Biến chứng do thuốc chống viêm không steroid.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học 2 (Phần 14) ppsx (Trang 29 - 31)

Các thuốc dùng trong lâm sàng có thể gây ra biến chứng trên hệ thống tiêu hoá, thân, gan và một số cơ quan khác. Trong đó biến chứng trên hệ thống tiêu hoá là hay gặp nhất (14-44% tổng số ng−ời dùng thuốc chống viêm không steroid kéo dài).

4.1. Biến chứng trên hệ thống tiêu hoá:

Biến chứng tiêu hoá gồm nhiều mức độ khác nhau.

- Nhẹ: cảm giác đầy bụng, mất ngon miệng, cảm giác nóng rát. - Vừa: viêm, loét dạ dày hành tá tràng.

- Nặng: chảy máu tiêu hoá, thủng ổ loét, thậm trí tử vong.

4.2. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tiêu hoá:

4.2.1. Những yếu tố nguy cơ không thay đổi đ−ợc: bao gồm.

- Tuổi: khi tuổi cao th−ờng kèm theo các yếu tố nguy cơ khác (mức độ, thời gian bị bệnh, những thuốc đã dùng tr−ớc đây...).

Những ng−ời trên 60 tuổi có nguy cơ biến chứng tiêu hoá cao gấp 4-5 lần so với ng−ời d−ới 60 tuổi.

- Giới tính.

- Tiền sử đã có bệnh loét. - Tiền sử có xuất huyết tiêu hoá.

- Tiền sử có thủng tạng rỗng. - Đã sử dụng các thuốc chống loét.

4.2.2. Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đ−ợc: th−ờng các nguy cơ này phụ thuộc

vào quyết định của ng−ời thầy thuốc gồm. - Chỉ định: dùng thuốc.

- Liều l−ợng thuốc: liều càng cao nguy cơ tai biến càng nhiều.

- Thời gian dùng thuốc: thời gian càng kéo dài, nguy cơ tai biến càng cao. - Loại thuốc đ−ợc lựa chọn.

- Sự phối hợp với các thuốc khác: . Thuốc chống đông. . Corticoid.

. Các thuốc chống viêm không steroid khác. - Tự ý bệnh nhân dùng thuốc không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

4.2.3. Những yếu tố có thể đ−ợc coi là nguy cơ:

- Dùng thuốc liên quan với thức ăn. - R−ợu.

- Nhiễm H. pylori. - Thuốc lá.

- Phẫu thuật.

Sơ đồ cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày và vai trò của prostaglandin.

Sơ đồ cơ chế tổn th−ơng ống tiêu hoá do thuốc chống viêm không steroid ( Schoen- vender 1989)

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học 2 (Phần 14) ppsx (Trang 29 - 31)