Đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 (Trang 32)

7. Cấu trúc đề tài

1.1.3. Đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975

1.1.3.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội của văn học Việt Nam sau năm 1975

Công cuộc chống Mĩ cứu nƣớc của toàn Đảng, toàn dân đã kết thúc thắng lợi, miền Nam đƣợc giải phóng, giang sơn thu về một mối. Đất nƣớc trở về quỹ đạo thời bình nhƣng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Chiến tranh đi qua đây cũng là lúc cả xã hội đặt ra bao vấn đề cần giải quyết: khắc phục hậu quả chiến tranh kéo dài, đồng thời khôi phục và phát triển lại nền kinh tế. Các Đại hội Đảng 4,5,6,7 đã đặt ra nhiệm vụ mới cho đất nƣớc trong mỗi thời kì. Đặc biệt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ đổi mới là“nhu cầu

bức thiết”, là“vấn đề có ý nghĩa sống còn”của toàn dân tộc đồng nghĩa với

thoát khỏi sự khủng hoảng trì trệ kéo dài, đƣa đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn phát triển mới.

Sự đổi mới của đất nƣớc đã thúc đẩy văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, của ngƣời đọc, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của văn học. Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều mà đa diện, góc cạnh có tính chất đối thoại. Ngƣời đọc mong chờ những khám phá mới của văn học và đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu phong phú trong đó có nhu cầu giải trí và thể nghiệm tâm linh. Từ đầu những năm 80, tình hình văn đàn trở nên sôi nổi hơn với sự xuất hiện của những tập truyện ngắn có giá trị, đổi mới cách viết. Các nhà văn đã đổi mới tƣ duy và nhìn thẳng vào sự thật sau chiến

tranh. Hòa vào không khí lịch sử chung vui đó, nền văn học dân tộc cũng giành đƣợc những thành tựu rực rỡ trong đó có thể loại truyện ngắn sau năm 1975.

Nhƣ vậy hoàn cảnh lịch sử, xã hội mới đã tạo nên một nền văn học có những thay đổi rõ nét, có chiều sâu, phát triển theo hƣớng đổi mới, dân chủ phát triển mạnh mẽ gây đƣợc sự chú ý của dƣ luận.

1.1.3.2. Đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975

Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 phát triển theo khuynh hƣớng mới vừa đổi mới cách viết vừa phát huy tinh thần dân chủ, vừa thể hiện cách tiếp cận đời sống một cách mới mẻ. Đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng đã chính thức bƣớc vào thời kì đổi mới. Các nhà văn đã nhìn thẳng vào hiện thực đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con ngƣời và hiện thực, khám phá con ngƣời trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp, quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thƣờng. Nằm trong dòng chung ấy của văn học sau năm 1975, truyện ngắn cũng vận động theo hƣớng hiện đại hóa, phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp, mang tinh thần nhân bản sâu sắc. Trong khuôn khổ của một luận văn, phục vụ cho việc tìm hiểu tác phẩm cụ thể ở bậc THPT, tôi đề xuất cần làm rõ các đặc điểm về mặt thi pháp của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 ở một số phƣơng diện sau:

a. Nhân vật: Là đối tƣợng phản ánh, là tâm điểm nội dung của văn học.

Con ngƣời trong văn học sau năm 1975 là những số phận bình thƣờng trong cuộc sống bình thƣờng, là con ngƣời cá nhân với tất cả những gì vốn có của nó trong các mối quan hệ xã hội. Tuy chú ý đề cao con ngƣời cá nhân nhƣng không phải là cái tôi cực đoan mà con ngƣời luôn gắn bó với xã hội, đằng sau mỗi thân phận là vấn đề mang ý nghĩa thời đại. Bằng tài năng và tâm hồn nhạy cảm của mình, các nhà văn đã xây dựng lên những nhân vật của cuộc sống đời thƣờng với những nhọc nhằn lam lũ, giữa dòng chảy thế sự vốn đa sự, đa đoan, với nhiều mẫu ngƣời, nhiều kiểu nhân vật… Khi phân tích nhân vật, GV cần cho học sinh chú ý các chi tiết, nối kết các chi tiết để thấy đƣợc đặc điểm tính

cách nhân vật, hoàn cảnh của nhân vật, hƣớng dẫn HS tìm hiểu các mối quan hệ phức tạp của nhân vật, đặt nhân vật vào trong từng hoàn cảnh cụ thể để xem xét, đánh giá, kết luận.

Ví dụ chứng minh:

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, tâm điểm chú ý ở đây chính con ngƣời

trong cuộc sống đời thƣờng với nhiều mối quan hệ vô c ng phức tạp. Đây cũng là tâm điểm khám phá của các nhà văn sau 1975. Đọc truyện ngắn này, ta bắt gặp một ngƣời đàn bà hàng chài xấu xí thƣờng xuyên bị chồng đánh đập dã man, vô lí nhƣng ngƣời đàn bà ấy lại nhất quyết không thể bỏ chồng, thậm chí còn tỏ ra cảm thông, thấu hiểu chồng. Chị đã lí giải những lí do không thể bỏ chồng... Câu chuyện của chị đã khiến Đẩu và ngƣời đọc nhận thức đƣợc nhiều điều phức tạp đang tồn tại trong cuộc sống: đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc ngƣời đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhƣng ngƣời đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí do riêng); đằng sau cái tƣởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp (ban đầu, Đẩu tƣởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm đƣợc sự việc, sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràng buộc). Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.

Trong Một người Hà Nội, Nguyễn Khải đã xây dựng nhân vật cô Hiền

“hạt bụi vàng của Hà Nội”. Chất Hà Nội ở cô Hiền không chỉ đƣợc thể hiện ở nhan sắc bề ngoài, ở trí tuệ sáng suốt mà còn đƣợc thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn: cô là ngƣời phụ nữ rất yêu chồng, thƣơng con, có lòng tự trọng có, có nhiều quan điểm rất tiến bộ (việc sinh con, giáo dục con, sống chuẩn mực, lịch lãm,

điềm đạm, luôn giữ phong cách người Hà Nội…). Cô là hình ảnh tiêu biểu cho

vẻ đẹp của ngƣời Hà Nội. Cái đẹp của cô Hiền cũng là cái đẹp của con ngƣời giữa cuộc sống đời thƣờng dù trải qua nhiều thăng trầm nhƣng vẫn giữ đƣợc cốt cách ngƣời Hà Nội. Tuy nhiên, những lời nói hoặc sự lựa chọn, cách ứng xử của cô Hiền không phải lúc nào cũng đƣợc lòng tất cả mọi ngƣời. Với nhân

vật cô Hiền có thể thấy Nguyễn Khải đã tạo ra đƣợc một góc nhìn mới, một tiêu

chí đánh giá mới về con người” (Phan Huy Dũng).

b. Kết cấu. Hầu hết các tác phẩm văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói

riêng ra đời ở thời kì đổi mới đều đƣợc tổ chức theo kết cấu mở (kết cấu bỏ ngỏ). Kết cấu này thƣờng chỉ đƣa ra vấn đề mà không có kết luận, để ngƣời đọc tự rút ra kết luận cho riêng mình. Lối kết cấu mở là hình thức ph hợp với quan niệm và nội dung biểu hiện của hình tƣợng con ngƣời trong thời kì đổi mới.

c. Cốt truyện: Cốt truyện là chuỗi các sự kiện hữu hạn có tính chất liên

tục trƣớc sau có quan hệ nhân quả hoặc có liên hệ về ý nghĩa, vừa có tác dụng biểu hiện tính cách, số phận của nhân vật vừa là yếu tố gây hấp dẫn cho ngƣời đọc [51, tr.65]. Một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 là cốt truyện. Khác với giai đoạn trƣớc, cốt truyện trong truyện ngắn giai đoạn này ít đi những tình huống xung đột bên ngoài mà chủ yếu là xung đột nội tâm. Cái đƣợc coi là biến cố trong cốt truyện thực ra chỉ là những tình huống tự nhiên trong cuộc sống nhƣng đƣợc nhà văn dựng lên nhƣ những cái cớ cho nhân vật tự đối thoại, tự thú với chính mình. Ngƣời đọc có thể bắt gặp nhiều dạng thức cốt truyện trong truyện ngắn sau năm 1975. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng, có những kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc, cũng có những cốt truyện lỏng lẻo, lắp ghép, kết thúc mở vv…. Sự đa dạng về kết cấu cốt truyện nhƣ vậy nhằm phân tích, lí giải những vấn đề phong phú, phức tạp và bí ẩn của con ngƣời, của cuộc sống đƣơng đại. Khi tìm hiểu truyện ngắn cụ thể, cần phải tìm hiểu cốt truyện bởi “cốt truyện chính là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm” [36, tr.227].

d. Ngôn ngữ giọng điệu.

