Tình hình xétxử sơ thẩm hình sự của TAND 2 cấp tại TP.HCM năm 2020 STTĐƠN VỊHình sự

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện từ thực tiễn TP.HCM. (Trang 59 - 81)

123 4 56 Hồ Chí Minh

3.2.5. Tình hình xétxử sơ thẩm hình sự của TAND 2 cấp tại TP.HCM năm 2020 STTĐƠN VỊHình sự

Thụ Lý Giải Quyết Tỷ lệ 1 2 3 4 5 6 Hồ Chí Minh Cấp tỉnh 160 5 3864 1604 3856 99,94 99,79 Cấp huyện 497 0 8138 4953 8112 99,65 99,68 Bình Chánh 244 437 244 437 100 100 Bình Tân 353 57 4 353 574 100 100 Bình Thạnh 209 29 9 208 298 99,52 99,67 Cần giờ 52 64 52 64 100 100 Củ Chi 281 49 6 276 490 98,22 98,79 Gò vấp 259 36 1 259 361 100 100 Hóc Môn 269 51 7 266 505 98,88 97,68 Nhà Bè 98 22 9 97 228 98,98 99,56 Phú Nhuận 91 15 8 91 158 100 100 Quận 1 185 26 9 185 269 100 100 Quận 10 125 17 6 125 176 100 100 Quận 11 131 18 7 130 185 99,24 98,93 Quận 12 369 71 4 369 714 100 100 Quận 2 115 22 1 115 220 100 99,55 Quận 3 154 21 9 153 218 99,35 99,54 Quận 4 156 23 8 156 238 100 100 Quận 5 199 27 1 199 271 100 100 Quận 6 145 19 7 144 196 99,31 99,49 Quận 7 232 41 4 232 414 100 100 Quận 8 276 49 276 497 100 100

7 Quận 9 210 32 4 207 324 98,57 100 Tân Bình 204 32 2 204 322 100 100 Tân Phú 210 35 8 209 357 99,52 99,72 Thủ Đức 403 59 6 403 596 100 100 (Nguồn : Vụ tổng hợp TANDTC)

Trong những năm gần đây, từ khi áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, các TAND cấp huyện tại TP.HCM đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù tội phạm ngày càng phức tạp và có xu hướng tăng lên, số lượng vụ án mà TAND cấp huyện thụ lý ngày càng tăng nhưng tốc độ giải quyết đẩy mạnh hơn, hạn chế thấp nhất vụ án tồn đọng, chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao hơn so với thời gian trước, số vụ án bị sửa và hủy do lỗi chủ quan chiếm tỷ lệ thấp.

Thực tiễn tại TP.HCM trong 5 năm qua cho thấy, số lượng các vụ án hình sự được xét xử tại TAND cấp huyện rất là nhiều, gấp gần 3,8 lần so với sơ thẩm tại TAND cấp tỉnh.

Qua số liệu của các bảng thống kê trên, ta thấy số liệu thụ lý và giải quyết của 5 tòa án nhân dân cấp huyện (giải quyết nhiều nhất trong năm) đã hơn số liệu giải quyết của TAND cấp tỉnh. Đặc biệt là TAND quận Thủ Đức trong 5 năm (2016

- 2020) đã thụ lý 2120 vụ và đã giải quyết 2059 vụ đạt tỷ lệ 97,12% đây là số lượng án rất cao (bình quân trên 400 vụ/năm). Do đặc thù quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn giáp ranh với 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, chợ đầu mối nên dân số đông, người tạm trú nhiều vì thế có thể dẫn đến số vụ vi phạm pháp luật hình sự nhiều. Tương tự như quận Thủ Đức thì các Quận 12, quận Bình Tân số lượng án hình sự thụ lý giải quyết cũng rất nhiều, cụ thể : Trong 5 năm (2016-2020) Quận 12 thụ lý 1622 vụ, đã giải quyết 1576 vụ, đạt tỷ lệ 97,16% ; quận Bình Tân thụ lý 1542 vụ, đã giải quyết 1481 vụ đạt tỷ lệ 96,04%.

Đánh giá một cách toàn diện những kết quả đã đạt được từ khi thực hiện BLTTHS năm 2015 có thể thấy việc tăng thẩm quyền làm cho số lượng các vụ án hình sự mà TAND cấp huyện đã xét xử tăng lên đáng kể, số vụ bị kháng cáo, kháng nghị tỷ lệ thấp. Điều đó cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán được nâng cao, chất lượng xét xử có nhiều tiến bộ. Số lượng án tồn đọng rất ít, có năm không có án tồn đọng (năm 2020 Toà án quận Thủ Đức, Quận 12, quận Bình Tân giải quyết đạt tỷ lệ 100%). Có thể thấy, công tác xét xử đã đáp ứng được côngtác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Như vậy, TAND cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tốt nhiệm vụ xét xử của mình.

