1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính
a. Sự đa dạng của các hình thức bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp
Mức độ đa dạng về dịch vụ bảo lãnh của một NHTM được phản ánh quá danh mục các sản phẩm bảo lãnh cung cấp cho khách hàng. Đối với các ngân hàng chủ trương đẩy mạnh hoạt động này, danh mục sản phẩm sẽ ngày càng phong phú , hướng tới nhiều đối tượng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngược lại, các ngân hàng ít quan tâm đến hoạt động này, danh mục sản phẩm cung cấp sẽ sơ sài và nghèo nàn.
b. Mạng lưới ngân hàng đại lý
Đây vừa là nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh, vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp sẽ là điều
kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển dịch vụ bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh ngoại thương nhờ vị thế nhất định và khả năng hợp tác rộng rãi với các đối tác quốc tế.
c. Tuân thủ quy định, quy trình bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng và hoạt động của các NHTM nói chung luôn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro. Chính vì vậy các NHTM luôn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo lãnh, cũng như thực hiện nghiệp vụ theo đúng những quy trình đã đề ra nhằm giảm rủi ro về mức tối thiểu. Việc xem xét hoạt động bảo lãnh của một NHTM có tuân thủ quy định
quy trình hay không cũng là một cách để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng này.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
a. Doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh. Chỉ tiêu này cũng là căn cứ để các ngân hàng đưa ra kế hoạch hoạt động cho từng thời kỳ cũng như là căn cứ để so sánh về hiệu quả của hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn khác nhau.
b. Số dư bảo lãnh
Số dư bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.
Đây là một chỉ tiêu mang tính thời điểm, phản ánh tại một thời điểm t bất kỳ ngân hàng đang có nghĩa vụ với bao nhiêu khoản bảo lãnh và tổng trị giá của các bảo lãnh đó là bao nhiêu. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong việc trích lập dự phòng rủi ro và giúp ngân hàng định lượng được rủi ro có thể xảy ra tại thời điểm phân tích, nhưng nó lại không đánh giá được chính xác hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.
Để có thể xem xét và phân tích một cách chính xác hơn hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng, ta cần thay bằng chỉ tiêu số dư bảo lãnh bình quân một năm. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Với: t(i) lần lượt là số dư bảo lãnh của các ngày 1/1, 31/1, 28/2.... 31/12
Số dư bảo lãnh bình quân trong một năm là con số bình quân của số dư bảo lãnh tại thời điểm cuối mỗi tháng. Xem xét chỉ tiêu này, ta sẽ biết được giả trị bình
quân của các khoản bảo lãnh đã phát hành và còn hiệu lực tại các thời điểm trong năm đó. Neu số dư này lớn, phản ảnh được ngân hàng luôn duy trì được một giá trị bảo lãnh cao trong suốt cả năm, điều này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
c. Doanh thu hoạt động bảo lãnh
Đây cũng là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng. Nguồn thu này đến từ phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên người ta thường kết hợp xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ tương quan với các hoạt động khác thông qua các chỉ tiêu như: tỉ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay, tỉ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu... để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn về hoạt động bảo lãnh.
Mặt khác, có thể xem xét thêm doanh thu bình quân một cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh mang lại thông qua chỉ tiêu:
Giá trị này cho biết bình quân một cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đem lại bao nhiêu doanh thu trong khoảng thời gian T. Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy hiệu quả công việc của các cán bộ bảo lãnh là rất tốt, họ đã phát huy được năng lực của mình để đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị.
d. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh là tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh trong khoảng thời gian T. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong công tác marketing, chăm sóc khách hàng của hoạt động bảo lãnh và nó cũng nói lên chất lượng của dịch vụ bảo lãnh.
e. Số món bảo lãnh phát hành
Số món bảo lãnh phát hành cho ta biết số lượng sản phẩm dịch vụ bảo lãnh được cung cấp cho khách hàng trong khoảng thời gian T. Khi xem xét cùng với chỉ
tiêu số lượng khách hàng nó còn cung cấp thông tin về mật độ sử dụng sản phẩm bảo lãnh của một khách hàng, qua đó phản ánh sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ được cung cấp.
f. Mức an toàn trong hoạt động bảo lãnh
Giới hạn bảo lãnh tối đa cho một khách hàng không vượt quá một tỉ lệ nhất định nào đó so với vốn tự có. Hệ số này thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng khi phát hành bảo lãnh. Neu một bảo lãnh vượt quá tỉ lệ này khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hường đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Hệ số an toàn trong hoạt động bảo lãnh ---
Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước quy định giới hạn bảo lãnh tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng.
g. Tỉ lệ bảo lãnh mà ngân hàng phải trả thay
Tỉ lệ bảo lãnh ngân hàng phải trả thay tại thời điểm t
Tỉ lệ này cho biết tỉ trọng các khoản bảo lãnh phát sinh rủi ro mà ngân hàng phải đứng ra trả thay cho Bên được bảo lãnh trong tổng số dư bảo lãnh tại thời điểm t. Nó phản ánh chất lượng của các khoản bảo lãnh.
1.3. Nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động Bảo lãnh ngân hàng 1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội là yếu tố đầu tiên tác động đến mọi hoạt động kinh tế và xã hội mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng không phải là một ngoại lệ. Khi môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng ngày càng phát triển. Ngược lại, khi môi trường kinh tế - xã hội có những biến động bất lợi, hoạt động kinh tế gặp khó khăn sẽ tác động không tốt đến hoạt động của NHTM, trong đó có bảo lãnh.
1.3.1.2. Hành lang pháy lý
Không thể không nhắc tới tác động của hành lang pháp lý đến hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Hành lang pháp lý là yếu tố tạo nên khung pháp lý cần thiết để các ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Một hành lang pháp lý đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh và giúp tránh được rủi ro không đáng có.
1.3.1.3. Khách hàng
Khách hàng là một chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động bảo lãnh, do đó họ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện hoạt động bảo lãnh, tính đa năng và mức độ hoàn thiện trong hoạt động bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh sẽ chỉ được tiến hành khi khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh, được xem xét qua năng lực tài chính và khả năng tài chính đảm bảo cho khoản bảo lãnh. Một khách hàng có năng lực tài chính tốt cùng với những khoản đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng sẽ góp phần gia tăng hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh.
1.3.2. Nhân tố chủ quan1.3.2.1. Mô hình hoạt động 1.3.2.1. Mô hình hoạt động
Cũng như các hoạt động khác của NHTM, mô hình hoạt động là nhân tố tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Mô hình hoạt động thể hiện sự phân công về tác nghiệp, đồng thời phản ánh cách thức quản lý rủi ro trong hoạt động này. Việc ngân hàng xây dựng được một mô hình hoạt động hiệu quả và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển, đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng.
1.3.2.2. Con người
Con người là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng, là những mắt xích trực tiếp tham gia và kết nối các khâu trong hoạt động bảo lãnh. Điều này đòi hỏi các nhân viên tác nghi ệp phải có trình độ, kinh nghiệ m và tính chuyên nghi ệp cao. Cán bộ có trình độ chuyên môn cao s ẽ hạn chế những sai lầm mắc phải khi thực hiện nghiệp vụ. Bên c ạnh đó, thái độ phục
vụ khách hàng cũng rất quan trọng góp ph ần xây dựng hình ảnh về ngân hàng đối v ới khách hàng.
1.3.2.3. Công ngh ệ
Ngày nay, công ngh ệ ngày một phát triển, trở thành một công cụ đắc lực trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đối với hoạt động bảo lãnh của NHTM cũng vậy. Sử dụng công nghệ hiện đại vửa thể hiện mức độ hiện đại hóa của ngân hàng, vừa giúp cho việc phục vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời giúp nâng cao kh ả năng cạnh tranh và kh ả năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro của NHTM.
1.3.2.4. Một số nhân tố chủ quan khác
Ngoài những yếu tố vừa kể trên, hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng còn ch ịu sự tác động của các yếu tố khác có thể kể đến như: Uy tín của ngân hàng, quy mô vốn, mạng lưới ngân hàng đại lý, chiến lược marketing và chính sách phát tri ển của ngân hàng... Trong đó, uy tín là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là trong hoạt động bảo lãnh ngoại thương. Quy mô vốn của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh do bởi các quy định của Nhà nước thường có một sự ràng bu ộc chặt chẽ giữa tỉ lệ giá trị bảo lãnh của một khách hàng với quy mô vốn của ngân hàng nh ằm đảm bảo an toàn cho NHTM. Bên c ạnh đó, mạng lưới ngân hàng đại lý cũng có tác động không nh ỏ đến hoạt động bảo lãnh của một NHTM thông qua việc thu thập thông tin, phối hợp kiểm soát rủi ro và hợp tác với các đối tác quốc tế. Ngoài ra, chiến lược marketing và chính sách phát triển cũng tác động đến hiệu quả hoạt động thông qua việc quảng bá, định hướng phát triển và đa dạng hóa s ản phẩm bảo lãnh cho khách hàng. trong sự phát triển chung của một ngân hàng.
1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động Bảo lãnh của một số ngân hàngquốc tế quốc tế
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động Bảo lãnh từ các ngân hàng quốc tế
Với xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, hoạt động bảo lãnh là một trong những mảng hoạt động được các ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới không ngừng đẩy mạnh và ưu tiên phát triển hàng đầu. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Họ chính là những đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước, có thể kể đến như HSBC, Citibank, Bank of Tokyo Mitsubishi, ANZ... Việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ các ngân hàng này là vô cùng cần thiết để các ngân hàng của Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng phát triển hoạt động bảo lãnh của mình trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này:
■ Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đó, họ có quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng. Các ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba.
■ Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ. Điều này thể hiện thông qua hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do Tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với
giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.
■ Với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia, việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế
hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện
việc bán chéo sản phẩm. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ bảo lãnh cũng
được các
ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc áp dụng các chính
sách ưu đãi, các ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng
các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụ về cho vay,
phát hành bảo lãnh ngân hàng.
■ Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiệc xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch
vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong
nghiệp vụ
này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận
bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này một lần nữa khẳng định
uy tín