Nhiệm vụ của thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản) (Trang 28)

7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

7.2.2.Nhiệm vụ của thực nghiệm

Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xác định vai trò và tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản).

- Áp dụng các phương pháp vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản) một cách hiệu quả.

- Rút ra các kết luận và kiến nghị cần thiết. 1.2.3. Nguyên tắc thực nghiệm

Để đảm bảo tính khách quan của thực nghiệm sư phạm, chúng ta cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Các kiến thức sử dụng phù hợp với nội dung bài học và có tác động tích cực đến người học.

- Bài thực nghiệm phải có trong chương trình SGK.

- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải cùng có các điều kiện sau: + Trình độ học sinh tương đương nhau và học sinh có ý thức học tập. + Số học sinh tương đương nhau.

+ Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau. + Cùng do một giáo viên giảng dạy.

- Kết quả thực nghiệm được đánh giá khách quan, khoa học với các bài kiểm tra kiến thức và phiếu điều tra tâm lí của học sinh.

1.2.4. Tổ chức thực nghiệm.

Tiến hành thực nghiệm tại lớp 12C và 12G (đều có sĩ số 34 HS, lớp học đại trà) tại trường THPT Quang Hà.

Trong quá trình chuẩn bị bài giảng cho lớp thực nghiệm, tôi chuẩn bị sẵn những học liệu liên quan, tranh ảnh phục vụ cho nội dung của bài học, lập sẵn một số câu hỏi.

Ở lớp đối chứng GV vẫn dạy bình thường theo tiến trình chung của bài dạy, ít chú ý đến việc tích hợp liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra để HS lĩnh hội kiến thức.

Tổ chức kiểm trình độ nhận thức của HS sau bài dạy ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

1.2.5. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm

- Việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm chủ yếu bằng hình thức kiểm tra sự chuẩn bị, tìm hiểu ở nhà khi được giao nhiệm vụ, kiểm tra viết ở cuối giờ hoặc đầu giờ của bài sau.

- Các kết quả kiểm tra được hệ thống hóa bằng cách lập bảng tổng hợp sau khi chấm bài của HS.

- Những câu hỏi kiểm tra và đáp án đều có nội dung như nhau ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Thang điểm của 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được xây dựng theo thang điểm 10 và xếp loại như sau: loại giỏi (9 – 10), loại khá (7 – 8), loại trung bình (5 – 6), loại yếu kém (dưới 5).

- Xử lí kết quả thực nghiệm

+ Xử lí về mặt định lượng: xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Trong đó có sử dụng các thông số:

Tỉ lệ %: Nhằm phân loại kết quả học tập, mức độ nắm kiến thức và kĩ năng của HS giữa hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

+ Xử lí về mặt định tính: đánh giá thông qua dự giờ, trao đổi với các đối tượng thực nghiệm và đối chứng.

1.2.5. Kết quả thực nghiệm

Qua tiến hành thực nghiệm ở hai lớp tại trường THPT Quang Hà. Lớp 12C (Lớp thực nghiệm), Lớp 12G (lớp đối chứng)

Tên bài Lớp SLHS Điểm

kém % Điểm TB % Điểm khá % Điểm giỏi % Tiết 15. Bài 14 12G ĐC 34 35,3 47,1 11,7 5,9 12C TN 34 17,6 35,3 32,4 14,7

Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng chất lượng học tập của các HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở chỗ đã có sự thay đổi tương quan điểm số ở bài kiểm tra. So với lớp đối chứng kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm như sau:

+ Điểm kém, điểm trung bình giảm. + Điểm khá, giỏi tăng lên.

Tuy nhiên, mới chuyển từ điểm trung bình lên điểm khá. Số lượng điểm giỏi tăng lên chưa nhiều. Nguyên nhân của tình hình này là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thời gian thực nghiệm còn hạn chế.

+ Các em còn chưa thành thạo trước phương pháp học tập độc lập. + Trình độ HS còn yếu.

Kết luận:

Sau một thời gian tiến hành khảo sát tình hình thực tế của việc tích hợp liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản), tôi rút ra một số kết luận sau:

- 100% GV đều cho rằng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí có ý nghĩa rất tích cực tạo ra hứng thú cho HS học tập, giúp các em phát triển tư duy và phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề. - Việc tích hợp liên môn làm cho lớp học sôi nổi hơn. HS chủ động lĩnh hội kiến thức trong bài, từ đó HS dễ nhớ, dễ hiểu bài.

