Đánh giá tình hình hoạt động củangân hàng thương mại cổ phần Sà

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động của NH TMCP sài gòn hà nội thông qua việc phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 779 (Trang 33)

6. Kết cấu của Khóa luận

2.3. Đánh giá tình hình hoạt động củangân hàng thương mại cổ phần Sà

Sài Gòn

- Hà Nội thông qua việc phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017.

2.3.1. Đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn

* Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tài sản.

Với các số liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng SHB qua ba năm 2015, 2016 và 2017, áp dụng phương pháp đồ thị khóa luận đưa ra biểu đồ 2.1 dưới đây để đánh giá khái quát tình hình tài sản (nguồn vốn) của SHB về cả quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng:

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản (nguồn vốn) và tốc độ tăng trưởng của SHB giai đoạn 2015-2017

Tài sản (Nguồn vốn) tỷ đồng

---Tốc độ tăng trưởng (%)

(Nguồn: BCTC ngân hàng SHB giai đoạn 2015-2017)

Nhìn biểu đồ trên, ta thấy rằng quy mô tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng qua các năm, tổng tài sản năm 2015 đạt 204.704 tỷ đồng, sang đến năm 2016 con số đạt tới 233.947 tỷ đồng tăng khoảng 29.243 tỷ đồng trong một năm tương ứng với mức độ tăng trưởng là 14,3%. Có thể mức độ tăng trưởng của giai đoạn 2015-2016 không cao như giai đoạn 2014-2015 nhưng năm 2016 được nhắc đến như là một năm hoạt động mạnh mẽ đầy ấn tượng của ngân hàng cả trong và ngoài nước. Trên đà phát triển đó, đến năm 2017 con số tổng tài sản của SHB đạt tới 286.010 tỷ đồng tương ứng với mức chênh lệch là 52.063 tỷ đồng, tức là so với năm 2016 mức độ tăng trưởng tổng tài sản đạt khoảng 22,3%. Với những con số tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng trong suốt những năm vừa qua, SHB đã thực sự phát triển mạnh mẽ, trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra không chỉ phát triển hoạt động tại Lào và Campuchia, SHB còn đang chuẩn bị kế hoạch để khai trương 1 văn phòng đại diện tại Myanmar, đánh dấu sự xuất hiện của mình không chỉ ở các nước Đông Dương mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á.

Xét về cơ cấu tài sản của ngân hàng SHB, nhìn chung thì các khoản mục trong danh mục tài sản đều giống như các ngân hàng khác bao gồm một số khoản mục chính như Tiền mặt và vàng, Tiền gửi tại NHNN, Tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác, Cho vay KH, Các khoản đầu tư, góp vốn, Tài sản cố định, Tài sản có khác. Điều này sẽ được thể hiện rõ ở bảng dưới đây:

Tài sản cố định 4.056 1,98% 3.962 1,69% 3.952 1,38% Tài sản có

khác 16.877 8,24% 16.088 6,88% 26.353 9,21%

Từ bảng trên ta thấy rằng trong 3 năm qua tỷ trọng các khoản mục trên BCĐKT không có nhiều biến động chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn luôn là khoản mục Cho vay khách hàng - chiếm trên 60% so với tổng tài sản trong đó chủ yếu là mục Cho vay các TCKT và cá nhân. Năm 2015, Cho vay khách hàng đạt 130.006 tỷ tương ứng với tỷ lệ là 63,51% sang năm 2016 đạt 160.579 tỷ đồng (khoảng 68,64%) và 195.442 tỷ đồng (~ 68,33%) vào năm 2017. Hoạt động cho vay khách hàng chính là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, con số này tăng giúp cho quy mô tài sản của ngân hàng tăng đồng thời cho thấy phần nào hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong những năm qua.

Khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong BCĐKT của ngân hàng đó là Tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác. Khoản mục này có tăng nhưng không nhiều, tăng từ 29.794 tỷ đồng lên 33.514 tỷ đồng. Khoản mục này không mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đối tượng khách hàng ở đây là những TCTD có cùng lĩnh vực hoạt động, việc có một khoản tiền gửi hay một khoản cho vay tại các TCTD khác cũng giúp một phần trong việc thanh toán giữa các ngân hàng với nhau được thuận tiện hơn vậy nên duy trì khoản mục này ở một mức hợp lí.

