Những thông tin cần được bảo mật:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên địa lí 10 THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh (Trang 60)

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

9.1. Điều kiện cần thiết

- Về phía Sở giáo dục

+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn để hướng dẫn giáo viên các trường trong Tỉnh về cách tiếp cận, xây dựng cũng như thực hiện các bài dạy tích hợp liên môn trong giảng dạy.

+ Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, cáo cáo chuyên đề cấp Tỉnh và cấp cụm chú trọng đến nội dung dạy học tích hợp liên môn để dạy học tích cực và phát triển năng lực học sinh. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho giáo viên các trường trong cụm, tỉnh có nhiều điều kiện hơn để trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

+ Đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các trường về cơ sở vật chất và công nghệ, tư liệu để giáo viên các trường nói chung và giáo viên bộ môn Địa lí nói riêng có điều kiện để thực hiện giảng dạy tích hợp.

+ Các trường cần quan tâm, sát sao trước những vấn đề đổi mới của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học…để giáo viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức và nội dung dạy học.

+ Các nhà trường hỗ trợ về cơ sở vật chất, thông tin, tư liệu.. để hỗ trợ kịp thời cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

- Về phía giáo viên

+ Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình; các đơn vị kiến thức địa lí cơ bản, nâng cao và phần liên hệ thực tế, liên môn. Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong tình hình mới của đất nước.

+ Giáo viên tâm huyết với nghề, không ngừng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

+ Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong quá trình tìm tòi kiến thức, cập nhật tác phẩm văn học mới gắn liền với kiến thức địa lí.

+ Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy để lựa chọn, ứng dụng văn học vào giảng dạy cho phù hợp.

+ Thường xuyên đánh giá học sinh qua từng tiết dạy, dạy đối chứng để rút kinh nghiệm kịp thời.

- Đối với học sinh

+ Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân.

+ Học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

9.2. Một số vấn đề cần lưu ý

* Đối với giáo viên

Thứ nhất: Trong khi soạn bài phải cân nhắc thật kỹ những nội dung cần đưa vào bài giảng, phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn cho học sinh đạt được. Bên cạnh đó, phải hệ thống câu hỏi rõ ràng, rành mạch; chịu khó sưu tầm những câu văn, câu thơ, tục ngữ, ca dao liên quan đến bài dạy; đảm bảo tính chính xác của những nội dung mình cần đưa vào bài dạy.

Thứ hai: Khi sử dụng cần phải có chon lọc. Giáo viên nên chon lọc những tác phẩm có giá trị Địa lí thiết thực. Tránh chọn những tác phẩm có nội dung chung chung, không rõ nghĩa sẽ làm học sinh bị rối kiến thức.

Thức ba: Giáo viên phải sử dụng linh hoạt, hợp lí trong từng khâu, từng mục của giờ dạy.

Thứ tư: Đối với những lớp học chuyên môn văn hay những học sinh học khá môn văn. Giáo viên có thể khơi gợi nguồn cảm hứng văn chương cho học sinh như khuyến khích các em tìm những câu văn, thơ, tục ngữ, ca dao, vè… nói về một nội dung địa lí trong bài. Hoặc có thể khuyến khích các em sáng tác văn thơ nói về vấn đề, hiện tượng địa lí đó.

Thứ năm: Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, kết hợp giữa văn học với các đồ dùng trực quan để hình thành cho các em khái niệm mang tính trực quan cao. Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán xuyến học sinh, không sa đà vào nội dung văn học.

* Đối với học sinh

Phải tích cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài; tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá môn học; chịu khó sưu tầm ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam.

9.3. Bài học kinh nghiệm

Để áp dụng hiệu việc tích hợp kiến thức văn học, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy Địa lí, cần:

- Giáo viên tâm huyết với nghề, không ngừng trao dồi kinh nghiệm giảng dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Nắm chắc về lý luận và kiến thức, kỹ thuật dạy học liên môn.

- Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong quá trình tìm tòi kiến thức, cập nhật tác phẩm văn học mới gắn liền với kiến thức địa lí.

- Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy để lựa chọn, ứng dụng văn học vào giảng dạy cho phù hợp.

- Thường xuyên đánh giá học sinh qua từng tiết dạy; dạy đối chứng để rút kinh nghiệm kịp thời.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

* Chọn đối tượng thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Tam Đảo 2 từ năm học 2017-2018 ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy.

Trong đó, quá trình thực nghiệm gần nhất (học kì I năm học 2019-2020), tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy. Cả bốn lớp này đều được dạy cùng một chủ đề - Chương II: Vũ Trụ. Các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh

10A2 38 10A6 39

10A5 41 10A7 40

- Các lớp thực nghiệm: lớp 10A2, 10A5 sử dụng kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy.

- Các lớp đối chứng: các lớp 10A6, 10A7 sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống, không sử dụng kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy.

* Kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy “Chương II: Vũ Trụ. Các hệ quả chuyển động của Trái Đất”, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn (thời gian 15 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả như sau:

Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp số Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 10A2 38 0 0 0 0 0 0 4 10 17 6 1 10A5 41 0 0 0 0 0 0 6 15 13 5 2 Đối chứng 10A6 39 0 0 0 0 0 5 11 12 8 3 0 10A7 40 0 0 0 0 0 4 10 14 10 2 0

Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm

Xếp loại Lớp thực nghiệm (10A2, 10A5) Lớp đối chứng (10A6, 10A7) Tổng % Tổng % Giỏi (9-10 điểm) 14 17,7 5 6,3 Khá (7-8 điểm) 55 69,6 44 55,7 Trung bình (5-6 điểm) 10 12,6 30 38,0 Yếu (<5 điểm) 0 0.0 0 0,0 * Nhận xét kết quả thực nghiệm

Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ môn Địa lí. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng. Điều này được tôi thể hiện bằng “Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm ở bên dưới”.

Để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc khai thác văn học, thơ, ca dao tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên 10, tôi đã xây dựng phiếu điều tra đối với 04 giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí (PHỤ LỤC 1) và 316 học sinh lớp 10 trường THPT Tam Đảo 2 và THPT DTNT Tỉnh (PHỤ LỤC 2). Kết quả được tổng hợp như sau (PHỤ LỤC 3,4):

- Đối với giáo viên:

+ Khi được hỏi thầy/cô có sử dụng nội dung văn thơ, ca dao tục ngữ vào giảng dạy không? 100% GV đều trả lời có sử dụng nhưng chỉ thỉnh thoảng.

+ Khi được hỏi thầy/cô sử dụng văn thơ, ca dao, tục ngữ vào giảng dạy Địa lí , thầy/cô thấy thái độ của các em học sinh như thế nào? 100% GV đều trả lời rằng phần lớn các em đều hứng thú hơn với bài học.

+ Khi được hỏi việc lồng ghép kiến thức văn thơ, ca dao, tục ngữ vào giảng dạy Địa lí, thầy/cô có thấy hiệu quả hơn trong việc tiếp thu kiến thức của các em không? 100% GV đều trả lời có hiệu quả với đa phần các em HS.

+ Khi được hỏi thầy/cô vận dụng văn thơ, tục ngữ, ca dao vào lúc nào của tiết học? Có 25% GV trả lời vào phần mở bài. Có 25% trả lời vào lúc dạy bài mới. Có 50% trả lời rằng sử dụng vào tất cả các khâu của tiết học.

+ Khi được hỏi thầy/cô có đồng ý với quan điểm sử dụng văn thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí cần trên quan điểm “gạn đục, khơi trong”? 100% GV trả lời đồng ý.

+ Khi được hỏi việc lồng ghép kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy Địa lí thầy/cô gặp phải khó khăn gì không? 75% GV trả lời do thiếu tư liệu. 25% GV mất nhiều thời gian hơn dẫn đến cháy giáo án.

+ Khi được hỏi việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ vào bài dạy Địa lí, thầy (cô) cho rằng có khả năng giúp phát triển được năng lực và phẩm chất của học sinh không?100% GV đều trả lời là có.

- Đối với học sinh:

+ Khi được hỏi em thấy thầy (cô) của mình có sử dụng thơ, ca dao tục ngữ (liên quan đến bài học) lồng ghép vào tiết dạy Địa lí không?75% HS trả lời thỉnh thoảng. 25% HS trả lời thường xuyên.

+ Khi được hỏi việc thầy (cô) lồng ghép thơ, ca dao tục ngữ vào bài dạy Địa lí, em có hứng thú với tiết học hơn không? 12% HS trả lời bình thường. 12% HS trả lời hứng thú hơn.

+ Khi được hỏi việc thầy (cô) lồng ghép thơ, ca dao tục ngữ vào bài dạy Địa lí, em thấy việc tiếp thu và nhớ kiến thức có hiệu quả hơn không? 7% HS trả lời bình thường. 93 % HS trả lời hiệu quả hơn.

