Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của VietinBank trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP công thương việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 141 (Trang 73 - 86)

thời gian

tới

Năm 2016 là năm nhiều biến động của nền kinh tế và chính trị thế giới với dấu hiệu chậm lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu cùng quyết định rời khỏi khối hợp tác kinh tế - chính trị EU của nước Anh hay kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trước bối cảnh trên, các NH nói chung và VietinBank nói riêng tiếp tục phải đối mặt với những

sức ép cạnh tranh và áp lực về lợi nhuận trong môi trường lãi suất thấp kéo dài, đồng thời phải tăng cường kiểm soát chất lượng tài sản khi nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển chậm.

Bước vào năm 2017, VietinBank cố gắng thực hiện mục tiêu đã đề ra, tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh, khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường, trên cơ sở đảm bảo hiệu quả và kiểm soát chất lượng tài sản toàn hệ thống. Bên cạnh đó, VietinBank tiếp tục phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, đặc biệt là dịch vụ NH thanh toán, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thu nhập, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, VietinBank còn nâng cao năng lực quản trị rủi ro, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tạo nền tảng vững chắc hướng tới mục tiêu là NH đạt chuẩn khu vực vào năm 2018.

Để phát triển trong giai đoạn trung và dài hạn, VietinBank sẽ thực hiện lộ trình tăng trưởng quy mô đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tài sản; nâng cao năng lực công nghệ và sẵn sàng hội nhập, kiện toàn tổ chức và điều hành theo mô hình NH hiện đại, tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng NH Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực tái cơ cấu hệ thống NH.

Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, VietinBank không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận mà hướng đến lợi ích to lớn hơn là gắn sự phát triển với kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần cùng Đảng, Chính phủ thực

Để có thể thực hiện được các mục tiêu nói trên, VietinBank cần có những chiến lược phù hợp, tiến hành tái cơ cấu toàn diện toàn hệ thống. Ngoài ra, VietinBank cần tiếp tục triển khai mô hình tổ chức mới, chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, bộ máy quản lý các cấp cũng như đôi ngũ chuyên gia và công nghệ mới. Công tác nghiên

cứu phát triển sản phẩm cũng là bộ phận.

3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank 3.2.1. Giải pháp cho nguồn vốn

3.2.1.1. Tăng VCSH

VCSH là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một NH, là

“tấm đệm chống đỡ rủi ro”, tạo ra khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, VietinBank cần có các biện pháp để tăng vốn như sau:

a. Phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi

Đây là nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài, không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông trong thời gian chưa chuyển đổi, phần trả lãi được tính vào chi phí trước thuế nên sẽ giúp giảm thiểu số thuế phải nộp. Đặc biệt, trong tình hình như hiện nay, khi

VietinBank không có khả năng tăng vốn cấp 1 thì việc phát hành trái phiếu là phương án cứu cánh giúp ngân hàng có thể tăng cường vốn cấp 2 đảm bảo đúng lộ trình áp dụng

Basel II. Tuy nhiên, NH cần lưu ý rằng lãi suất của các trái phiếu chuyển đổi không phụ

thuộc vào kết quả kinh doanh của NH, từ đó tạo ra gánh nặng tài chính cho VietinBank.

b. Tăng vốn từ lợi nhuận để lại

Đây là nguồn vốn bổ sung cần thiết đối với NH. Nguồn vốn nội bộ này giúp VietinBank không bị phụ thuộc vào thị trường vốn, nhờ vậy tránh được chi phí huy động

nguồn lực tài trợ từ bên ngoài và không làm pha loãng quyền sở hữu của các cổ đông hiện tại. Để tăng cường lợi nhuận giữ lại, VietinBank cần tăng cường hiệu quả hoạt động

sinh lời. Ngược lại, nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm lợi tức của các cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu NH.

c. Hợp nhất, sáp nhập

Phương án này không chỉ giúp Vietinbank tăng được vốn cấp 1 mà còn giúp NH mở rộng mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Hiện nay, VietinBank đang đẩy nhanh tiến độ sáp nhập PGBank theo chỉ thị của NHNN vào hệ thống nhằm nâng cao tiềm lực của NH.

Tóm lại, mỗi phương pháp đều có những mặt ưu và tồn tại những nhược điểm riêng, vì vậy VietinBank cần xây dựng chiến lược tăng vốn phù hợp với định hướng và mục tiêu chiến lược phát triển của NH trong từng thời kỳ, đồng thời sử dụng nguồn vốn có hiệu quả sau mỗi lần tăng vốn, kết hợp với việc cải cách NH theo hướng nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, mở rộng quy mô, năng lực cạnh tranh cho NH.