- Qua thực nghiệm thấy các em ham thích học tập theo phương pháp này. - Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, chương trình dạy học Địa lí có nhiều nội dung liên quan đến các môn học khác. Do đó, phương pháp dạy học phải tăng cường tính độc lập, tích cực, tự khám phá tri thức của HS, chú trọng tới việc hình thành và rèn luyện cho học sinh tư duy liên hệ giữa các môn học với nhau.

Như vậy, có thể khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là hoàn toàn đúng, có khả năng áp dụng rộng rãi trong giảng dạy Địa lí THPT (ban cơ bản).

8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT

Không có thông tin cần bảo mật.

9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

- Với GV: Cần chuẩn bị trước nội dung bài học và các học liệu cần thiết cho nội dung của bài, các nội dung, tình huống hoạt động ngoại khóa. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS tìm hiểu trước ở nhà. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với nội dung kiểu bài.

- Với HS: Tìm hiểu trước bài theo nhiệm vụ giáo viên cho, đặc biệt xem lại phần kiến thức các môn học đã học, tìm hiểu các kiến thức thực tế liên quan đến nội dung bài học.

- Thiết bị dạy học: Phòng học bộ môn có máy chiếu, tranh ảnh, sơ đồ, các phương tiện hỗ trợ dạy học.

10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC KHI ÁPDỤNG SÁNG KIẾN DỤNG SÁNG KIẾN

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến tác giả kiến theo ý kiến tác giả

- Việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào dạy học ở môn Địa lí là có hiệu quả, đã góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. Những định hướng và giải pháp tôi đề ra trong báo cáo là khả thi và có hiệu quả.

- Đối với học sinh: Trước hết, chủ đề liên môn, tích hợp đưa ra có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

- Đối với giáo viên: Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

- Đưa ra các phương pháp dạy học khác nhau và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của sáng kiến. Sáng kiến có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo đối với đồng nghiệp.

- Việc thực hiện đề tài còn giúp tôi nắm được phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt trong việc vận dụng vào công tác giảng dạy.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Qua việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản) có thể nhận thấy không khí lớp học sôi nổi hơn, các em hăng hái phát biểu xây dựng bài, khả năng vận dụng kiến thức các môn học vào bài học và kết quả học tập tốt hơn.

Việc chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp tốt hơn, các em chịu khó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh mà giáo viên yêu cầu, giúp giáo viên có sổ tư liệu giảng dạy phong phú, đồng thời học sinh xem lại các kiến thức môn học lên quan.

Các em có ý thức hơn trong hành động của mình.

11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA HOẶCÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1 Nguyễn Thị Thúy Ngân Trường THPT

Quang Hà (PH1)

Địa lí tự nhiên lớp 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Nguyễn Phương Thảo Trường THPT

Quang Hà (PH2) Địa lí tự nhiên lớp 12 Bình Xuyên, ngày...tháng...năm... PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Viết Ngọc Bình Xuyên, ngày...tháng....năm... TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường

THCS, THPT, NXB Đại học Sư phạm, năm 2014.

2. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo

hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm, năm 2004.

3. Nguyễn Trọng Phúc, Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ

thông Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2001.

4. Một số luận văn và tập san nghiên cứu giáo dục.

MỤC LỤC

1. LỜI GIỚI THIỆU...1

2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...2

3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN...2

4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN:Tác giả...2

5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...2

6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU...2

7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN...3

7.1. Về nội dung của sáng kiến...3

7.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản)...3

7.1.1.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp...3

7.1.1.2. Khái quát về hệ thống khoa học Địa lí...4

7.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí...4

7.1.1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí...5

7.1.2. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản)...6

7.1.2.1. Đặc điểm chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 12 phần Địa lí tự nhiên (Ban cơ bản)...6

7.1.2.2. Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 10...6

7.1.2.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí 12 phần Địa lí tự nhiên (ban cơ bản)...9

7.1.3. Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên môn...12

7.1.3.1.Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn...12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.1.3.2. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn...12

7.1.4. Giáo án minh họa...13

7.1.4.1. Ý nghĩa của vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài minh họa 13 7.1.4.2. Học liệu...13

7.1.4.3. Giáo án...19

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến...27

7.2.1. Mục đích thực nghiệm...27

7.2.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm...28

1.2.5. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm...29

1.2.5. Kết quả thực nghiệm...29

8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT...30

9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...30

10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...31

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả...31

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân...32

11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU...32

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT QUANG HÀ

------

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 (BAN CƠ BẢN)

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy Ngân

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản) (Trang 28)