Qua kết quả của bảng điều tra và kết quả của bài kiểm tra của các lớp học sinh chúng ta cũng nhận thấy phần lớn học sinh đều trả lời các thầy cô có sử dụng thơ, ca dao tục ngữ trong quá trình dạy học nhưng với tần suất không nhiều. Kết quả phần đông các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả tiếp thu kiến thức cũng cao hơn khi thầy, cô sử dụng kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ vào dạy học Địa lí – nhất là phần tự nhiên.

Đồng thời kết quả của bảng điều tra, có thể nhận thấy tất cả các giáo viên dạy Địa lí ở trường THPT Tam Đảo 2 đều có sử dụng văn học, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí và nhận thấy được hiệu quả của việc sử dụng đối với học sinh (làm các em hứng thú hơn, hiểu bài hơn). Các thầy cô cũng đồng ý với quan điểm rằng có thể sử văn học, ca dao, tục ngữ vào tất cả các khâu trong tiến trình dạy học từ mở bài đến dạy bài mới, củng cố và đánh giá kiểm tra.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với giáo viên khi tích hợp thơ, ca dao tục ngữ để phục vụ dạy học phần lớn là thiếu tư liệu.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí 10. Đồng nghiệp của tôi cũng đã tiến hành dạy đối chứng ở 2 lớp 10A3, 10A4 trường THPT Tam Đảo 2. Trong đó, lớp 10A3 sử dụng kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy, lớp 10A4 không sử dụng kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy. Kết quả điểm kiểm tra nhanh 10 phút thu được sau khi giảng dạy tại 2 lớp như sau:

Bảng 4: Kết quả so sánh, đối chiếu với lớp 10A3 với lớp 10A4

Lớp Số HS Kết quả Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % 10A3 40 9 22,5 17 42,5 14 35,0 0 0 10A4 39 6 15,3 13 33,3 19 48,9 1 2,5

* Kết quả áp dụng của đồng nghiệp trường bạn

Sáng kiến của tôi cũng đã được đồng nghiệp áp dụng linh hoạt trong giảng dạy lớp 10A và 10B tại trường THPT DTNT Tỉnh. Học sinh giữa hai lớp gần như đồng đều về số lượng và trình độ nhận thức. Trong đó, lớp 10B sử dụng kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy, lớp 10A không sử dụng kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy. Kết quả điểm kiểm tra 10 phút thu được sau khi giảng dạy tại 2 lớp như sau:

Bảng 5: Kết quả so sánh, đối chiếu với lớp 10A với lớp 10B

Lớp Số HS Kết quả Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % 10A 40 2 5,0 14 35,0 20 55,0 3 7.5 10B 39 4 10,3 14 35,9 20 51,2 1 2,6

* Đánh giá lợi ích chung

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Với đối tượng học sinh gần như nhau về số lượng, trình độ nhận thức thì kết quả kiểm tra đối chứng với một bài học có và không sử dụng kiến thức thơ, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy khác nhau:

- Lớp 10A3 có tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi là 65%, không có học sinh điểm yếu.

- Lớp 10A4 tỉ học sinh khá giỏi là 48,6% (thấp hơn so với lớp 10A3 và vẫn còn 2,5% tỉ lệ học sinh yếu (trong khi lớp 10A3 không có).

- Lớp 10B có tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi là 46,2%, tỉ lệ học sinh yếu là 2,5%.

- Lớp 10A có tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi là 40,0% (thấp hơn so với lớp 10B), tỉ lệ học sinh yếu là 7,5% (cao gấp 3 lần tỉ lệ này ở lớp 10B).

Như vậy, kết quả bài kiểm tra đã cho thấy ở các lớp thực nghiệm số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng, việc tích hợp kiến thức thơ, ca dao tục ngữ vào để giảng dạy phần tự nhiên chương trình địa lí lớp 10 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Một học sinh hứng thú hơn trong học tập. Hai là học sinh dễ tiếp thu kiến thức bài học, nhớ kiến thức lâu hơn và đạt kết quả học tập cao hơn. Ba là giúp phát triển được các năng lực và phẩm chất cốt cõi cho học sinh.

* Kết luận

Xuất phát từ thực tiễn điều tra giáo viên và học sinh trên, tôi đã biên soạn hệ thống các trích đoạn thơ, ca dao tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí và hướng dẫn cách khai thác, sử dụng tư liệu hiệu quả nhất.

Khai thác kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí lớp 10, giáo viên có thể sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ để tạo ra một mở bài cuốn hút với các em, để khai thác kiến thức địa lí, để minh họa, mở rộng kiến thức cho bài học, hoặc để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả năng vận dụng của các em

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên địa lí 10 THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)