa lí lớp 10. Bản thân tôi đã thực hiện và thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh; quan sát thái độ học tập, thăm dò ý kiến của học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy thực nghiệm đều có hiệu quả rất tích cực.
Do việc sử dụng ca dao, tục ngữ chỉ phù hợp với một số bài nên việc kiểm tra đánh giá chỉ đánh giá một phần chương trình học của học sinh. Tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá về kiến thức đối với tiết học chỉ sử dụng kiến thức
có trong bài với hình ảnh sách giáo khoa và tiết học kết hợp kiến thức sách giáo khoa, hình ảnh và ca dao tục ngữ thơ ca có liên quan.
Ý kiến của học sinh cho rằng nếu giáo viên sử dụng thêm ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng bài thì cảm thấy dễ hiểu bài, nhớ bài nhanh, sẽ giải thích được các hiện tượng, tình huống khi gặp trong thực tế.
Sáng kiến đã được tôi áp dụng hiệu quả trong giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 – THPT tại trường THPT Tam Đảo 2. Nội dung của sáng kiến có thể mở rộng và áp dụng cho dạy học phần tự nhiên trong chương trình Địa lí 10 cũng như áp dụng giảng dạy ở các trường THPT khác với trình độ nhận thức khác nhau của học sinh.
Sáng kiến trên cũng đã được các đồng nghiệp trong trường và trường bạn (THPT DTNT Tỉnh) áp dụng linh hoạt; bước đầu thu được kết quả khả quan và đánh giá là có khả năng mở rộng, áp dụng rộng rãi ở các trường THPT trong toàn tỉnh (Mục 10.1 và 10.2).
Quan sáng kiến “Tích hợp kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT để dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh”, tác giả mong muốn mọi giáo viên THPT biết được quy trình xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí, biết cách tiến hành các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung bài dạy. Từ đó, mỗi giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào bài giảng của mình nhằm phát triển những năng lực và phẩm chất cho học sinh.