Các khoản đầu tư, góp vốn là một khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong cơ cấu tài sản của ngân hàng. Khoản mục này có tăng nhưng tỷ lệ tăng không quá nhiều, 17.620 tỷ ở năm 2015 và 21.423 tỷ ở năm 2017 tăng 3.803 tỷ. Các ngân hàng hiện nay đang đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của mình và các khoản đầu tư góp vốn cũng mang lại nhiều cơ hội cho ngân hàng, rất đáng để quan tâm.

Đối với khoản mục Tài sản cố định có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, sự sụt giảm này là do giá trị khấu hao các tài sản cố định hữu hình và vô hình, bản thân nguyên giá các tài sản ở mục này có xu hướng tăng qua các năm cho thấy việc đầu tư vào cơ sở vật chất cho ngân hàng luôn được chú trọng bởi vì tài sản cố định là một trong những yếu tố đầu tiên để khách hàng đánh giá về hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy bản thân mỗi ngân hàng luôn không ngừng nỗ lực cải thiện trang thiết bị, máy móc, đầu tư cho công nghệ thông tin để phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Tiền mặt và vàng là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng nhưng nó lại có một vai trò quan trọng. Năm 2015 khoản mục này là

1.918 tỷ đồng chiếm 0,94% so với tổng tài sản, đến năm 2017 là 1.447 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm có 0,51% so với tổng tài sản. Giá trị của khoản mục này được tính toán dựa trên nhu cầu tiền mặt thực tế của ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản kịp thời cho ngân hàng, việc thiếu hụt hay dư thừa khoản mục này đều gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân ngân hàng.

Tài sản có khác là khoản mục biến động nhất trong giai đoạn vừa qua khi giảm rồi lại tăng mạnh. Năm 2015 là 16.877 tỷ đồng, giảm 4,7% còn 16.088 tỷ vào năm 2016 và tăng thêm 63,8% vào năm 2017 đạt 26.353. Sự tăng này chủ yếu là do các khoản phải thu khác tăng, tuy chỉ chiếm tỷ trọng < 10% so với tổng tài sản nhưng sự tăng lên một cách nhanh chóng như vậy bản thân SHB cũng cần phải điều chỉnh.

* Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn.

Xét về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu ở các ngân hàng hầu như thấp chiếm khoảng 10%; trong khi vốn huy động và vốn đi vay là chủ yếu, chiếm tỷ trọng khoảng 90%. Biểu đồ 2.2 dưới đây sẽ cho thấy cơ cấu nguồn vốn của SHB trong các năm qua như thế nào:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng SHB giai đoạn 2015-2017.

Đơn vị: Tỷ đồng 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0

■Nợ phải trả BVon chủ sở hữu

(Nguồn: BCTC ngân hàng SHB giai đoạn 2015-2017)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng cả giá trị của Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của SHB đều tăng qua các năm và giá trị của nợ phải trả lúc nào cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (năm 2015 chiếm 94,5%, sang

năm 2016 là 94,34% và đạt 94,9% vào năm 2017). Việc giá trị của nợ phải trả lúc nào cũng chiếm tỷ trọng lớn là điều dễ thấy ở tại bất cứ ngân hàng nào, nợ phải trả chính là nguồn vốn chủ yếu giúp ngân hàng hoạt động và dễ dàng tăng trưởng về quy mô hơn so với Vốn chủ sở hữu. Năm 2015 giá trị của nợ phải trả là 193.446 tỷ đồng thì sang năm 2016 giá trị đạt đến 220.716 tỷ đồng và sang năm 2017 là 271.312 tỷ đồng. Như vậy trong vòng 3 năm qua giá trị nợ phải trả của ngân hàng đã tăng lên 77.866 tỷ đồng (tăng khoảng 40,25% giá trị của năm 2017 so với năm 2015). Bên cạnh việc nợ phải trả tăng, giá trị của vốn chủ sở hữu cũng tăng trong thời gian qua. Năm 2015 tăng từ 11.258 tỷ lên 13.232 tỷ đồng vào năm 2016 và rồi là 14.691 tỷ đồng ở thời điểm 31/12/2017. Năm 2017 tăng so với năm 2015 là khoảng 3.433 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng khoảng 30,5%. VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của NH.