Trong nhiệm kỳ,Tòa án nhân dân hai cấp thành phố đã thụ lý 37.722 vụ và đã giải quyết 36.326 vụ đạt tỷ lệ 99,65%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Trong đó, năm 2020, thụ lý 6.575 vụ/12.002 bị cáo, giải quyết 6.537 vụ /11.968 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,72% về số vụ và 99,71% về số bị cáo (so với năm 2019, thụ lý tăng 28 vụ, giải quyết tăng 794 vụ, tỷ lệ giải quyết tăng 11,65%). Tỷ lệ án hủy do nguyên nhân chủ quan là 0,45% và sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,67%. Trong đó TAND cấp huyện đã thụ lý 29826 vụ và đã giải quyết được 28.855 vụ đạt tỷ lệ 96,74%.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết án hình sự được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả trên cơ sở các văn bản hướng dẫn liên quan; chủ động và tích cực thực hiện chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phối hợp với các cơ quan, sở ngành, phòng ban, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quần chúng nhân dân theo yêu cầu của Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo giải quyết hiệu quả vụ án theo đúng quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục tố tụng. Trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm tham nhũng, bên cạnh

việc áp dụng đúng các quy định pháp luật về chế tài hình phạt, Tòa án luôn chú trọng thực hiện hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Đồng thời, trong quá trình xét xử, một số vụ án Hội đồng xét xử đã ra quyết định khởi tố vụ án tại Tòa khi phát hiện dấu hiệu tội phạm nhằm tránh để lọt tội phạm, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả, tạo điều kiện và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp, thực hiện nghiêm quy chế phối hợp trong công tác nên các vụ án đều được đưa ra xét xử kịp thời, trong thời hạn luật định. Việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng phápluật. Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, đúng quy định của pháp luật.

3.3.Thực tiễn áp dụng thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án

nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.1. Thực tiễn áp dụng thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự trước khi ban

hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Như đã trình bày trong Chương 2 của luận văn này, thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định trong nhiều văn bản pháp luật và Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy ở từng giai đoại khác nhau thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự có những quy định khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung ở một điểm là làm sao cho việc điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành một cách thống nhất và có hiệu qủa nhất, tạo điều kiện cho Tòa án cấp sơ thẩm hoạt động xét xử một cách thuận lợi nhất.

Trong thực tiễn xét xử sơ thẩm của các Tòa án đã áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử của các Tòa án. Hàng năm các Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử hàng chục ngàn vụ án hình sự. Thế nhưng các vi phạm về thấm quyền xét xử xảy ra không nhiều; các vụ án bị hủy để xét xử lại vì sai thẩm quyền chiếm tỷ lệ ít.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử hình sự đã chính xác, đầy đủ và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn không có gì tranh cải. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta và do những yêu cầu của hội nhập kinh tế Quốc tế mà chúng ta tham gia, đòi hỏi phải có một hệ thống Pháp luật thống nhất và bình đẳng, phù hợp với tình hình thực tế, nên Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trong đó có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

3.3.2. Thực tiễn áp dụng thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự sau khi ban

hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Như đã nêu trên, thực tế trong những năm trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự, điều này chứng tỏ trình độchuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện cũng như cơ sở vật chất của Toà án nhân dân cấp huyện đã được nâng lên và đáp ứng được yêu cầu xét xử, vì vậy việc quy định giao thêm Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự cho Tòa án nhân dân cấp huyện là cần thiết, tuy nhiên do tình hình của mỗi địa phương nên lộ trình thực hiện việc tăng thẩm quyền phải được tiến hành theo từng giai đoạn.

Trên tinh thần Nghị quyết 110/2015/QH13 và Nghị quyết 144/2016/QH13, các cơ quan tố tụng đã khẩn trương củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ để thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử theo quy định mới từ ngày 01-7-2016.

Nhận xét, đánh giá qúa trình thực hiện xét xử theo thẩm quyền mới đối với các Tòa án cấp huyện và tương đương được giao thẩm quyền, thì thấy các Tòa án được giao thấm quyền mới đã làm tốt công tác xét xử thể hiện là đã giải quyết được một 1ượng hổ sơ đáng kể, chất 1ượng xét xử cao không có trường hợp án bị xét xử oan, sai chứng tỏ yêu cầu đặt ra đã được đáp ứng. Hàng năm vẫn có những tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân với

nhau, giữa Tòa án nhân dân với Tòa án quân sự, hoặc giữa các Tòa án quân sự với nhau.

Theo thống kê qua số liệu xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện hằng năm là rất lớn (hơn 5.000 vụ/năm), nhưng chỉ có một vài vụ có tranh chấp thẩm quyền.

