Thiết kế giáo án minh họa

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 38)

Tiết 16, bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).

– Hiểu được đặc điểm phân bố, thời gian hoạt động, hậu quả, biện pháp phòng chống một số loại thiên tai chủ yếu ở nước ta (bão, ngập lụt lũ quét, hạn hán,...)

- Biết được đặc điểm các thiên tai khác ở nước ta (động đất, sương muối, mưa đá,...)

– Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Kĩ năng

– Kĩ năng liên hệ thực tế để giải thích nguyên nhân phát sinh và tác hại của mỗi loại thiên tai.

– Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn các biện pháp phòng chống thiên tai. - Kĩ năng làm việc nhóm.

3. Thái độ

– Có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề bảo vệ môi trường, các loại thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống.

4. Định hướng các năng lực được hình thành.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Hợp tác cùng các thành viên trong nhóm trong quá trình tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và các loại thiên tai chủ yếu.

– Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Dựa trên thông tin, bảng số liệu xác định những khu vực chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai chủ yếu.

– Năng lực hợp tác nhóm

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Đối với GV

– Giáo án power point.

– Các tư liệu, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học. – Bộ trò chơi thiết kế theo các hoạt động học. – Máy tính, máy chiếu, loa.

– 4 tờ giấy khổ A2 – 4 lá cờ đuôi nheo

2. Đối với HS

– Tìm hiểu nội dung bài học theo các nhóm đã phân công – Sách giáo khoa, vở ghi.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ

– GV sử dụng “vòng quay”, một thiết kế trong power point để chọn ngẫu nhiên 1 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.

– GV sử dụng trò chơi “em tập làm thủ môn” để kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

– GV sử dụng trò chơi “đuổi hình bắt chữ”, yêu cầu lần lượt HS gọi tên từng bức hình. HS trả lời được các câu hỏi, sẽ được một phần quà ở bên dưới. Các phần quà có thể là: một chiếc kẹo mút, một tràng pháo tay, một lời khen (“Em thật xuất sắc!”), một lời chúc (“Chúc em học giỏi và yêu thích môn địa lí”)

Với 4 bức hình với nội dung: bão, hạn hán, cắt giảm khí thải và trồng rừng, GV đã giới thiệu được nội dung bài học: “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”

Dùng kĩ thuật mảnh ghép, GV tạo ra 4 nhóm mới, tương ứng với 4 đội chơi. GV giới thiệu hình thức học theo các phần thi để HS chủ động trong quá trình học

Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ môi trường

1. Mục tiêu

– Nêu được nguyên nhân, biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

– Phân tích được các tác nhân gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

– Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, tổng hợp kiến thức về vấn đề môi trường ở nước ta, kĩ năng hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề.

2. Phương thức

– Phương pháp đặt vấn đề, sử dụng trò chơi trong dạy học.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Nội dung: Tìm hiểu về bảo vệ môi trường

Phần thi thứ 1

- GV triển khai luật chơi

+ Có 6 câu hỏi. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm.

+ Sau 5 giây suy nghĩ, các đội giơ đáp án.

+ Chỉ được đưa tín hiệu trả lời sau khi đồng hồ bấm giờ thông báo hết giờ. - Các nhóm tham gia thi.

- GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức.

Phần thi thứ 2

- GV phổ biến luật chơi

+ Đại diện đội chơi cùng lên bảng viết các hoạt động có thể làm để bảo vệ tài nguyên và môi trường. Các thành viên khác của nhóm có thể bộ trợ, tiếp sức. Thời gian: 2 phút.

+ Sau 2 phút, số điểm của nhóm bằng số hoạt động đúng nhóm ghi được.

- Các nhóm tham gia thi.

- GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức.

Có 2 vấn đề quan trọng:

– Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: gia tăng thiên tai và những bất thường về thời tiết, khí hậu

– Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường: nước, không khí, đất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số loại thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

1. Mục tiêu

– Trình bày được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống một số loại thiên tai chủ yếu ở nước ta.

– Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, sử dụng bản đồ, kĩ năng hợp tác nhóm.

2. Phương thức

– Phương pháp đặt vấn đề, sử dụng trò chơi trong dạy học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung Vòng 2: Vượt chướng ngại vật

Nội dung: Tìm hiểu về một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Phần thi 1

- GV triển khai luật chơi

+ Các nhóm thảo luận điền vào phiếu học

tập.

+ Thời gian: 10 phút.

+ Tuỳ theo kết quả, các nhóm sẽ có điểm theo đánh giá của ban giám khảo, điểm tối đa là: 40 điểm.

- Các nhóm tham gia thi

- GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức.

Phần thi thứ 2

– GV phổ biến luật chơi

Đại diện mỗi đội chơi lên lựa chọn câu hỏi, thảo luận với cả đội trong 2 phút rồi trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm.

– Nếu đội đang chơi trả lời chưa đúng, các đội còn lại được trả lời, trả lời đúng được 5

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

điểm.

