Nhóm trò chơi khám phá tri thứ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 35 - 37)

Việc tổ chức trò chơi khám phá tri thức nhằm tạo cơ hội cho HS trải nghiệm và có cơ sở nhận định, phân tích, lí giải... từ đó phát hiện tri thức khoa học. Trong trò chơi nhóm này, GV cần đặt câu hỏi khám phá tri thức sau khi chơi. Việc này đòi hỏi GV không chỉ đầu tư vào việc lựa chọn trò chơi phù hợp, có kĩ năng tổ chức trò chơi trên lớp mà còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS phát hiện tri thức ẩn chứa trong trò chơi.

Trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam, tôi thường dùng các trò chơi này vào tiết đầu tiên của chương trình học để gợi mở, hướng dẫn HS phương pháp học hiệu quả cho một năm học cuối cấp với những kì thi và những lựa chọn đầu tiên trên trang sách

cuộc đời của các em. Hoặc có thể dùng trong những trường hợp kiểm tra bài cũ đầu giờ, cần nhắc nhở HS về ý thức học tập.

Sau đây là một số trò chơi khám phá tri thức có thể áp dụng:

* Trò chơi “đếm số chiến lược”

Cách chơi: Hai người chơi đếm số theo thứ tự từ 1 đến 30, mỗi lần đếm ít nhất là 1 số và nhiều nhất là 3 số. Nếu ai đếm đến số 30 trước sẽ là người chiến thắng.

Để chiến thắng trong trò chơi này thì người chơi phải đếm được con số 26. Muốn chắc đếm được con số 26 thì phải có được con số 22. Muốn chắc có con số 22 thì cần phải có con số 18,...

Trò chơi này có ý nghĩa: Phải làm chủ cuộc sống của mình, phải lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho tương lai, từng bước chinh phục các mục tiêu nhỏ để hướng đến mục tiêu cuối cùng. Nếu đếm số một cách tùy tiện thì kết quả đạt được cũng chỉ theo may rủi, không rõ ràng. Theo nghĩa hẹp hơn, trong việc chiếm lĩnh tri thức, cần phải từ từ, từng bước một, học chắc các kiến thức cơ bản để tạo tiền đề cho các kiến thức cao hơn.

* Trò chơi “ai xa nhất”

Cách chơi: trò chơi cần 1 nhóm, khoảng 3 – 4 HS tham gia chơi. GV phát cho HS mỗi em một tờ giấy, yêu cầu HS ném tờ giấy ra xa theo cách mình cho là hiệu quả nhất. Ai ném xa nhất người đó chiến thắng.

Có nhiều cách thực hiện: gấp tờ giấy thành máy bay rồi ném, vo lại rồi ném, hoặc vo lại rồi cuộn trong đó một vật gì nặng (cái bút, viên sỏi,....) rồi ném. Theo cách cuối cùng là hiệu quả nhất.

Trò chơi này có ý nghĩa: phương pháp học tập rất quan trọng. Việc gấp tờ giấy thành máy bay vừa tốn thời gian mà hiệu quả không cao. Việc vo tờ giấy lại, cuộn vào trong đó là vật nặng vừa nhanh mà có thể khiến tờ giấy ban đầu được ném đi xa nhất. Cách vo giấy là biểu tượng về phương pháp. Viên sỏi là biểu tượng cho tri thức, kiến thức, kĩ năng được luyện tập, đây sẽ là các yếu tố giúp mục tiêu được thực hiện nhanh hơn.

* Trò chơi “bạn có thể”

Cách chơi: GV đưa ra một tờ giấy yêu cầu HS giữ trong 1 phút. HS thực hiện theo một cách dễ dàng. Tiếp theo, GV yêu cầu HS giữ tờ giấy hết tiết học. HS có thể sẽ nhăn nhó. GV tiếp tục đưa ra điều kiện “Nếu giữ tờ giấy đến hết tiết học, em sẽ

được thưởng” (tùy theo từng trường hợp, GV đưa ra các phần thưởng thực sự hấp dẫn HS). HS sẽ nhận làm ngay.

Trò chơi này có ý nghĩa: Làm việc gì nói chung và học tập nói riêng đều cần có mục tiêu. Khi rõ mục tiêu của mình là gì, lợi ích có được khi thực hiện ta sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn để chinh phục thử thách.

* Trò chơi “khăn giấy tiện dụng”

Cách chơi: Mỗi nhóm nhận 1 khăn giấy. Nhóm thảo luận và liệt kê những việc có thể thực hiện bằng khăn giấy cho một cá nhân. Cử một người trong nhóm thực hiện cụ thể trên lớp học. Nhóm làm được nhiều việc nhất sẽ thắng.

Trò chơi này có ý nghĩa: Trò chơi cho thấy nếu xây dựng kế hoạch, sắp xếp hợp lí thì công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn; Trò chơi cũng nhấn mạnh tác dụng của việc sử dụng nguyên liệu hợp lí, khéo léo gửi đến cho HS thông điệp sử dụng tiết kiệm tài nguyên của đất nước.

* Trò chơi “vẽ hình theo nhiệm vụ”

Cách chơi: 3 HS tham gia trò chơi, cả lớp quan sát. Mỗi HS nhận một tờ giấy nhỏ trong đó ghi nhiệm vụ vẽ 1 hình hình học khác nhau (VD: tam giác, hình tròn, hình vuông). GV giao cho 1 HS cầm 1 viên phấn, 2 HS còn lại nắm lấy bàn tay của HS giữ viên phấn đó. Sau hiệu lệnh, 3 HS cùng lúc điểu khiển viên phấn để vẽ hình theo nhiệm vụ của mình. Kết quả thường là những nét vẽ nguệch ngoạc, không ai vẽ được chính xác hình của mình được giao, thậm chí viên phấn bị gãy nát...

Trò chơi này có ý nghĩa: Nếu làm việc nhóm mà sự thiếu thống nhất thì công việc chung của nhóm bị hạn chế, đồng thời mỗi người không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình do bị công việc của người khác cản trở. Trò chơi là một nhắc nhở khéo léo các thành viên khi tham gia hoạt động nhóm cần tích cực, chủ động và trách nhiệm.

7.2.2.3. Thiết kế bài học minh họa cụ thể

Để rõ hơn về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học, tôi xin minh họa cụ thể qua việc thiết kế bài học cụ thể: bài 15: “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” (địa lí 12).

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)