2.3.3.1. Các nguyên nhân khách quan
Giai đoạn 2014 - 2016, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Mặc dù nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên tất cả các ngành nghề trong đó có ngành NH vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông - lâm - thủy sản gặp khó khăn vì thiên tai, hạn
Năm 2016, Dự thảo về Hiệp ước vốn Basel II được ban hành với lộ trình áp dụng
từ tháng 9/2017 tại 10 NH thí điểm. Các NH đang đẩy nhanh việc chuẩn bị những vấn đề tăng vốn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn dựa vào nguồn cấp 2 để cải thiện tình hình trong ngắn hạn.
Giai đoạn 2014 - 2016, ngành NH nói chung đã chứng kiến những sự thay đổi về mặt pháp lý khi một số lượng lớn các quy định thông tư của NHNN đã ra đời, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống NH. Đầu tiên, đó là sự ra đời của thông tư 06/2016/TT-NHNN được ban hành vào cuối tháng 5 với các điều khoản thắt chặt các tỷ lệ cho vay và nâng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh bất động sản. Đồng thời, cuối tháng 9, NHNN ban hành công văn số 7076/NHNN-TD yêu cầu tăng cường kiểm soát tín dụng kinh doanh bất động sản ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng và hoạt động huy động vốn của NH.
Các kênh đầu tư trong nền kinh tế chưa thực sự hấp dẫn, tính minh bạch trong thông tin doanh nghiệp cũng chưa cao, do đó chưa thực sự thu hút dòng tiền từ phía đầu
tư. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa có sự đa dạng trong các sản phẩm đầu tư, trong khi thị trường vàng và ngoại tệ lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.
2.3.3.2. Các nguyên nhân chủ quan
Năng lực quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế. Vụ án Huyền Như cho thấy sự yếu kém trong hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng. Với quy mô lớn, Vietinank cần chú trọng hơn trong công tác quản trị rủi ro, kiểm soát tốt các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, nhất là những đối tượng có dấu hiệu của sự tha hóa về đạo đức, lợi dụng kẽ hở trong hệ thống ngân hàng để nhằm mưu đoạt tài sản cho mục đích cá nhân.
Chất lượng sản phẩm cho vay của VietinBank chưa đa dạng và còn nhiều thiếu sót. Mặc dù ngân hàng đã nỗ lực nghiên cứu, phát triển các sản phẩm cho vay mới nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên, nhìn tổng quan, hệ thống sản phẩm vẫn còn
Khách hàng tiêu dùng cá nhân chưa được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm chạp. VietinBank đã đưa ra phương án chuyển sang kênh tiêu dùng cho vay. Tuy nhiên, so với kênh tín dụng doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng có hệ thống sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, không đủ đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng. VietinBank chưa thực sự phát triển được thị trường tiềm năng này.
Năng lực trình độ cán bộ còn yếu kém. Có thể thấy, các ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng, chất lượng cán bộ ngân hàng còn thua kém so với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Vì vậy, việc tập trug đào tạo cán bộ về cả kiến thức lẫn đạo đức là việc làm cấp thiết đối với VietinBank trong bất kỳ giai đoạn nào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của khóa luận giới thiệu khái quát những thông tin cơ bản về NH TMCP Công thương Việt Nam như quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức và các hoạt động chính của NH. Ngoài ra, chương 2 đã đánh giá được toàn diện các mặt hoạt động của VietinBank giai đoạn 2014 - 2016 bao gồm tình hình nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và khả năng sinh lời thông qua phân tích các chỉ số, để từ đó, đưa ra cái nhìn bao quát về thực trạng hiệu quả hoạt động của VietinBank. Đồng thời, thấy được những tồn tại mà NH đang gặp phải để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của VietinBank trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THÔNG QUA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH