Định hướng 4 Đảm bảo tính vừa sức chung và riêng đối với HS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 52 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Định hướng 4 Đảm bảo tính vừa sức chung và riêng đối với HS

HS sợ học toán là hậu quả của một quá trình lâu dài. Vì vậy, việc khắc phục phải thực hiện trong thời gian dài và phù hợp với từng đối tượng HS, phải đảm bảo tính vừa sức của các em.

Đối với HS có tư duy chậm, GV nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cường luyện tập vừa sức trong những tiết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ chung, nhiều khi không đảm bảo tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng. Do đó, trong quá trình giảng dạy cần lưu ý những điều sau đây:

+ Đảm bảo HS hiểu đầu bài tập: Đối với HS khá giỏi thì các em ngay khi đọc đề bài đã hình dung được phương hướng và cách giải quyết bài toán, tuy nhiên đối với HS yếu hơn nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên, không hiểu bài

toán đã cho cái gì và có yêu cầu gì? Do đó, không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy, GV nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được giả thiết của bài toán, những yếu tố cần tìm, cần chứng minh, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó.

+ Tăng số lượng bài tập cùng thể loại và phân hóa theo mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn luyện một kĩ năng nào đó, HS yếu môn toán cần những bài tập cùng thể loại và mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình. Phần gia tăng này được thực hiện trong những tiết làm việc riêng với nhóm các em HS yếu toán. Chẳng hạn GV có thể cho HS rất nhiều bài tập lập phương trình của đường thẳng mà không sợ nhàm chán như trường hợp HS khá giỏi.

+ Sử dụng mạch bài tập phân bậc mịn: Việc sử dụng những mạch bài tập phân bậc trong dạy học toán rất cần thiết, đối với HS khá giỏi, GV có thể phân bậc để các em có thể phát triển tư duy nâng cao một cách tốt nhất và tiến xa hơn nữa, riêng đối với HS kém toán thì cần phân bậc mịn hơn so với trình độ chung, tức là khoảng cách giữa hai bậc liên tiếp không nên quá xa, quá cao.

Những bước thang đầu dù có thấp, những bước chuyển đầu dù có ngắn nhưng khi HS thành công sẽ tạo nên một yếu tố tâm lí rất quan trọng: Các em sẽ tin vào bản thân, tin vào sức mình, từ đó các em sẽ có đủ nghị lực, niềm tin để đạt được ước mơ và nguyện vọng của bản thân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)