Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 178 (Trang 86)

3.3.1. Đối với chính phủ

Sự trợ giúp của chính phủ, các cấp các ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ về các quy định pháp luật để các NHTM nói chung trong đó có BIDV có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, lành mạnh hóa thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững hội nhập với nền kinh tế thế giới. Khóa luận xin phép kiến nghị một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ quan bảo vệ

pháp luật cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh doanh, phối hợp với các ngân hàng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn lừa đảo, cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích, cùng với ngân hàng trong việc gánh vác những rủi ro mà nền kinh tế đang đổ dồn vào ngân hàng.

Thứ hai, Chính phủ cần đảm bảo môi trường kinh tế,chính trị, xã hội ổn

định: Môi trường kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào

nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngân hàng

mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên mức độ cạnh tranh ngày càng

khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo môi trường kinh

tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt

tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.

Thứ ba, Chính phủ cần hạn chế tín dụng chỉ định: Hoạt động ngân hàng là

hoạt động kinh doanh có điều kiện, rất cần đến sự quản lý của NHNN cũng như chính phủ, đặc biệt đối với lĩnh vực tín dụng đầy rủi ro. Tuy nhiên, việc quản lý bằng cách can thiệp sâu vào hoạt động tự chủ kinh doanh của NHTM như việc cho

vay theo chỉ định của chính phủ hoặc là can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho vay, sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng. Vì vậy, chính phủ cần tránh những can thiệp sâu và mang tính hành chính vào hoạt động tín dụng của các

NHTM.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của

các NHTM. Việc cần lưu ý ở đây là song song với việc mở rộng quyền tự quyết của

mỗi TCTD, không thể ngừng nâng cao việc theo dõi, giám sát hoạt động ngân hàng

từ phía cơ quan quản lý, cụ thể là sự giám sát từ cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà

nước.

Mục tiêu công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong một lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng, đồng thời chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra một cách cụ thể tránh tình trạng làm qua loa, chống đối.

Trọng tâm thanh tra trong hoạt động tín dụng là kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh, mở L/C nhập hàng trả chậm; kiên quyết xử lý những khuyết điểm đã được xác định cụ thể qua kết quả thanh tra. Phải kết hợp tốt

■ Thứ hai, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Cần thường xuyên cập nhật, chính xác và toàn diện các thông tin, đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước hoạt động còn kém hiệu quả, thông tin về doanh nghiệp và thông tin về kinh tế, tài chính, ngân hàng trong nước còn hạn chế. Điều này khiến cho các ngân hàng khi muốn tìm hiểu thông tin về khách hàng, về những biến động trên thị trường thế giới phải dựa vào năng lực và quan hệ của chính mình. Chính vì vậy thông tin thu thập được thường không chính xác, gây khó khăn trong việc đưa ra quyết định cho vay. Để xây dựng một hệ thống thông tin hiệu quả cấp Nhà nước, khóa luận xin đề xuất biện pháp như sau:

Hướng dẫn các trung tâm, bộ phận thông tin của các NHTM trong công tác thu thập thông tin theo cơ chế mới phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Thống nhất chương trình, hệ thống mẫu biểu để đảm bảo tính đồng bộ trong công tác truyền tin.

Sửa đổi bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng theo hướng bắt buộc tất cả các TCTD hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia cũng cấp thông tin nhằm mục đích có được một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng và TCTD. Có biện pháp xử lý đối với các TCTD không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm là một trong nhiều chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam do đó chi nhánh chịu sự quản lý sát sao và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Hội sở chính, trong đó có những quy định liên quan đến kết quả hoạt động của ngân hàng cũng như tương lai phát triển của hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Để

nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn tín dụng tại BIDV Hoàn Kiếm, khóa luận xin có một số kiến nghị với BIDV như sau:

Tăng cường thông tin cho các chi nhánh trong hệ thống. BIDV có ưu thế hơn so với các chi nhánh của mình trong việc thu thập phân tích và xử lý các thông tin tín dụng. Nên cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của nhà Nhà Nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác.

Sát sao trong công tác kiểm tra kiểm soát. Bên cạnh việc kiểm tra kiểm soát theo định kỳ, BIDV cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thường, kiểm tra chéo.

Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngủ cán bộ. Nhằm phát triển trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ trong hệ thống, BIDV cần quan tâm bồi dưỡng không chỉ những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh mà còn cần phải tăng cường mở rộng việc đào tạo kiến thức và trình độ chuyên môn cho các cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực, triển vọng tại các chi nhánh trong hệ thống.

BIDV có thể áp dụng nhiều loại hình đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ như mở các lớp phổ biến, hướng dẫn chi tiết các qui chế, qui định mới của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; bối dưỡng tín dụng chuyên đề. Cung cấp đầy đủ các tài liệu văn bản pháp quy, các quy định mới về nghiệp vụ tín dụng... cho các chi nhánh để cán bộ tại các chi nhánh tự học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ bản thân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng về hoạt động an toàn tín dụng tại BIDV Hoàn Kiếm; Khóa luận đề xuất hệ thống giải pháp với mong muốn đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn tín dụng của BIDV Hoàn Kiếm trong những năm tới. Đồng thời, luận văn đề xuất các kiến nghị với Nhà nước, với các ngành chức năng, với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV nhằm tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện thành công các giải pháp.

KẾT LUẬN

Vấn đề đảm bảo an toàn tín dụng luôn là một vấn đề trở ngại và rào cản lớn đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả hoạt động tín dụng nâng cao. Hoạt động tín dụng tại BIDV Hoàn Kiếm cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc tìm kiếm các giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng nhu cầu bức xúc của các NHTM nói chung và BIDV Hoàn Kiếm nói riêng. Do vậy, khóa luận chọn đề tài nói trên nhằm góp một phần thiết thực tháo gỡ các khó khăn nêu trên tại BIDV Hoàn Kiếm để công tác đảm bảo an toàn tín dụng ngày càng được hoàn thiện hơn.

Khóa luận: Giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm” đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1/ Tổng hợp và hệ thống hóa có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và bảo đảm tín dụng của NHTM. Từ đó khẳng định bảo đảm an toàn tín dụng là yêu cầu khách quan, gắn liền với sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

2/ Thông qua việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về thực trạng an toàn tín dụng của BIDV Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua, trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm đạt được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong đảm bảo an toàn tín dụng tại BIDV Hoàn Kiếm.

3/ Trên cơ sở những mục tiêu, định hướng phát triển của BIDV Hoàn Kiếm, khóa luận đã đưa ra hệ thống giả pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn tín dụng ở BIDV Hoàn Kiếm trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Các tài liệu trong nước

1. Học viện Ngân hàng, PGS. TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng

2. Học viện Ngân hàng, PGS. TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại,

3. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có,

mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có,

mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt

động cho vay của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách

hàng

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 20/11/2014 : Quy định các giới

hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm,

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVHoàn Kiếm các năm 2013 đến 2016.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Quy định 6959/QĐ- NHBL về cấp tín dụng bán lẻ

11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Quy định 4633/BIDV- QLTD về cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức

12. Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, TS. Lê Tấn Phước (2013), Luận án tiến sỹ với đề tài: “Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng

thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ”

13. Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Nguyễn Phương Lan (1995), Luận án Tiến sỹ, với đề tài: “Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường”

14. NXB Chính trị quốc gia sự thật, TS. Trương Quốc Cường và các cộng sự (2010) Cuốn sách: “Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng - Lý luận và thực tiễn”

15. Tạp chí Ngân hàng, ThS. Nguyễn Thùy Trang (2012) Công trình nghiên cứu: “Rủi ro trong hoạt động ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức ”.

II. Các tài liệu nước ngoài

16. Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert Addlestone (2004): "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher".

17. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principal for the Management of Credit Risk.

18. Basel Committee on Banking Supervision (2006) Internatinal Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - Revised Framework - Comprehensive Version, BIS, Basel, Switzerland Cases, Johnwiley & Son, Inc, Australia.

79

Robert R. (2010) The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Springer.

20. Glen Bullivant (2005), “Credit Management”

21. Journal Pengurusan, Catherine Soke Fun Ho (2009), A Preliminary Study on Credit Risk Management Strategies of Selected Financial Institutions in Malaysia

III. Các trang web tham khảo

22. http://www.bidv.com.vn/ 23.http://www.cafef.vn /

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 178 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w