+ về cơ cấu Nợ phải trả.

Về kết cấu của nợ phải trả cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, ở SHB tỷ trọng của khoản mục Tiền gửi của KH là khoản mục chính chiếm tỷ trọng cao nhất >70% so với tổng nợ phải trả. Nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng tốt nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống khi 100% các chi nhánh SHB đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn. Tuy nhiên, khoản mục này lại đang có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng với các con số lần lượt qua các năm là 76,94% - 75,47% - 71,83% mặc dù về quy mô thì nó vẫn tăng qua các năm. Việc tỷ trọng Tiền gửi khách hàng giảm một phần là do sự tăng lên của khoản mục Tiền gửi và vay các TCTD. Năm 2015 khoản mục Tiền gửi và vay các TCTD là 14,55% đến năm 2016 là 15,09% và 19,53% vào năm 2017. Phải kể đến giai đoạn 2016 - 2017 khi giá trị Tiền gửi và vay các TCTD đạt tốc độ tăng trưởng 59,12% đạt con số 53.000 tỷ đồng đã làm cho tỷ trọng khoản mục này tăng lên thêm 4,44%. Nguyên nhân của việc này là do sự tăng lên của số lượng Tiền gửi của các TCTD vào SHB đặc biệt là lượng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Các khoản nợ CP và NHNN 4.225 2,18 2.572 1,17 2.758 1,02 -1.653 -39,12 186 7,23

Tiền gửi và vay

các TCTD 28.146 14,55 33.309 15,09 53.000 19,53 5.163 18,34 19.691 59,12

Tiền gửi của

KH 9148.82 76,94 166.576 75,47 194.890 71,83 17.744 11,92 28.314 17 Phát hành GTCG 8.259 4,27 13.768 6,24 14.967 5,52 5.509 66,7 1.199 8,7 Các khoản nợ khác 3.473 1,8 3.682 1,67 4.639 1,71 209 6,02 957 26 Tổng Nợ phải trả 193.44 6 100 220.71 6 100 271.312 100 27.270 14,1 50.596 22,9

(Nguồn: Tính toán từ BCTC Ngân hàng SHB giai đoạn 2015-2017)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Vốn 85,11 85,35 76,87 + Vốn điều lệ 84,26 84,62 76,22 + Thặng dư vốn cổ phần 0,91 0,8 0,69 + Cổ phiếu quỹ -0,04 -0,038 -0,034 Các quỹ dự trữ 7,67 7,84 83

Lợi nhuận chưa phân phối

7,19 6,79 14,83

Lợi ích của cổ đông không kiểm

soát

0,03 0,015

Xét về toàn diện, các khoản mục trong cơ cấu nợ phải trả của SHB mặc dù về tỷ trọng có thể thay đổi biến động tăng giảm nhưng về xu hướng đều tăng giá trị qua các năm làm cho tổng giá trị của Nợ phải trả tăng lên, là yếu tố làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng, và là nguồn vốn chính để ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình.

+ về cơ cấu Vốn chủ sở hữu.

Về quy mô qua các năm vốn chủ sở hữu của SHB đều có xu hướng tăng trưởng tuy nhiên mức tăng lại không cao. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3 : Quy mô và tốc độ tăng trưởng VCSH của SHB giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng, %

Giá trị vốn chủ sở hữu — Tốc độ tăng trưởng

(Nguồn: Tính toán từ BCTC Ngân hàng SHB giai đoạn 2015-2017)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng năm 2015 Vốn chủ sở hữu có giá trị là 11.258 tỷ đồng thì đến năm 2016 giá trị này là 13.232 tỷ đồng, chỉ tăng 1.974 tỷ đồng. Sang năm 2017 giá trị của nó là 14.691 tỷ đồng và tăng 1.459 tỷ đồng so với năm 2016 còn thấp hơn cả mức tăng của năm trước. Về tốc độ tăng trưởng lại có sự biến động qua ba năm khi mức tăng trưởng không có xu hướng tăng lên mà còn bị giảm đi khi bước sang năm 2017 với mức tăng trưởng là 11,03% thấp hơn 6,47% năm 2016 khi ở năm này mức độ tăng trưởng là 17,5%. Vốn chủ sở hữu chính là một điểm nhấn nhằm tạo niềm tin cho khách hàng về sức mạnh tài chính của ngân hàng, do vậy so với các ngân hàng cùng hạng việc tăng lên chậm của vốn chủ sở hữu nên là một vấn đề SHB cần xem xét.

Bảng 2.3: Tỷ trọng cơ cấu VCSH của ngân hàng SHB giai đoạn 2015 - 2017.

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cho vay KH 131.427 162.376 198.291 30.949 23,55% 35.915 22,12 %

(Nguồn: Tính toán từ BCTC Ngân hàng SHB giai đoạn 2015 - 2017)

So sánh tỷ trọng cơ cấu Vốn chủ sở hữu của ngân hàng SHB giai đoạn 2015 - 2017 ta thấy được khoản mục Vốn chính là khoản mục chiếm tỷ trọng chính trong tổng cơ cấu Vốn chủ sở hữu của SHB, nhìn rộng ra thì không chỉ riêng SHB mà đối với các ngân hàng khác nó cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu. Trong đó, tỷ trọng của Vốn điều lệ là nhân tố chính, trong giai đoạn 2015-2017 vừa qua tỷ trọng ốn điều lệ lần lượt là 84,26% - 84,62% - 76,22%. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm khi bước sang năm 2017, tỷ trọng này đã giảm đi 8,4%. Nhưng nhìn về mặt giá trị thì Vốn điều lệ năm qua không thay đổi, nguyên nhân của sự giảm ở đây là do Lợi nhuận chưa phân phối tăng lên trong năm qua là do Lợi nhuận thuần trong năm qua tăng mạnh, cho thấy chất lượng hoạt động của SHB ngày càng được cải thiện.

2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng.* Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng. * Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng.

về cơ bản, hoạt động tín dụng chính là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng vì vậy bản thân mỗi ngân hàng đều luôn có xu hướng đẩy mạnh hoạt động cho vay.

Trong những năm qua về mặt giá trị khoản mục cho vay đối với SHB luôn có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Để giải thích cho nhận định này khóa luận đã sử dụng phương pháp so sánh theo hàng ngang với các con số tương đối và tuyệt đối để thấy rõ hơn sự biến động giá trị khoản mục cho vay khách hàng tại Ngân hàng SHB qua ba năm 2015, 2016 và 2017 và được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4: Giá trị khoản mục cho vay khách hàng tại Ngân hàng SHB.

(Nguồn: BCTC Ngân hàng SHB giai đoạn 2015-2017)

Trong những năm qua về mặt giá trị khoản mục cho vay đối với SHB luôn có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 30.949 tỷ đồng.Năm 2017 tăng 35.915 tỷ đồng so với năm 2016. Nhưng về mặt tốc độ tăng trưởng thì đây lại là một vấn đề cần xem xét khi tốc độ tăng trưởng lại đang có xu hướng giảm mặc dù mức giảm là không lớn. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 23,55% thì nó lại chỉ còn 22,12% năm 2017 so với năm 2016 tức giảm 1,43%. Tuy nhiên đây cũng là một kết quả đáng khích lệ đối với mọi cán bộ công nhân viên của SHB đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô tín dụng, bên cạnh đó tín dụng chính là hoạt động mang nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng vì vậy

không được chỉ quan tâm đến việc tăng trưởng tín dụng mà còn phải đi đôi với việc kiểm soát được rủi ro mà nó mang đến.

* Cơ cấu tín dụng:

Như đã nói ở trên cho vay là một hoạt động chính của ngân hàng vì thế các ngân hàng luôn quản lý khoản mục này rất cụ thể, dư nợ cho vay được phân tích theo các hướng khác nhau như phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng, phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn vay và còn theo cả các ngành nghề kinh tế giúp ngân hàng kiểm soát được cụ thể đến từng khoản vay.

Với các số liệu lấy ở các phần thuyết minh báo cáo tài chính số 11 (báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của ngân hàng SHB năm 2015 ), thuyết minh số 9 (báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của ngân hàng SHB năm 2016), và thuyết minh số 11 (báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của ngân hàng SHB năm 2017) kết hợp với việc tính toán, bằng phương pháp đồ thị và so sánh, cơ cấu tín

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động của NH TMCP sài gòn hà nội thông qua việc phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 779 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w