Các nhân tố tác động tới mở rộng hoạt độngtín dụng bán lẻ tại NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hồng hà khoá luận tốt nghiệp 053 (Trang 25)

b) Chỉ tiêụ định lượng

1.2.4. Các nhân tố tác động tới mở rộng hoạt độngtín dụng bán lẻ tại NHTM

NHTM

a) Nhân tố khách quan Môi trường kinh tế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, thì môi trường kinh tế ở cả trong nước cũng như thế giới đều là nhân tố tác động đến sự phát

triển tín dụng bán lẻ.

• Chu kỳ kinh tế

Sự biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế có tác động to lớn đến sự phát triển tín dụng bán lẻ. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thì mức sống của người dân được cải thiện, thu nhập tăng, chi tiêu cũng tăng lên một cách phong phú và đa dạng, kéo theo nhu

cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp. Vì vậy tạo điều kiện

cho hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng phát triển vững chắc, hạn chế rắc rối xảy ra. Ngược lại, khi nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu dẫn đến hoạt động sản xuất trong nền kinh tế cũng có xu hướng sụt giảm kéo theo sự thu hẹp của hoạt động tín dụng bán lẻ.

• Lạm phát

Khi nền kinh tế ở trong trạng thái lạm phát cao, đồng tiền mất giá, mức thu nhập thực tế của người dân giảm xuống, người dân thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì họ thích

nắm giữ hàng hoá hơn. Do đó, hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng

bán lẻ nói riêng.

ngành cũng như được quy định rõ ràng, chặt chẽ và đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi đề thực hiện các hoạt động của các ngân hàng, giảm thiếu các sai sót, nhầm lẫn.

Môi trường văn hoá, xã hội

Môi trường văn hoá, xã hội có thể bao gồm các yêu tố như thói quen, tâm lý, tập quán, trình độ dân trí... cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng bán lẻ.

Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cửa họ dẫn đến những tác động to lớn tới hoạt động bán lẻ. Ở Việt Nam, người dân có thói quen tiêu dùng tiền mặt, do người dân Việt Nam có thói quen mua hàng tại các chợ, cửa hàng nhỏ làm nhu cầu thanh toán thẻ chậm phát triển. Chính vì thế các sản phẩm tín dụng bán lẻ như thẻ tín dụng có tiềm năng rất lớn.

Trình độ dân trí của người dân cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển

tín dụng bán lẻ. Những người có học vấn cao họ biến đến và nhận thức được những lợi ích mà những sản phẩm tín dụng bán lẻ mang lại. Với họ, việc vay mượn là công cụ để đạt được mức sống tốt hơn khi mà điều kiện hiện tại không cho phép. Càng nhiều người sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ càng khiến các ngân hàng chú trọng và phát triển hoạt động này tốt hơn.

Môi trường công nghệ

Đây được coi là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại vì việc ứng dụng những thiết bị công nghệ hiện đại: công nghệ thẻ, hệ thống máy tính, các phần mềm xử lý nghiệp vụ, các phần mềm ứng dụng dịch vụ ngân hàng. giúp ngân hàng giải quyết công việc hiệu quả, nhanh chóng, an toàn, đồng thời phục vụ khách

hàng tốt hơn, từ đó tạo điều kiện phát triển tín dụng bán lẻ.

Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng.

Đối thủ cạnh tranh

Trong ngành, các tổ chức cùng hoạt động, chia sẻ lợi ích với ngân hàng như ngân

ganh đua, dùng các biện pháp đề tạo lợi thế cạnh tranh, giành thị phần. Cùng như các đối

thủ tiềm ẩn như các ngân hàng thương mại nước ngoài... đều dẫn đến những trở ngại nhất định trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.

Khách hàng

Ngân hàng đóng vai trò là nhà cung cấp cung ứng sản phẩm, nhưng sản phẩm có được tiêu thụ hay không còn phụ thuộc vào cầu của khách hàng. Nếu các khách hàng bán lẻ không có nhu cầu về tín dụng bán lẻ thì việc mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ bằng nhiều biện pháp khác nhau của ngân hàng cũng không có ý nghĩa. Ngược lại, nếu khách hàng đang gia tăng nhu cầu về tín dụng bán lẻ, khi đó cung và cầu gặp nhau, kết quả ngân hàng và khách hàng đều thỏa mãn mục tiêu và lợi ích của mình.

b) Nhân tố chủ quan

Nguồn lực tài chính của ngân hàng

Nguồn lực tài chính là nhân tố quyết định tới việc có thể phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ hay không. Nếu một ngân hàng có tiềm lực tài chính vững mạnh thì khả năng phát triển các hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng sẽ cao hơn so với một ngân hàng có nguồn lực tài chính kém. Bởi vì, sở hữu một nguồn lực tài chính lớn giúp ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn, luôn đáp ứng được những nhu cầu vay của khách hàng. Hơn nữa, với nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động khác như hệ thống chi nhánh, kênh phân phối.