Mỗi loại tác phẩm cũng có những đặc trƣng ngôn ngữ riêng. Và trong mỗi thời đại, hoàn cảnh lịch sử khác nhau sẽ chi phối một ngôn ngữ giọng điệu

riêng. Nếu nhƣ trƣớc năm 1975, ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam chủ yếu là ngôn ngữ đơn giọng - ngôn ngữ sử thi thì sau năm 1975, ngôn ngữ truyện ngắn lại có sự chuyển đổi lớn từ đơn giọng sang đa giọng. T y vào đối tƣợng phản ánh trong mỗi tác phẩm, phƣơng thức thể hiện, sở trƣờng mà mỗi tác giả có cách thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu riêng. Giọng điệu phối hợp với chi tiết, tình tiết, mô típ, nhịp điệu làm thành cái không khí riêng của từng tác phẩm. Nguyễn Khải với giọng triết lí, thể hiện sự trải nghiệm, cách nhìn đời, nhìn ngƣời mới mẻ, khả năng khám phá phát hiện cuộc sống thật tinh tế, Nguyễn Minh Châu lại thể hiện sự suy tƣ trăn trở về thân phận con ngƣời, về cuộc sống với đủ các mối quan hệ phức tạp tạo nên nhìn đa chiều với đủ mọi sắc thái, cung bậc cảm xúc, tính cách, vui, buồn, tốt, xấu vv…

Do mục đích phản ánh cuộc sống, con ngƣời đời thƣờng đa dạng, văn học đổi mới cũng thật hơn, đời hơn, nhân bản hơn. Khi có sự gần gũi, gắn bó với đời sống, ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ truyện ngắn nói riêng cũng suồng sã hơn, đời thƣờng hơn thậm chí là bỗ bã. Ngôn ngữ của nhân vật suy cho c ng cũng là ngôn ngữ chung của tác phẩm.

Có thể thấy ngôn ngữ, giọng điệu của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 rất phong phú, đa dạng thậm chí ngôn ngữ ngƣời kể chuyện hòa vào với ngôn ngữ nhân vật. Vì thế trong quá trình dạy học, giáo viên cần nắm rõ những đặc điểm trên về ngôn ngữ để khai thác văn bản một cách tối ƣu nhất.

e. Điểm nhìn trần thuật

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử:“Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao

gồm mọi nhận thức, đánh giá quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các vị trí dùng để quan sát, cảm nhận đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa” [50, tr.149]

Một trong nét nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 là đã tạo ra những điểm nhìn trần thuật khá sắc sảo. Qua các điểm nhìn trần thuật mà khả năng khám phá đời sống đƣợc tăng cƣờng lời kể chuyện trở nên khách quan,

chân thật, giàu sức thuyết phục. Trƣớc những năm 1980, điểm nhìn trần thuật của nhà văn cơ bản theo xu thế hƣớng ngoại (cái tôi hƣớng ngoại đại diện cho cộng đồng). Sau năm 1980, điểm nhìn của các nhà văn có sự thay đổi, từ quan điểm trần thuật sử thi chuyển dần sang quan điểm đời tƣ, thế sự do đó các hình thức trần thuật cũng chuyển đổi với hai kiểu trần thuật cơ bản: trần thuật khách thể (ngôi thứ ba) và trần thuật từ ngôi thứ nhất. Nếu trần thuật khách thể là lối kể chuyện theo lời tác giả thì trần thuật ngôi thứ nhất là lối trần thuật mà chủ thể trần thuật đƣợc nhân vật hóa. Có thể hiểu điểm nhìn là “chỗ đứng”, thể hiện lập trƣờng, quan điểm, tƣ tƣởng của nhà văn. Trong tác phẩm tự sự điểm nhìn trần thuật có ý nghĩa vô c ng quan trọng “… dẫn dắt ngƣời đọc vào mê cung của văn bản ngôn từ” [3, tr.37].

Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Một người Hà Nội”, trần thuật đƣợc thể hiện qua nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ.

Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” ngƣời kể chuyện là nhân vật Ph ng hay nói đúng hơn đó là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật. Ph ng là ngƣời đã chứng kiến, tham gia trực tiếp vào những sự việc của gia đình hàng chài và kể lại câu chuyện. Việc lựa chọn ngƣời kể chuyện nhƣ thế tạo ra đƣợc điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cƣờng khả năng khám phá đời sống, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục

Trong “Một người Hà Nội” ngƣời kể chuyện là nhân vật “tôi”. Ở đây nhân vật “tôi” là “đồng chí Khải”, là “anh Khải” (đích danh là tác giả) nhƣng cũng có thể hiểu một cách phiếm định là một ngƣời nào đó đƣợc phân vai ngƣời kể chuyện, ngƣời dẫn chuyện, ngƣời trần thuật cũng là một cá nhân tự ý thức, tự biểu hiện mình. Việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật từ “nhân vật tôi” đã làm cho câu chuyện kể trở nên khách quan. Ngƣời kể chuyện đƣợc kể một cách thoải mái, các nhân vật các sự kiện trong câu chuyện đƣợc nhìn nhận ở nhiều góc độ, tính đối thoại và tinh thần dân chủ đƣợc thể hiện một cách sắc nét hơn.

Đây cũng là cơ hội để học sinh tranh luận, hình thành và phát triển TDPB trong giờ học.

g. Quan niệm nghệ thuật về con người

Mỗi thời đại khác nhau lại có quan niệm nghệ thuật về con ngƣời khác nhau trong văn học. Nếu nhƣ trƣớc 1975, con ngƣời trong văn học chủ yếu là con ngƣời trong mối quan hệ với cộng đồng, với giai cấp với dân tộc thì quan niệm về con ngƣời trong văn học sau năm 1975 đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) có sự biến đổi rất rõ, đó là con ngƣời đời thƣờng phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của đời sống thƣờng nhật. Con ngƣời đƣợc miêu tả, nhìn nhận trong các mối quan hệ đa chiều, đƣợc khám phá và soi chiếu ở những bình diện khác nhau nhƣ con ngƣời tự nhiên, con ngƣời trong quan hệ với không gian và thời gian… Đây cũng là dịp để các nhà văn thể hiện những điều mà họ từng tâm niệm “Bây giờ ta phải cho quyền sống còn của dân

tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sao cho con người ngày càng tốt đẹp. Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài” (Nguyễn

Minh Châu).

Nhìn lại mƣời năm đầu sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc, văn xuôi nói chung truyện ngắn nói riêng vẫn gắn bó với truyền thống cũ, lấy lịch sử làm điểm quy chiếu nhƣng đã có sự quan tâm hơn đến số phận con ngƣời. Các nhà văn đã đào xới sâu hơn vào đời sống nội tâm con ngƣời, những cảm xúc, suy nghĩ riêng tƣ, những dằn vặt, trăn trở… khiến cho nhân vật trở nên sinh động, chân thực hơn, đem đến cho ngƣời đọc ấn tƣợng về một hiện thực không đơn giản. Văn học sau năm 1975 phản ánh hiện thực một cách toàn diện, chân thực và sâu sắc qua đó giúp ngƣời đọc có cái nhìn thực tế, bao quát trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm.

Nhƣ vậy quan niệm về con ngƣời cá nhân nhƣ nhân cách kiểu mới đã giúp cho văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng thời kì này khắc phục đƣợc

lối viết dễ dãi, sơ lƣợc, một chiều, dần tiến tới những quan niệm sâu sắc và toàn diện hơn về con ngƣời.

Ví dụ chứng minh: Sau 1975, khi văn chƣơng chuyển hƣớng khám phá trở về với đời thƣờng, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con ngƣời trong cuộc mƣu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Khi dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyên Minh Châu cần vận dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)