3.2.1.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH

Trong những năm gần đây, với chính sách huy động vốn hợp lý, Vietinbank đã khá tốt trong việc tăng trưởng nguồn vốn huy động đặc biệt năm 2016, VietinBank đã huy động vốn thành công với tổng số vốn huy động tăng 22% so với năm 2015 và chỉ số LDR năm 2016 là 87,96%. Việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả huy động vốn để có được nguồn vốn ổn định, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn là điều vô cùng cần thiết cho VietinBank. Trong đó, VietinBank cần chú ý điều hành tăng trưởng cân đối giữa tài sản Nợ - Có để đảm bảo an toàn thanh khoản và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Một số biện pháp VietinBank có thể áp dụng:

a. Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn

Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng của các NHTM.

Việc đa dạng hóa giúp các NH giảm sức ép cạnh tranh, rủi ro trên thị trường, đồng thời khai phá thị phần mới, củng cố thương hiệu, gia tăng doanh số. Không những thế, đa dạng hóa sản phẩm còn giúp NH khai thác đầy đủ, hợp lý các nguồn lực, tạo tiền đề cho

phát triển bền vững.

thị trường có nhiều phức tạp, vì vậy để đảm bảo có đủ vốn trong kinh doanh với chi phí thấp, VietinBank vẫn nên tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như là:

- Tiếp tục sử dụng công nghệ hiện đại cho phép khách hàng có thể gửi tiền một nơi, rút tiền mọi nơi trên toàn thế giới nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch,

triển khai các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mới. Các sản phẩm này không chỉ đa

dạng về

kỳ hạn, loại tiền tệ mà còn có nhiều đặc tính khác.

- Triển khai sản phẩm tiền gửi kỳ hạn lẻ, có nghĩa khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn gửi tiền theo ngày cho phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn nhằm đa dạng hóa

lợi ích

cho khoảng thời gian nhàn rỗi. Phương án này hướng tới nhóm khách hàng doanh

nghiệp, tạo thuận lợi giúp NH thu hút được nguồn tiền gửi lớn.

b. Xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt

Lãi suất huy động hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn nhbàn rỗi trong xã hội. Vì vậy, Vietinbank luôn chú trọng đến chính sách lãi suất hiệu quả, linh hoạt dành cho khách hàng.

Dựa vào quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, VietinBank ấn định lãi suất thông

qua từng thời kỳ và điều kiện cụ thể, trong đó lãi suất đầu ra quyết định lãi suất huy động vốn đầu vào. Mặt khác, chính sách lãi suất phải đảm bảo cạnh tranh cho NH, được

quyết định dựa trên cơ sở chính sách khách hàng và tính toán hiệu quả hoặc mức độ rủi ro cho từng khoản vay.

Chính vì vậy, VietinBank nên tiếp tục phát triển chính sách lãi suất xây dựng cho

hai nhóm khách hàng: Khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Tuy nhiên, điều bất

lợi cho NH đó là lãi suất của VietinBank luôn thấp hơn trần lãi suất dựa trên chủ trương của NHNN. Để khắc phục tình trạng này, VietinBank nên thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tặng quà cho khách hàng.

của khách hàng để phát hiện ra những rủi ro phát sinh và có biện pháp thu hồi vốn khi cần thiết nhằm hạn chế nguy cơ mất vốn của NH.

- Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, cán bộ quản trị tín dụng, cán bộ hậu kiểm về tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, cần có quy

trình kiểm

tra chéo thường xuyên giữa các bộ phận để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra

suôn sẻ

và hạn chế được rủi ro.

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng của nguồn vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn dựa trên chính sách điều hành của

NHNN và

tình hình thanh khoản của hệ thống để có chính sách tín dụng phù hợp.

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, các khoản vay, tài sản đảm bảo và công tác đánh giá khách hàng để hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu.

- Quyết liệu xử lý nợ đối với đối với khách hàng thuộc nhóm ngành có rủi ro cao, không có khả năng phục hồi trên cơ sở rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu, đánh

giá lại

TSĐB của khoản vay, khả năng thu hồi.

- Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng trong hệ thống trên cơ sở thường xuyên

rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện

pháp tháo gỡ, xử lý.

b. Phát triển tín dụng tiêu dùng

- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mới và các dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

- Tích cực duy trì và phát triển chất lượng phục vụ khách hàng đang có quan hệ tốt

với NH, tìm kiếm các khách hàng có tình hình tài chính tốt, đủ điều kiện cấp tín dụng.

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động, NH cần bảo đảm tính độc lập từ khâu tiếp nhận hồ sơ xin vay đến khâu thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay. Đầu ra của bộ phận này là đầu vào của bộ phận khác vì vậy từng bộ phận phải chịu trách nhiệm để đảm bảo chất lượng hoạt động. Ngoài ra, NH cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, chỉnh sửa việc phân cấp, phân quyền trong xét duyệt tín dụng, xác định vai trò và trách nhiệm từng cấp bậc. Mặc khác, NH cần coi trọng việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng thay vì đề cao tài sản đảm bảo.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ trong từng giai đoạn để tiến hành đánh giá, xếp loại khách hàng cho phù hợp theo mức độ quy chuẩn, nhằm đảm

bảo các cán bộ thẩm định làm việc khách quan và hạn chế tối đa mức rủi ro có thể xảy ra.

