Bộ điều tốc xe điện còn được gọi là bộ điều khiển hoặc IC là bộ xử lý trung tâm nó giống như CPU của một chiếc máy tính, chức năng chính của IC chính là chuyển đổi dòng điện 1 chiều từ ắc quy sang dòng điện 3 pha chuyên dùng cho động cơ. Bên cạnh đó bộ điều tốc có chức năng điều khiển tất cả các thiết bị bên trong xe giúp các thiết bị vận hành một cách tối ưu và tiết kiệm năng lượng nhất, cụ thể là điều khiển vận tốc của động cơ, bảo vệ các hệ thống điện của xe như: còi, đèn, xi nhan,…
2.2.1.1. Cấu tạo
Nhìn bên ngoài thì chúng ta có thể thấy một bộ điều tốc (IC) có cấu tạo khá đơn giản, với một chiếc hộp kim loại vuông cùng với nhiều đầu cắm để nối với cấc thiết bị bên ngoài. Nhưng bên trong nó là cả một hệ thống board mạch phức tạp và được chế tạo với độ tinh vi rất cao.
Hình 2. 4: Cấu tạo bên ngoài bộ điều tốc (IC) xe điện
Cụm dây nguồn bao gồm 3 dây. Dây đỏ to dương, dây đen to âm từ bình ắc quy, dây sau khóa nối từ ổ khóa xuống (dây đỏ nhỏ). Tiếp nhận nguồn từ ắc quy.
3 dây pha của động cơ: điện sau khi đi từ ắc quy vào board thì từ board nó sẽ truyền điện xuống động cơ theo 3 dây này và vào 3 pha của động cơ làm cho động cơ hoạt động (dây xanh dương, xanh lục, vàng). Điều khiển động cơ thông qua 3 dây này. 5 dây chip: 2 dây đỏ, đen là cấp nguồn và 3 dây còn lại là 3 dây tín hiệu dẫn từ mắt động cơ.
Dây ga: gồm 3 sợi dây trong đó hai sợi dây đỏ và đen có nhiệm vụ là cấp nguồn cho chân ga, và dây còn lại làm nhiệm vụ là dây tín hiệu (thông thường sẽ nằm ở giữa hai dây cấp nguồn cho chân ga).
Dây công tơ mét: thông thường thì dây này sẽ chỉ gồm một dây riêng lẻ và có một đầu cắm đặc biệt hơn so với các dây khác, có chức năng là hiển thị trên đồng hồ đo.
Dây đảo chiều động cơ: (dây đen và dây bạc) được sử dụng trong trường hợp khi chúng ta lên ga và bánh xe bị kêu hoặc sau khi đấu board thì bánh xe sẽ bị quay ngược thì chúng ta tiến hành nối 2 sợi dây này lại thông qua công tắc đảo chiều.
Dây reset: (2 dây trắng có giắc đen tương thích với nhau) điều chỉnh chiều quay của động cơ.
3 dây tốc độ: (đen, xanh, tím) điều chỉnh tốc độ nhanh chậm để đấu cho những dây có công tắc nhanh chậm.
Ngoài ra còn có các dây báo động chống trộm, bộ nguồn chống trộm, các dây phanh.
Bên trong bao gồm các tụ điện, các điốt, điện trở, vi điều khiển (IC) và một số thành phần khác. Tại các chân của 3 dây kết nối với 3 dây pha động cơ được bố trí các tụ.
Hình 2. 5: Bên trong bộ điều tốc (IC) xe điện
2.2.1.2. Phân loại
Trên thị trường hiện nay thì có hai loại bộ điều tốc (IC) được sử dụng phổ biến trên xe điện đó là: bộ điều tốc (IC) dùng chip và bộ điều tốc (IC) đa năng. Mỗi loại có một chức năng riêng để phù hợp với từng điều kiện sử dụng của xe.
a. Bộ điều tốc (IC) dùng chip
Hình 2. 6: Bộ điều tốc (IC) dùng chip
Thường là loại board xe điện được lắp sẵn trên xe khi chúng ta mua xe. Loại này sẽ hoạt động khi có sự hiện diện của 3 con chíp nhỏ ở động cơ. Và điểm đặc biệt ở loại IC này là nó hoạt động đồng bộ với những con chip trong động cơ giúp xe có thể chạy êm ái hơn.
b. Bộ điều tốc (IC) đa năng
Ngược lại với loại IC dùng chip cho xe đạp điện, IC đa năng hoàn toàn có thể hoạt động một cách trơn tru mà không cần quan tâm đến 3 con chip có trong động cơ. Loại này thường dùng để thay thế cho xe đạp điện khi xe bị hỏng. Với loại này thường thì không ổn định và độ an toàn không cao như loại IC dùng chip.