Các giải pháp cho hoạt động của SHB dựa trên các nội dung

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động của NH TMCP sài gòn hà nội thông qua việc phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 779 (Trang 71 - 77)

6. Kết cấu của Khóa luận

3.1.3.Các giải pháp cho hoạt động của SHB dựa trên các nội dung

tích

trong báo cáo tài chính.

Với mục tiêu hoạt động đã đề ra cùng với tình hình hoạt động của SHB như đã phân tích ở chương 2, một số biện pháp được đưa ra nhằm cải thiện các nhược điểm và hoàn thành được các mục tiêu hoạt động như sau:

Thứ nhất là giải pháp về việc tăng vốn chủ sở hữu của SHB, cụ thể là tăng vốn điều lệ vì hiện tại tăng vốn điều lệ đang là một trong những vấn đề lớn đặt ra đối với các ngân hàng ở Việt Nam không chỉ riêng SHB. Thông qua các chỉ tiêu trên BCTC của SHB khóa luận có đưa ra một số giải pháp như sau:

+ Kêu gọi các cổ đông hiện hữu đóng góp cổ phần mà không pha loãng tỷ lệ cổ phần hoặc NH có thể kêu gọi các cổ đông lớn mới tham gia vào. Tuy nhiên, không phải NH nào cũng dễ thực hiện được cách thức này. Để thực hiện được việc này, các ngân hàng phải cho các cổ đông và các nhà đầu tư thấy được tiềm năng trong hoạt động của ngân hàng mình và lợi nhuận mà ngân hàng có thể mang lại để từ đó mới làm cho các nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào ngân hàng. Các kết quả về chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời các tỷ lệ về an toàn trong hoạt động sẽ là một phần cơ sở để ra quyết định cho các cổ đông và các nhà đầu tư có đổ vốn vào ngân hàng hay không.

+ Lợi nhuận NH cao là cơ hội để NH giữ lại phần lợi nhuận của mình cho mục đích tăng vốn chủ sở hữu.

+ Tăng giá trị các quỹ dự trữ của ngân hàng cũng là một cách giúp tăng vón chủ sở hữu của ngân hàng. Các quỹ dự trữ ở đây bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn cổ phần được trích lập hàng năm là 5% lợi nhuận sau thuế, quỹ dự phòng tài chính với mức trích lập là 10% lợi nhuận sau thuế và các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ

sở hữu được phân bổ từ lợi nhuận sau thuế của NH. Do đó, việc tăng giá trị các quỹ lại liên quan trực tiếp đến việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nói đến việc tăng lợi nhuận cho NH khóa luận có đưa ra một số biện pháp sau:

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn hiện tại đồng thời phát triển thêm nhiều sản phẩm huy phù hợp với xu hướng hiện nay để huy động được nguồn vốn

dồi dào với chi phí phù hợp giúp giảm bớt cho phí lãi cho ngân hàng. Đa

dạng hóa

các sản phẩm huy động vốn hiện tại đồng thời phát triển thêm nhiều sản

phẩm phù

hợp với xu hướng hiện nay sẽ giúp ngân hàng phát triển hoạt động huy động. - Tăng trưởng tín dụng để tăng thu nhập lãi tuy nhiên không chỉ dựa vào tăng

trưởng tín dụng để tăng thu nhập mà còn phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm

tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ vì thu nhập từ hoạt động dịch vụ là một nguồn

thu mà các ngân hàng đang chú ý tới nhiều hơn. Và đối với SHB về doanh số thu

nhập từ hoạt động dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng về giá trị và tỷ trọng trong

cơ cấu thu nhập được xem là một dấu hiệu tốt cần phát triển hơn.

Thứ hai là giải pháp về chất lượng tín dụng của SHB trong giai đoạn vừa qua. Việc xử lí nợ xấu còn chưa tốt khi tỷ lệ này không những giảm mà còn tăng qua các năm. Theo như khóa luận phân tích ở trên, tỷ lệ nợ xấu của SHB lại tăng trong năm 2017, một phần là do các khoản nợ trung và dài hạn trước kia của Habubank đến bây giờ trở thành nợ xấu, việc nợ xấu tăng gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, gây lo lắng trong các cổ đông và khách hàng do vậy việc giải quyết tình trạng này phải được chú trọng trong các năm tiếp theo.

thu giữ tài sản của Bên bảo đảm để xử lý thu hồi nợ vay giúp hạn chế việc chuyển nhóm nợ của các khoản nợ giúp làm giảm tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.

+ Để ngăn chặn nợ xấu tiếp tục hình thành trong tương lai thì ngân hàng cần thực hiện công tác thu hồi nợ đối với các khoản tín dụng đã cho vay đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lí tài sản bảo đảm.

+ Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải linh hoạt để hỗ trợ khách hàng như xem xét miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ phù hợp với nguồn thu của khách hàng,...

Thứ ba là giải pháp về chất lượng thanh khoản của SHB với tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động còn nhiều rủi ro, tăng trưởng tín dụng là tốt giúp NH đảm bảo lợi nhuận cho mình nhưng tăng trưởng phải kèm theo sự an toàn mới là điều các ngân hàng mong muốn. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát thì LDR ở một mức xác định bao nhiêu thì sẽ gây ra tình trạng mất khả năng thanh khoản, do nó còn liên quan đến đặc thù của từng ngân hàng. Tuy nhiên theo quy định của NHNN thì tỷ lệ này nê dưới 80%. Để đưa tỷ lệ này về đúng theo quy định của NHNN, SHB nên:

+ Tiếp cận đa dạng hóa các nguồn vốn trên thị trường bằng nhiều hình thức huy động khác nhau với mức lãi suất linh hoạt.

