Đèn chiếu sáng

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế hệ thống truyền động điều khiển xe điện cỡ nhỏ (Trang 66)

Mạch đèn chiếu sáng bao gồm các thành phần: ắc quy, bộ hạ áp, công tắc đèn và đèn.

Hình 3. 23 : Sơ đồ mạch điện đèn chiếu sáng

Nguyên lý làm việc: Điện áp đi vào bộ hạ áp sau đó bộ hạ áp hoạt động và đường âm tiếp tục đi thẳng vào phía chân âm của đèn. Sau khi bật ổ khóa thì điện áp sẽ đi theo dây sau khóa và đi đến bộ hạ áp để hạ điện áp từ 48V xuống còn 12V để một số thiết bị có thể hoạt động được. Sau đó dòng (+) sẽ đi đến công tắc và nằm chờ ở vị trí như trên sơ đồ. Khi ta đóng công tắc thì lúc này mạch kín và điện sẽ được cấp thẳng vào đèn, đèn xe hoạt động.

chiếu sáng phù hợp với thiết kế mà xe yêu cầu. Qua đó làm cho chiếc xe trở nên được hiện đại hơn và sự tiện ích của đèn mang lại cảm giác an toàn cho người lái khi trời tối.

Hình 3. 24 : Đèn chiếu sáng đã chọn

3.5.2. Đèn xi nhan

Có rất nhiều loại đèn xi nhan khác nhau như đèn led xi nhan, đèn gầm xi nhan,… Thường thì đèn xi nhan ô tô có màu vàng, tuy nhiên một số loại xe sử dụng màu đỏ để làm đèn xi nhan. Đặc biệt chủ xe còn có thể độ đèn xi nhan để có màu sắc đẹp, độc đáo cho chiếc xe của mình. Với đề tài không quá cầu kì nên nhóm đã chọn loại xi nhan đơn giản, hiệu quả phù hợp với đề tài.

Sơ đồ mạch điện

Hình 3. 26: Sơ đồ mạch điện của xi nhan Nguyên lý hoạt động:

Điện áp âm được nối trực tiếp vào các tải tiêu thụ. Khi bật khóa điện thì điện sẽ qua ổ khóa và đi đến bộ hạ áp. Bộ hạ áp làm việc và cho ra điện áp +12V để cung cấp cho các thiết bị. Tại đây nếu công tắc được gạt về phía bên trái thì điện áp +12V sẽ được cấp vào chân dương của các tải và làm cho các tải hoạt động cụ thể là đèn xi nhan trái sẽ hoạt động. Còn nếu công tắc được gạt về phía bên phải thì điện áp +12V sẽ được cấp vào chân dương của các tải phía bên này làm cho các tải hoat động đèn xi nhan phải hoạt động.

- Đèn xinhan bên trái

Nguyên lý hoạt động: Khi công tắc đèn xi nhan được dịch chuyển về bên trái, thì điện áp +12V sẽ được cấp vào chân dương của các tải và làm cho các tải hoạt động cụ thể là đèn xi nhan trái sẽ hoạt động.

- Đèn xi nhan bên phải

Hình 3. 28: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan bên phải

Nguyên lý hoạt động: Khi công tắc đèn xi nhan dịch chuyển về bên phải thì điện áp +12V sẽ được cấp vào chân dương của các tải phía bên này làm cho các tải hoạt động (đèn xi nhan phải hoạt động).

3.5.3. Còi

Sơ đồ mạch điện của còi khá đơn giản, bao gồm: ắc quy, bộ hạ áp, công tắc còi và còi.

Hình 3. 30: Mạch điện còi

Nguyên lý làm việc: Điện áp đi vào bộ hạ áp sau đó bộ hạ áp hoạt động và đường âm tiếp tục đi thẳng vào phía chân âm của còi. Sau khi bật ổ khóa thì điện áp sẽ đi theo dây sau khóa và đi đến bộ hạ áp để hạ điện áp từ 48V xuống còn 12V để các thiết bị có thể hoạt động được. Sau đó dòng (+) sẽ đi đến công tắc và nằm chờ ở vị trí như trên sơ đồ. Khi ta đóng công tắc thì lúc này điện sẽ được cấp thẳng vào còi và lúc này còi xe sẽ hoạt động.

3.5.4. Sơ đồ mạch chung của xe

Sơ đồ mạch chung của xe bao gồm các thành phần: động cơ , bàn đạp ga, bộ điều tốc, khóa điện, ắc quy, rơ le 3 chân, bộ hạ áp, bộ công tắc bao gồm: công tắc xinhan, công tắc đèn và còi, đồng hồ hiển thị, đèn đầu, còi , 4 đèn xinhan.

Hình 3. 31 : Sơ đồ mạch điện chung của xe điện

3.5.5. Bố trí hệ thống điện trên xe

Hình 3. 32 : Bố trí, lắp đặt công tắc điều khiển

Bộ công tắc bao gồm: công tắc còi, công tắc đèn xinhan, công tắc đèn đầu được gắn trược tiếp lên vô lăng để thuận tiện cho người lái khi điều khiển xe.