- Rủi ro thanh khoản cũng trở thành một trong những nỗi lo đối với các NHTM Việt Nam. Rủi ro thanh khoản thường xuất phát từ việc các NH chạy đua về

tăng trưởng

tín dụng, mở rộng mạng lưới quá nhanh so với nội tại của NH, khả năng quản lý chưa

theo kịp với biến động nhanh chóng của thị trường. Bên cạnh đó, công tác quản

trị rủi

ro thanh khoản ở nhiều NH cũng chưa được quan tâm và còn mới mẻ đối với

nhà quản

trị.

Đối với VietinBank, quản trị rủi ro thanh khoản được thực hiện khá tốt, với mức tỷ lệ an toàn vốn luôn được duy trì ở mức cao so với quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

mà NHNN quy định. Để tiếp tục kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản, VietinBank nên: Nâng cao công tác dự báo cung, cầu thanh khoản vì dòng tiền ra và vào NH luôn

có tính chu kỳ, tính mùa vụ và tính xu hướng, do đó qua việc thống kê các số liệu trong lịch sử của NH về lượng tiền gửi và cho vay có thể dự đoán được những nguy cơ rủi ro

VietinBank nói riêng và các NHTM nói chung tại Việt Nam hay sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn hay nói các khác kỳ hạn của nguồn vốn thường

ngắn hơn kỳ hạn của tài sản - chủ yếu là tài sản cho vay.

Trong trường hợp, khi chênh lệch kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ vượt quá hạn mức, NH tiến hành điều chỉnh thông qua giấy tờ có giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này chủ yếu tác động đến vấn đề thặng dư/thâm hụt thanh khoản. Còn liên quan đến điều chỉnh kỳ hạn, bên cạnh việc sử dụng công cụ đầu tư tài chính, NH cần phải chủ động xây dựng

các biện pháp nhằm điều chỉnh cả bên Nợ.

Hiện nay, cơ cấu kỳ hạn của Tài sản và Nợ của VietinBank đang nghiêng về kỳ hạn Nợ phải trả ngắn hơn kỳ hạn cho vay, đầu tư. Vì vậy cần thay đổi cơ cấu này khi lãi suất có xu hướng tăng, VietinBank cần tăng các khoản nợ dài hạn bằng cách đưa ra các biện pháp để thu hút khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài hơn thông qua các chương trình khuyến mãi, tặng thưởng hoặc lãi suất hấp dẫn, sản phẩm huy động tích hợp nhiều tính năng... hoặc khi NH cần tăng các khoản cho vay dài hạn để kéo dài kỳ hạn của Tài sản trong trường hợp dự báo lãi suất thị trường có xu hướng giảm thì NH cần xem xét các phương thức hoàn trả hợp lý, chi phí vay vốn hợp lý để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn.

Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban trong quy trình quản trị rủi ro cụ thể là phòng tài chính kế toán Hội sở vì đây là nơi tập hợp số liệu chuẩn xác nhất. Phòng

công nghệ thông tin hay bộ phận core banking là nơi cung cấp số liệu cơ sở chính xác và thiết lập hệ thống báo cáo theo yêu cầu quản trị, phục vụ mục đích cần phân tích của phòng ALM. Việc đưa ra con số để đo lường rủi ro có đúng hay không phụ thuộc vào sự chặt chẽ giữa các phòng ban trên. Phòng chính sách tín dụng, Khối doanh nghiệp, khối cá nhân là các phòng ban thực hiện chính sách của ban điều hành dựa trên sự tham mưu của phòng ALM trong quản trị rủi ro. Vì thế các phòng ban này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với phòng ALM trong việc đưa ra ý kiến, cũng như đưa ra các chính sách hợp lý, thực hiện mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất của ban điều hành trong từng thời kỳ.

- Tiếp tục tăng cường khả năng nghiên cứu và phân tích biến động thị trường để có cái nhìn tổng quát về triển vọng của nền kinh tế, kết hợp với việc xây dựng

các báo

cáo phân tích thường xuyên của công cụ đầu tư để tìm ra các kênh đầu tư sinh

lời tốt

nhất, giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho NH.

- Xây dựng các báo cáo phân tích thường xuyên về các công cụ đầu tư trên thị trường để có thể lường trước được những rủi ro tiềm ẩn.

- Cần lựa chọn những đối tác, công ty lớn có uy tín, hoạt động hiệu quả để tham gia liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cường đầu tư vào các giấy tờ có tính an toàn cao như: Tín phiếu kho bạc, TPCP... nhằm đảm bảo thu nhập, mặt khác làm gia tăng nguồn dự trữ thanh

khoản cho

NH.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP công thương việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 141 (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w