+ Tăng cho vay ngắn hạn và tăng huy động tiền gửi kỳ hạn dài và phát hành giấy tờ có giá.

3.2. Kiến nghị đưa ra.

3.2.1. Với Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định cán cân thanh toán và giảm thất nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao đời sống người dân. Đồng thời NHNN là ngân hàng của các NH. Do đó, NHNN cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động NH. Các văn bản luật và dưới luật cần được ban hành một cách có hệ thống, chính xác đảm bảo mọi hoạt

động tài chính, tiền tệ, tín dụng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp, tạo nên một môi trường ổn định về pháp lý và chế độ chính sách của các NH. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế từng thời kỳ. NHNN nên quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý và có biện pháp điều chỉnh thích hợp với sự biến động của thị trường, không nên ấn định tỷ lệ này ở mức quá cao vì nó sẽ làm tăng chi phí của nguồn vốn huy động cũng chi phí hoạt động của NH. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế điều tiết lãi suất của NHNN theo nguyên tắc thị trường. Đưa ra lãi suất cơ bản và biên độ dao động phù hợp cho từng giai đoạn, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế để định ra lãi suất cơ bản hợp lý, phù hợp với mối quan hệ cung cầu về vốn và đảm bảo cho các NHTM kinh doanh có lãi. Trong tương lai gầ, NHNN cần tiến tới điều hành lãi suất bằng biện pháp tái chiết khấu giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trưởng mở, bỏ mức lãi suất cơ bản và biên độ dao động cho phép. Phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách lành mạnh. Muốn vậy, cần giảm số lượng các ngân hàng cổ phần bằng việc sát nhập, hợp nhất, giải thể hoặc quốc hữu hoá NH. NHNN nên tạo điều kiện để NHTM hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhất là các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giảm sát các NHTM để nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn ngành ngân hàng.

3.2.2. Với Nhà nước, Chính phủ.

Ngân hàng cũng như các loại hình doanh nghiệp khác đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tình hình kinh tế - xã hội hiện tại và các quy định pháp luật do nhà nước và chính phủ ban hành. Để tạo điều kiện cho không chỉ SHB mà là cả hệ thống ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động của mình thì khóa luận có đưa ra một số kiến nghị sau:

- Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố tác động tới mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cán cân thanh toán, ngân sách... Khi nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hoạt động, đời sống người dân đưuọc cải thiện, tạo tiền

đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển. Ngoài ra, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mang theo đó vô vàn các rủi ro khác nhau, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định góp phần hạn chế rủi ro giúp ngân hàng yên tâm hoạt động nâng cao hiệu quả.

- Tạo lập môi trường pháp lý ổn định và đồng bộ: hoạt động của các NHTM nằm trong môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự tác động của hệ thống pháp luật về kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, việc tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ chính là điều kiện thuận lợi để các NHTM vừa có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả mà còn theo đúng quy định của luật pháp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, khóa luận đã đưa ra những mục tiêu cụ thể và định hướng mà ngân hàng đang và phải đạt được trong thời gian sắp tới, cụ thể là mục tiêu năm 2018 đã nêu ở trên. Những giải pháp nêu ở chương 3 chính là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tình hình hoạt động của SHB trong tương lai. Phát triển những thế mạnh và hạn chế những mặt còn tồn tại trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, xét về mặt vĩ mô, còn có những kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ để giúp đỡ hoạt động ngân hàng không chỉ riêng SHB mà cả hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Khóa luận trình bày các chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong giai đoạn 2015- 2017 thông qua việc phân tích BCTC của ngân hàng trong cùng giai đoạn bao gồm việc Đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn, Đánh giá chất lượng tín dụng, Đánh giá khả năng sinh lời và Đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng.

Nhìn chung tình hình hoạt động của SHB trong giai đoạn qua có mức tăng trưởng tốt về giá trị tài sản và nguồn vốn khi giá trị này liên tục tăng qua các năm và còn vượt kế hoạch đã đề ra. Năm 2016 đạt mức tăng so với kế hoạch là 100,82% sang năm 2017 đã thực hiện được 105,93% kế hoạch đề ra.

Về huy động vốn và cho vay mặc dù thị trường cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng nhưng giá trị của các con số này đều tăng qua các năm. Cho thấy được sự cố gắng trong hoạt động của SHB.

Tuy nhiên không chỉ quan tâm đến việc tăng trưởng mà còn phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của mình, một số chỉ tiêu SHB đã làm tốt nhưng bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu liên quan đến tính thanh khoản bản thân ngân hàng cần phải xem xét mặc dù xét về tổng thể các con số ấy có thể hợp lí với SHB trong giai đoạn này và có những biện pháp phù hợp để không chỉ vừa tăng trưởng đạt hiệu quả hoạt động cao mà còn hoạt động an toàn.

Qua đó, khóa luận có nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho SHB trong giai đoạn sắp tới và một số kiến nghị đối với bản thân ngân hàng SHB, với NHNN và Chính phủ.

Do hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng, chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, bản thân các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau, cùng với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến góp ý của thầy cô để em tiếp tục hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập Lập và phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại, Học

viện Ngân hàng.

2. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất

bản thống kê.

3. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội giai

đoạn 2015-2017.

Báo cáo thường niên ngân hàng SHB năm 2015, 2016.

4. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Quân đội, ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng giai đoạn 2015-

2017.

5. Các văn bản quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt

dộng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. 6. Các website:

+ https://www.sbv.gov.vn/ : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. + https://vi.wikipedia.org/ : Bách khoa toàn thư mở.

+ http://cafef.vn/ : Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động của NH TMCP sài gòn hà nội thông qua việc phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 779 (Trang 71 - 77)