II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1 Về trình độ chuyên môn
Để có thể áp dụng sáng kiến “Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức
liên môn trong dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)”, yêu cầu người áp dụng phải có cơ sở lí luận về phương dạy
học tích hợp, về kiến thức cơ bản của nhiều môn khoa học, nhiều lĩnh vực như: Lịch sử, Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Hội họa, Giáo dục công dân, Toán học thống kê, Tin học… để có thể khai thác những kiến thức sử dụng cho phù hợp với nội dung dạy học.
9.2. Về cơ sở vật chất
Ngoài những sự chuẩn bị của giáo viên về thiết bị: Giáo án, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, đĩa CD… và học sinh thì cần một số thiết bị hỗ trợ áp dụng sáng kiến như: lớp học đủ rộng để các hoạt động dạy – học diễn ra thuận lợi, phòng học có máy chiếu để trình chiếu bài giảng điện tử (powerpoint) trong giờ dạy – học; Loa để phát bài hát, phim tư liệu… trong bài dạy.
9.3. Về phía cán bộ quản lí giáo dục, lãnh đạo nhà trường
Các cán bộ quản lí giáo dục và các lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về mặt tâm lý, tinh thần và cơ sở vật chất giúp giáo viên có thể sáng tạo hơn nữa và tiến hành được nhiều bài dạy có sử dụng phương pháp tích hợp liên môn. Được sử ủng hộ, khuyến khích của cán bộ quản lí giáo dục và Ban lãnh đạo nhà trường, chắc chắn giáo viên sẽ có thể phát huy đến mức tối đa năng lực nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ýkiến của tác giả kiến của tác giả
10.1.1. Kết quả thực nghiệm
Những lợi ích thu được của sáng kiến kinh nghiệm thể hiện rõ ràng thông qua kết quả kiểm tra đánh giá ở tại lớp thực nghiệm và trên tổng số 5 lớp 12 (162 học sinh) như sau:
Tại lớp thực nghiệm: trên tổng số 30 học sinh:
Số học sinh Điểm (tổng điểm là 10) Tỉ lệ (%)
4 9.5 – 10 13.3 7 8.5 – 9 23.3 9 7.5 – 8 30 8 6.5 – 7 26.7 2 5.5 – 6 6.7 0 5 0 0 <5 0
(Bảng số liệu kết quả kiểm tra cuối giờ của 30 HS)
Dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá cuối giờ tại lớp thực nghiệm đã cho thấy: tỉ lệ học sinh đạt kết quả từ 8.5 đến điểm 10 chiếm 36.6%, một tỉ lệ khá cao. Trong đó không có học sinh nào được điểm ≤ 5. Phần lớn các em tỏ ra hứng thú, say sưa với bài học và sôi nổi trong
giờ học. Khả năng lĩnh hội kiến thức lịch sử tăng rõ rệt so với phương pháp dạy học không vận dụng tích hợp liên môn. Khi đánh giá về giờ dạy học thực nghiệm, giáo viên N.T.M.P – bộ môn Lịch sử đã nhận xét: “phương pháp tích hợp liên môn này thực sự đem lại hiệu quả cao về chất lượng dạy học, sự tích cực học tập của học sinh, sự chú tâm trong từng nội dung học và sự say sưa trong làm việc nhóm, trong khi thảo luận…” đều chứng tỏ được ưu điểm của phương pháp tích hợp liên môn này.
Dưới đây là kết quả kiểm tra cuối giờ trên tổng số học sinh là 162 HS của 5 lớp 12 học chương trình lịch sử 12 cơ bản có vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong giờ dạy học, cụ thể như sau:
Số học sinh Điểm (tổng điểm là 10) Tỉ lệ (%)
9 9.5 – 10 5.6 31 8.5 – 9 19.1 54 7.5 – 8 33.3 48 6.5 – 7 29.6 11 5.5 – 6 6.8 9 5 5.6 0 <5 0
(Bảng số liệu kết quả kiểm tra cuối giờ của 162 HS)
Phần lớn các em học sinh đạt điểm khá – giỏi với điểm từ 6.5 – 10 chiếm 87.6%, chỉ có 12.4% học sinh đạt điểm trung bình từ 5 – 6 và không có học sinh nào có điểm dưới 5.
100% học sinh trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu dự án đề ra về vận dụng kiến thức môn Địa lý, Văn học, Âm nhạc, Giáo dục công dân.
10.1.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm và qua quá trình vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong quá trình dạy học từ năm học 2017-2018 đến thời điểm hiện tại, tôi thấy rõ những hiệu quả của phương pháp dạy học mới trong từng giờ học lịch sử. Học sinh luôn thể hiện sự tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức lịch sử, kết quả học tập lịch sử cao hơn so với dạy học không vận dụng phương pháp tích hợp liên môn. Hơn nữa, sáng kiến kinh nghiệm không chỉ đề cập đến liên môn với 1 hoặc 2 môn học mà là sự tổng hợp, tích hợp kiến thức của nhiều môn khoa học, nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú hơn với giờ học lịch sử vì thông qua lịch sử các em có được thêm kiến thức của nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, thông qua vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn, học sinh hình thành được những phẩm chất, năng lực thực tiễn để giải quyết được các vấn đề của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Khi áp dụng sáng kiến này vào thực tiễn sẽ giúp người dạy tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức không chỉ về chuyên môn mà còn là kiến thức liên môn. Nâng cao năng lực và phẩm chất của người dạy. Và có thể khẳng định, đây là một phương pháp dạy học khiến
cả người dạy và người học đều trở nên tích cực hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây là một ưu điểm, một lợi thế của phương pháp dạy học tích hợp liên môn đem lại cho ngành giáo dục nói chung, cho môn học lịch sử nói riêng.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân
Khi được phỏng vấn “Em có cảm nhận gì về giờ học lịch sử theo phương pháp mới
này?”, học sinh Trần Thị B.N (12G) đã chia sẻ: “Không chỉ có riêng em mà em nhận thấy sự hào hứng, yêu thích giờ học của cả lớp. Em đã thích học Lịch sử hơn ạ”.
100% học sinh lớp áp dụng thực nghiệm đều khẳng định giờ học lịch sử theo phương pháp tích hợp liên môn tạo cho các em hứng thú hơn với môn học, các em dễ lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ kiến thức lịch sử tốt hơn.