Hình 3. 33 : Bố trí bảng taplo trên xe điện

Đồng hồ hiển thị được gắn phía trước đối diện với mắt người lái xe để thuận tiện cho việc quan sát.

Hình 3. 34 : Vị trí lắp đặt ắc quy

Ắc quy được mắc nối tiếp lại với nhau và được bố trí ở phía sau, bên dưới ghế ngồi của người điều khiển xe

Chương 4: THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

4.1. Thử nghiệm

Hình 4. 1 : Quá trình thử xe

Tiến hành thử xe ở các chế độ vận hành khác nhau và điều kiện sử dụng khác nhau để có những đánh giá tổng quát nhất đặc tính làm việc của xe sau khi cải tạo:

- Tiêu hao năng lượng khi sử dụng động cơ điện.

- Khả năng sạc lại cho ắc quy khi chạy bằng động cơ điện. - Khả năng tăng tốc bằng động cơ điện.

4.2. Đánh giá

Khả năng vận hành của xe rất ổn định và êm ái tạo cảm giác an toàn cho người lái Cảm giác lại dễ dàng, an toàn và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt là rất tiện lợi, dễ dàng phục vụ cho nhu cầu đời sống của người lái.

Hệ thống điện trên xe được bố trí gọn gàng, không phức tạp. Các hệ thống đèn xi nhan, còi,… hoạt động rất tốt. Qúa trình sửa chữa hay kiểm tra cũng rất tiện lợi và dễ dàng.

Hệ thống truyền động được bố trí hợp lý và khả năng vận hành rất đảm bảo. Hệ thống được lắp đặt một cách chắc chắn nên ít gặp phải vấn đề khi vận hành.

Bảng 4. 1: Kết quả đánh giá thực nghiệm

Chỉ tiêu đánh giá Kết quả

Tải trọng 80 kg

Chế độ tải 1 người lái + đồ sinh hoạt

Tốc độ tối đa 35 km/h

Lượng khí thải 0 %

Thời gian đi được 3 tiếng

Thời gian sạc điện 8 tiếng

Hiệu suất 87%

Di chuyển trên địa hình khác

Chuyển động tương đối

Hệ thống điện Hoạt động tốt

4.3. Định hướng tương lai

Sản phẩm đã hoàn thành tuy nhiên còn có nhiều điểm cần cải thiện và bổ sung hay thay thế để xe được trang bị hiện đại và tiên tiến hơn. Ví dụ như hệ thống điện về phần đèn còn khá đơn giản và cả hệ thống truyền động. Trong tương lai chúng em mong muốn sẽ được cải thiện chúng để xe được tân trang một cách hiện đại bắt kịp xu thế và đặc biệt là bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

Sau khi hoàn thiện xong xe điện chúng em muốn đưa nó ra ngoài đời sống để vận hành và đặc biệt là đem lại cái nhìn mới về phương tiện sử dụng nguồn năng lượng mới cho mọi người biết đến nhiều hơn.

KẾT LUẬN

Sau khi tính toán, thiết kế và lắp đặt thì mô hình cũng đã hoàn thành với sự đóng góp bằng thực lực riêng của từng thành viên trong nhóm đề tài. Mỗi cá nhân đã thể hiện được những khả năng, sở trường riêng để đóng góp hoàn thiện đề tài.

Các hệ thống truyền động và hệ thống điện được hoàn thiện tương đối, đảm bảo hoạt động an toàn và cần thiết cho xe điện. Các hệ thống nói riêng và mô hình xe điện của cả nhóm nói chung tuy mô hình xe còn chưa được xuất xắc nhưng nó đã mang lại cái nhìn mới cho các bạn sinh viên học ngành ô tô hay các ngành khác về nguồn năng lượng điện.

Mô hình xe sử dụng năng lượng điện là sự đóng góp để khai thác và phát triển hơn về nguồn năng lượng này để góp phần cái thiện môi trường xanh sạch đẹp, không gây ô nhiễm môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quý (2001)- Giáo trình tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh- TP Hồ Chí Minh.

[2] Nguyễn Hữu Cẩn (2003)- Giáo trình lý thuyết ô tô – NXB khoa học kĩ thuật- Hà Nội.

[3] Tự động hóa ngày nay (2020) – các động cơ sử dụng cho ô tô điện https://

vnautomate.net/cac-loai-dong-co-su-dung-cho-o-to-dien.html.

[4] Vũ Diệu (2021)- Bộ điều tốc- https://anbico.vn/bo-dieu-toc-xe-dien-la-gi-nguyen- nhan-va-cach-sua-chua-khi-hong.

[5] Phạm Lý Minh Khoa (2018) - bo xe điện những điều bạn chưa biết https://chuyengiaxedien.com/chia-se/bo-xe-dien-dieu-ban-chua-biet.html.

[6] Hiệp hội xe điện Việt Nam ( 2019) - thay ic xe đạp điện https://hiephoi

xedien.com/ic-xe-dap-dien/.

[7] Nguyễn Ngọc Tuấn (2013) - Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống truyền động điện

cho ô tô điện sử dụng 4 động cơ đặt trong bánh xe – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội-

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế hệ thống truyền động điều khiển xe điện cỡ nhỏ (Trang 66)