- Các nhóm tham gia thi.

- GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số loại thiên tai khác và chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

1. Mục tiêu

– Trình bày được đặc điểm các thiên tai khác ở nước ta – Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, kĩ năng hợp tác nhóm

2. Phương thức

– Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Vòng 3: Tăng tốc

Nội dung: Tìm hiểu về một số thiên tai khác và chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Phần thi 1

– GV triển khai luật chơi

+ Có 4 câu hỏi, tín hiệu trả lời bằng hình thức phất cờ.

+ Đội đưa tín hiệu trước được trả lời trước, nếu sai các đội còn lại được quyền trả lời. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm. + Chỉ được đưa tín hiệu trả lời khi đọc hết câu hỏi.

- Các nhóm tham gia thi

- GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức.

Phần thi thứ 2

– GV phổ biến luật chơi

+ Sau mỗi dữ kiện được lật mở, các nhóm sẽ phất cờ trả lời. Trả lời được ở dự kiện 1, được 20 điểm, dữ kiện 2 được

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

e. Các thiên tai khác

- Động đất diễn ra mạnh nhất ở khu vực Tây Bắc, rồi đến khu vực Đông Bắc, biểu hiện yếu ở Miền Trung và Nam Bộ. - Các loại thiên tai khác:

Lốc, mưa đá, sương muối...

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và MT.

Các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.(SGK)

15 điểm, dữ kiện 3 được 10 điểm, dữ kiện 4 được 5 điểm

- Các nhóm tham gia thi.

- GV đưa ra đáp án, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 5: Luyện tập

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng trong bài

học.

2. Phương thức: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học. 3. Tổ chức hoạt động:

Vòng 4: Về đích

Nội dung: Củng cố bài

– GV triển khai luật chơi

+ Mở lần lượt các ô chữ chìa khoá.

+ Đội đưa tín hiệu trước được trả lời trước, nếu sai đội còn lại được quyền trả lời. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm.

+ Trả lời được ô từ khoá được 30 điểm. - Các nhóm tham gia thi.

- GV đưa ra đáp án ô chữ và sơ đồ tư duy để củng cố bài học.

Hoạt động 6: Tổng kết – Vận dụng

1. Mục tiêu:

- Nhận xét tinh thần và kết quả học tập của HS trong buổi học.

- Giúp HS vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế về việc bảo vệ tài nguyên môi trường và các loại thiên tai bị ảnh hưởng nơi địa phương nơi các em sinh sống.

2. Nội dung:

- GV tổng kết điểm của các đội chơi, nhận xét tinh thần học tập của HS, trao thưởng cho các đội chơi.

- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề và liên hệ thực tế địa phương.

GV có thể đưa ra một số lựa chọn như: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương, tìm hiểu các loại thiên tai nào có ở địa phương mình sinh sống.

Phụ lục:

7.2.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI THIẾT KẾ VÀ SỬDỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN)

7.2.3.1. Thiết kế và sử dụng các loại trò chơi dạy học phù hợp

Trong chương trình dạy học địa lí tự nhiên Việt Nam, người GV có thể sử dụng nhiều dạng trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng trò chơi trong dạy học có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn các loại trò chơi dạy học phù hợp và phải linh hoạt, khéo léo sử dụng nhiều loại trò chơi khác nhau để đạt được ý đồ dạy học của mình. Điều này đòi hỏi GV phải nắm vững tác dụng của mỗi loại trò chơi. Tùy theo mục đích của việc sử dụng trò chơi mà GV lựa chọn các loại trò chơi dạy học cho phù hợp.

7.2.3.2. Tăng cường sử dụng phương tiện, kĩ thuật dạy học hỗ trợ

Trong lí luận dạy học hiện nay, chúng ta thường chia phương tiện dạy học gồm 2 loại là:

Phương tiện dạy học thông thường như: ngôn ngữ, bảng phấn, sách giáo khoa, tài liệu học tập.

Phương tiện kĩ thuật như: phương tiện nghe, nhìn, tổ hợp nghe nhìn, các dụng cụ, thiết bị, máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, các phương tiện tương tác mạnh có tính năng sư phạm chung không bó hẹp ở từng môn học, đa chức

năng (máy tính điện tử, các phần mềm dạy học trên máy vi tính, các phần mềm sử dụng trên mạng và bản thân các kiểu mạng truyền thông giáo dục)

Trong dạy học môn địa lí, việc GV sử dụng trò chơi kết hợp với các phương tiện dạy học cần chú ý các vấn đề sau:

Sử dụng trò chơi kết hợp với sử dụng máy chiếu Overhead, Projector đòi hỏi người GV cần phải biết được các yêu cầu cần thiết khi sử dụng loại phương tiện này.

