Hoàn thiện bảng niên biểu sau về diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931 ở

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử tiết 20 bài 14 phong trào cách mạng 1930 1935 (Trang 26 - 29)

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ

1. Hoàn thiện bảng niên biểu sau về diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931 ở

biến phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ - Tĩnh:

Thời gian Nội dung sự kiện Kết quả (Nếu có) Từ 9/1930 12/9/1930 * Diễn biến:

GV sử dụng lược đồ lược thuật diễn biến của phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh. GV tích hợp văn học để nói về phong trào ở Nghệ - Tĩnh từ đầu năm 1930:

Bài thơ: Xô viết Nghệ - Tĩnh (Nguyễn Duy Xuân) nói về phong trào ở Nghệ - Tĩnh:

“Thế rồi một ngày tháng chín Trời rung đất chuyển

Những con người đói khổ Oằn mình đứng lên… Ào ào như nước vỡ bờ”.

A - Từ tháng 9/1930, phong trào phát triển

mạnh mẽ, quyết liệt với những cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ, được sự ủng hộ của công nhân Vinh – Bến Thủy. GV giới thiệu Video về sự kiện 12/9 và bức

tranh về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. GV tích hợp Văn học để HS thấy được tinh thần chiến đấu của nhân dân ở các địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh.

“Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi… Trên gió cả cờ đào phất thẳng

Dưới đất bằng giấy trắng tung ra Giữa thành một trận xông pha Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng”.

(Trích “Bài ca cách mạng” – Đặng Chánh Kỷ)

- Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của hơn 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên có vũ trang tự vệ và được sự hưởng ứng của công nhân Vinh – Bến

Thủy. - GV tích hợp Văn học để làm rõ sự tàn bạo

của thực dân Pháp trong cuộc đàn áp đoàn người biểu tình trong ngày 12/9. Đồng thời, cũng cho thấy sự dũng cảm, chiến đấu quyết liệt của nhân dân Nghệ - Tĩnh chống Pháp và tay sai phản động:

“Súng nổ. Bom rền. Mặc! Cứ tiến lên…

217 con người vô tội Phút chốc òa vào cát bụi

Hồn vẫn mơ thế giới đại đồng…”

(Trích “Xô viết Nghệ - Tĩnh” – Nguyễn Duy Xuân)

- Thực dân Pháp đã đàn áp dã man, ném bom vào đoàn biểu tình, song cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục. Nhân dân kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh…

GV tích hợp Âm nhạc:

GV: Khí thế hào hùng, tinh thần dũng cảm chiến đấu của nhân dân Nghệ - Tĩnh được thể hiện qua ca khúc nào?

HS tìm hiểu, trả lời. GV nhận xét: bài hát “Cùng nhau đi hồng binh” (Đinh Nhu) ra đời chính trong hoàn cảnh phong trào đang tiếp diễn quyết liệt ở Nghệ - Tĩnh  cổ vũ và ca ngợi tinh thần chiến đấu của nhân dân nơi đây.

GV cho HS trải nghiệm cảm xúc, cho HS nghe bài hát.

GV hỏi: Kết quả của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh?

HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt ý.

- Kết quả:

+ Hệ thống chính quyền thực dân – phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Nhiều tri huyện, lí trưởng bỏ trốn, đầu

hàng.

+ Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thành lập các Xô viết.

Sau khi tìm hiểu xong về diễn, HS hoàn thành mục 2 của Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử tiết 20 bài 14 phong trào cách mạng 1930 1935 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)