Ví dụ tranh chấp thẩm quyền giữa các TAND cấp huyện: TAND huyện Bình Chánh đã hoãn phiên tòa hình sự đối với bị cáo Trương Gia Bảo về hành vi cưỡng đoạt tài sản vì có tranh chấp thẩm quyền với TAND quận 5 do bị cáo thực hiện hành vi phạm tội tại địa bàn huyện Bình Chánh và tại Quận 5.

Ví dụ tranh chấp thẩm quyền giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh: TAND huyện Bình Chánh xét xử và tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Phạm Tuất Linh về tội “trộm cắp tài sản” với mức hình phạt là tử hình là vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền và bản án của TAND huyện Bình Chánh bị VKSND thành phố kháng nghị và TAND thành phố Hồ Chí Minh hủy và rút lên giải quyết theo thẩm quyền.

Việc thực hiện thẩm quyền sơ thẩm về hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện nêu trên tuy phù hợp với thực trạng hiện nay, nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Chính vì vậy, cùng với viêc nghiên cứu mở rộng thẩm quyền xét xử về hình sự đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực, vấn đề tăng cường năng lực hoạt động xét xử của Tòa án cấp này cần được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình triển khai thực hiện thẩm quyền xét xử mới về hình sự đổi với các Tòa án nhân dân cấp huyện trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2020-2030.

3.4.Những hạn chế vướng mắc trong thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm

hình sự và nguyên nhân.

3.4.1. Những hạn chế, vướng mắc

án cùng cấp với nhau (tranh chấp về thẩm quyền theo lãnh thổ); giữa các Tòa án khác cấp với nhau (tranh chấp về thẩm quyền theo việc, theo đối tượng); tranh chấp giữa Tòa án quân sự với Tòa án nhân dân (tranh chấp về thẩm quyền xét xử theo đối tượng). về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định, tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định.

Việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử là một trong những vướng mắc thường gặp khi giữa Tòa án và Viện kiểm sát không thống nhất với nhau về thẩm quyền giải quyết vụ án. Theo qui định của điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết”. Nhưng do có sự thiếu thống nhất giữa các quy định trên nên thực tiễn xét xử có Tòa trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, có Tòa chuyển thẳng lên Tòa cấp trên. Vướng mắc này trong chừng mực nào đó làm cho việc xét xử sơ thẩmbị kéo dài, làm giảm hiệu quả xét xử.

Việc qui định “vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án” chỉ được qui định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự mà chưa được qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự nên hiện nay có những tội phạm gây thiệt hại cho Quân đội hoặc có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự nhưng Tòa án nhân dân vẫn xét xử mà không chuyển cho Tòa án quân sự. Có trường hợp cơ quan điều tra tách vụ án không đúng. Nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hai hành vi khác nhau cùng thuộc một tội nhưng cơ quan điều tra đã tách thành hai vụ án để xét xử. Ví dụ bị can trộm cắp 2 chiếc xe máy, trong đó có một xe máy của

đơn vị Quân đội. Cơ quan điều tra đã tách thành hai vụ án Trộm cắp tài sản khác nhau để điều tra, truy tố, xét xử gây bất lợi cho bị can. Hoặc có vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh, nhưng Viện kiểm sát tỉnh không truy tố nên Tòa án cấp tỉnh không thể xét xử mà phải để Tòa án cấp huyên xét xử và viêc xét xử của Tòa án cấp huyên rõ ràng là không đúng thẩm quyền; có trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án khác cùng cấp, nhưng khi Tòa án không thuộc thẩm quyền chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử thì Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đó không thay đổi cáo trạng, nên Tòa án cũng không xét xử được. Để khắc phục tình trạng này, đa số ý kiến cho rằng, cần có hướng dẫn cụ thể về tranh chấp thẩm quyền, nhất là giải quyết mối quan hê giữa Tòa án với Viện kiểm sát trong trường hợp không thống nhất với nhau về thẩm quyền.

Có ý kiến đề nghị hướng dẫn: trong trường hợp Tòa án thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án mình thì ra quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát truy tố lại cho đúng thẩm quyền và nêu rõ lý do. Có ý kiến lại cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở viêc quy định trả hổ sơ để truy tổ lại cũng mới chỉ mở ra chủ trương giải quyết, chứ chưa đề ra được cách thức giải quyết trệt để. Theo chúng tôi thì cần phải có quy định ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thực hiên đúng thẩm quyền điều tra, truy tố về các vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu Viên kiểm sát truy tố không đúngthẩm quyền thì Tòa án có quyền chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án đó và trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa hoặc phải thay đổi cáo trạng,

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện từ thực tiễn TP.HCM. (Trang 59 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w