Ngoài ra, nguồn lực tài chính của ngân hàng có mạnh còn phụ thuộc vào khả năng

huy động vốn vì vốn cấp tín dụng chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động từ khách hàng. Cùng với đó, chi phí huy động cũng ảnh hưởng tới lãi suất cho vay, nếu chu phí huy động vốn thấp thì ngân hàng càng có điều kiện để cho vay với lãi suất canh tranh. Điều này tạo thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng bán lẻ.

Các chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tín dụng bán lẻ. Bởi nó như kim chỉ nam cho cán bộ tại ngân hàng thực hiện cho vay đối

dạng của khách hàng sẽ là căn cứ đầu tiên để hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng được phát triển.

Trình độ kỹ thuật — công nghệ của ngân hàng

Công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng bằng cách cho phép ngân hàng giảm bớt thời gian và chi phí giao dịch, tăng khả năng kiểm soát đối với

các dịch vụ của mình, cập nhật, thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa tiện ích, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.

Ngân hàng phải căn cứ vào khả năng tài chính, trình độ đội ngũ nhân viên và đối tượng khách hàng để lựa chọn áp dụng những công nghệ phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

1.2.2. Sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM

Nen kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển, cùng với nó là sự giàu lên của đại

bộ phận dân cư trong nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng, mua sắm vật dụng gia đình hay mua

nhà, ôtô.... đáp ứng cuộc sống hiện tại ngày một tăng cao. Một số khác muốn sử dụng phần

tiền nhàn rỗi của mình đem đầu tư sinh lời như kinh doanh hàng hoá, kinh doanh bất động

sản, kinh doanh chứng khoán.. Tuy nhiên, tại thời điểm phát sinh nhu cầu, họ không thể có đủ vốn ngay tại thời điểm đó. Nhu cầu tín dụng của người dân lúc này thực sự cần thiết.

Có thể nói, mức tiêu dùng phản ánh kỳ vọng về thu nhập tương lai của dân cư. Nó là động lực, là cầu chi trả về hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngay cả các

nhu cầu tiêu dùng về ôtô, nhà ở, đồ gia dụng, thậm chí mỹ phẩm cũng liên quan mật thiết

tranh khốc liệt đã khiến cho tín dụng doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại tín dụng bán lẻ (kể cả thẻ tín dụng) đang có tốc độ tăng mạnh mẽ.

Đối với dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập trung bình, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng khác. Tín dụng bán lẻ giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái. Hiện nay nước ta với dân số gần 100 triệu người cùng nhu cầu rất lớn trong việc

mua sắm, từ các tài sản có giá trị như nhà, ô tô..., cho đến các tài sản có giá trị nhỏ hơn như đồ gia dụng, điện thoại, xe máy..., đây được xem là điều kiện thuận lợi và là thị trường khổng lồ cho lĩnh vực tín dụng bán lẻ phát triển.

Theo số liệu của StoxPlus nghiên cứu gần đây, có tới 75% người dân có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng, tuy nhiên mức độ tiếp cận tín dụng của người dân Việt Nam qua khảo sát các khoản vay đạt 46.86%, hay nói cách khác cứ 2 người sẽ có một người đang có khoản vay và tỷ lệ có các khoản vay tại tổ chức tài chính chỉ đạt gần 18,5%. Điều này

cũng đồng nghĩa với việc một tỷ lệ lớn người dân đang có các khoản vay qua các hình thức khác, có thể thông qua các kênh tín dụng đen, vay người thân hoặc những kênh phi

Biểu 1.1: Mức độ tiếp cận các khoản vay của người dân Việt Nam năm 2017.

Nguồn: số liệu của StoxPlus

Ngày càng có nhiều người đến ngân hàng vay tiền để mua xe, nhà và vật dụng gia

đình. Với dân số gần 100 triệu người với gần 70% ở độ tuổi lao động, 34% sinh sống ở đô thị và GDP khoảng 2,385 đô la/người (tăng 10% mỗi năm), thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng vô cùng lớn. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối năm 2017 ước tăng khoảng 59% so với cuối năm 2016, cao hơn nhiều tốc độ tăng của tổng tín dụng là 15,3%. Trong đó, cho

vay phục vụ nhu cầu nhà ở chiếm tỷ trọng 52,9% (cuối năm 2016 là 49,5%), cho vay

Biêu 1.2: Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Có thể thấy, thị trường tín dụng bán lẻ là thị trường đầy tiềm năng mà các ngân

hàng thương mại có thể khai thác, phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực đang được coi là tiềm năng này vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Theo số liệu của NHNN Việt Nam, dư nợ tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đến cuối năm 2017 là khoảng 970.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống ngân hàng. Như vậy, tính trung bình thì dư nợ tín dụng bán lẻ của một người dân Việt Nam hiện chỉ ở mức khoảng 10.700.000 đồng/ năm. Đây vẫn là con số rất nhỏ so với nhu cầu tín dụng thực sự của người dân.