Sử dụng trò chơi với trình chiếu power point: GV phải sắp xếp trình tự trò chơi một cách logic trong bài học. Trong quá trình giảng dạy, đến lúc GV muốn tổ chức trò chơi cho HS thì cần phải thông báo nhiệm vụ cần giải quyết cho HS. Xây dựng các trò chơi phải có đáp án sẵn (nếu có thể minh họa bằng hình ảnh, lời giải thích...) điều này, giúp GV tiết kiệm thời gian không phải giảng giải nhiều mà HS vẫn nắm vấn đề một cách sâu sắc hơn. Khi đưa ra đáp án đúng, GV phải trình chiếu lên màn hình để tất cả HS có thể quan sát được.

7.2.3.3. Nâng cao năng lực của GV trong việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí

Cần phải coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho GV về tính tích cực của việc tổ chức trò chơi trong dạy học thông qua bộ môn địa lí bằng các chuyên đề, các lớp tập huấn, hội thảo, cuộc thi, đề tài... để tạo điều kiện cho GV có cơ hội giao lưu, học hỏi, mở rộng tầm nhìn, nâng cao năng lực chuyên môn, qua đó có thêm kinh nghiệm để xây dựng, thiết kế, tổ chức trò chơi học tập vào trong bộ môn mình một cách linh hoạt hơn.

GV cần rèn luyện các kĩ năng tổ chức, quản lí trò chơi. Có thể nói việc điều khiển trò chơi là một nghệ thuật, vì trò chơi có sôi nổi, có hấp dẫn hay không , có phát huy tính tích cực học tập của HS hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung của trò chơi mà còn phụ thộc vào cả người điều khiển trò chơi. Vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi học tập cho HS, GV cần phải biết kết hợp giữa giọng nói, điệu bộ, cử chỉ,... một cách linh hoạt, có như vậy mới tạo cho người chơi cảm giác hồ hởi, phấn khởi, tham gia chơi nhiệt tình.

Áp dụng trò chơi trong dạy học là điều không mới nhưng không phải GV nào cũng làm được. Việc thực hiện cũng có thể gặp khó khăn như HS thụ động, thiếu thiết bị để tham gia, kết nối mạng có sự cố. Vì thế, để thực hiện hiệu quả trò chơi rất cần sự nhiệt tình sáng tạo của người thầy. Người thầy lúc này là nhà sản xuất, nhà biên kịch, là người dẫn chương trình, người phán xử với rất nhiều “vai diễn” khác nhau. Chỉ có những ai đam mê, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với HS thì mới đảm nhận hoàn

hảo “vai diễn” của mình dù có khó khăn đến mấy để môn học địa lí không còn tẻ nhạt và nhàm chán.

7.2.3.4. Nâng cao nhận thức, hành vi và thái độ tích cực cho HS khi thực hiện các trò chơi dạy học do GV đề ra

Hoạt động học tập của HS với bản chất là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để hình thành phẩm chất năng lực của người học. GV cần hướng dẫn cho HS hiểu được mục đích, yêu cầu nội dung môn học cần phải đạt được để HS có thời gian chuẩn bị trước bài học của mình. Trong dạy học hiện đại, đòi hỏi HS phải phần nào tự mình tích lũy dữ kiện, tìm kiếm thông tin dựa vào kinh nghiệm cá nhân dưới sự hổ trợ của GV, nên khi tổ chức các trò chơi học tập GV cần yêu cầu HS tìm kiếm thông tin trên tài liệu, sách tham khảo, internet...để chuẩn bị lĩnh hội nội dung bài học nhanh chóng hơn.

Trong quá trình tổ chức trò chơi học tập, GV cần phải đáp ứng thỏa mãn nhu cầu hứng thú của người chơi, phải coi HS là trung tâm, là chủ thể trong trò chơi. GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn là “điểm tựa”, là “thang đỡ” giúp người chơi trong những lúc thật cần thiết, để tạo điều kiện cho HS tham gia vào trò chơi một cách tự tin, mạnh dạn, giúp các em chú ý vào nội dung bài học một cách tự nhiên, không gượng ép, bắt buộc, khô cứng.

Dạy học thông qua trò chơi học tập cũng là một trong những con đường giúp GV thực hiện được mục đích dạy học, giáo dục của mình. Trong trò chơi, GV cùng HS khám phá, cùng giải quyết, cùng đi đến những kết luận cụ thể. Điều này đã tạo cho HS hoạt động nhận thức tích cực trong khi chơi, vận dụng vốn kinh nghiệm kiến thức đã có vào hoàn cảnh mới, được thử sức mình trong các điều kiện khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra. Với các trò chơi đa dạng và hấp dẩn, HS sẽ có hứng thú và đó cũng là động lực quan trọng để thúc đẩy tính tích cực nhận thức của HS.

7.3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Để đánh giá hiệu quả của việc triển khai phương pháp trên, tôi thực hiện khảo sát theo hai hướng: khảo sát thái độ, nhận thức, hành vi của HS đối với việc sử dụng

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)