Với tiềm năng dân số trẻ và thu nhập đầu người ngày càng cải thiện, cơ cấu tầng lớp trung lưu tăng lên thì việc hướng đến các sản phẩm dịch vụ bán lẻ trở thành cuộc đua

quyết liệt trong thời gian gần đây. Năm 2017, hàng loạt ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh mảng bán lẻ, bao gồm cả những ngân hàng có thế mạnh và truyền thông về bán buôn như MB và SHB... Cụ thể như tại Vietcombank, tỷ trọng tín dụng bán lẻ chiếm 40.8% tổng dư nợ, hay tại MB Bank chỉ tiêu này 31%. Đối với Vietinbank tín dụng bán lẻ cũng

Biểu 1.2: Tỷ trọng dư nợ bán lẻ của một số NHTM tại Việt nam năm 2017.

Đơn vị: %

■ Tỷ trọng dư nợ bán lẻ ■ Tỷ trọng dư nợ bán buôn

Nguồn: VnExpress

Trong những năm gần đây tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trong nước rất được chú trọng phát triển theo hướng mở rộng thị phần, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của người đi vay. Một trong những điểm dễ nhận thấy trong tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gần đây là đối tượng cho vay được mở rộng. Ngoài việc cho vay mua sắm phương tiện đi lại kể cả xe gắn máy và ô tô con cá nhân, mua nhà ở và sửa chữa nhà ở, mua phương tiện sinh hoạt đắt tiền khác, các NHTM mở rộng sang cho vay đối với gia đình có con em đi du học nước ngoài,

người đi xuất khẩu lao động, chữa bệnh ở nước ngoài,... Ví dụ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Techcombank.v.v. với hàng loạt các gói tín dụng hấp dẫn liên tục được các ngân hàng quảng bá nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người

đi vay như “nhà mới”, “gia đình trẻ”, “cho vay du học tại chỗ”...

về đối tượng cấp tín dụng bán lẻ của các ngân hàng là cá nhân, hộ gia đình. Cụ thể, cập nhật theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cụ thể hơn về đối tượng vay vốn, bổ sung thêm đối tượng là cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất

doanh nghiệp tư nhân do chính cá nhân do chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ tư nhân. Ngoài ra, thông tư 39 và 43/NHNN đã đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Điều này sẽ tạo động lực cho sự phát triển của thị trường tín dụng trong đó có kênh tín dụng bán lẻ.

Về phía các ngân hàng nước ngoài, với thế mạnh vốn có từ ngân hàng mẹ ở nước

ngoài đang kỳ vọng sẽ thâu tóm được khối lượng khách hàng bán lẻ, chủ yếu trong cho vay tiêu dùng tại các đô thị lớn. Gần đây, hàng loạt các ngân hàng nước ngoài có mặt tại thị trường Việt Nam như ANZ, HSBC, Citibank,.v.v. đã đưa ra nhiều tiện ích đối với lĩnh vực tín dụng bán lẻ hấp dẫn với lãi suất thấp, linh động, sản phẩm đa dạng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Với thương hiệu nổi tiếng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là triển khai rộng rãi giúp cho người đi vay rất dễ tiếp cận đối với sản phẩm tại các ngân hàng này. Có thể thấy một thực tế tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay là mảng thị trường tín dụng bán lẻ còn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ không ngừng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 đang phát triển nhanh

chóng và ngày càng tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, mang lại thành tựu có tính đột phá. Công nghệ tài chính (hay Fintech/Financial Technology) đang trở thành xu thế tất yếu và đe doạ trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng. Với tỷ lệ 52% người dân sử dụng Internet, 45% sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn cho các công ty ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính, khách hàng hướng tới của họ phần lớn là khách hàng cá nhân. Theo thống kê của NHNN, hiện nay tại Việt Nam đang khoảng 70 công ty Fintech đang hoạt động, chủ yếu trên lĩnh vực thanh toán và đang mở rộng sang hoạt động huy động vốn, tín dụng, quản lý đầu tư và bảo hiểm. Với các giải pháp minh bạch, hiệu quả và thuận tiện, chi phí thấp và khả năng tiếp cận công nghệ nhanh của công chúng Fintech đã và đang thu hút một số lướng khách

Chính vì vậy, trong xu thế phát triển ngày hôm nay, các ngân hàng cần phải có giải pháp thay đổi trong cách thức hoạt động, cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhằm mở rộng

hoạt động tín dụng bán lẻ nếu không muốn bỏ lỡ miếng bánh màu mỡ này.

1.3. KINH NGHIỆM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ 1.3.1. Kinh nghiệm từ một số ngân hàng

a) Citibank với kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hồng hà khoá luận tốt nghiệp 053 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w