Theo quy định của điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự thì có hai vấn đề liên quan đến thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: khi tội phạm được thực hiện trong lãnh thổ nước ta và khi tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ nước ta.
Đối với những trường hợp tội phạm được thực hiện trong lãnh thổ nước ta thì vụ án do Tòa án nơi tội phạm được thực hiện xét xử.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện, bởi vì ở nơi này có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xét xử như bảo đảm sự có mặt của những người tham gia tố tụng (người làm chứng; người bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), xác định những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được, xem xét hiện trường nơi xảy ra tội phạm được thuận lợi... Nhưng trong thực tế có trường hợp không xác định được nơi tội phạm được thực hiện hoặc tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc điều tra.
Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định trường hợp bị cáo thực hiện tội phạm ở nhiều nơi và các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cùng cấp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nào. Theo chúng tôi, để tránh những tranh chấp có thể xảy ra nên quy định Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi tội phạm được thực hiên bị phát hiện đầu tiên.
Đối với những trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài thì vụ án do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nước ta, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký. Luật tố tụng
hình sự của nhiều nước cũng quy định giống như ta, nhưng cũng có điểm khác. Ví dụ: Điều 2 Bộ luât tố tụng hình sụ Nhật Bản còn quy định Tòa án nơi con tàu thả neo ngay sau khi tội phạm đựợc thực hiện cũng có thẩm quyền xét xử. Trường hợp tội phạm được thực hiện trên tàu bay, thì nơi tàu bay hạ cánh ngay sau khi hạ cánh được thực hiện có thẩm quyền xét xử.
Trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật hình sự trước đó và có sửa đổi bổ sung nên thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 khá chặt chẽ và hợp lý, phù hợp với thực tiễn xét xử, giúp cho việc xét xử đạt được hiệu quả cao hơn, các tranh chấp về thẩm quyền xét xử hoặc tình trạng Tòa án đùn đẩy việc cho nhau được khắc phục về cơ bản. Có thể nói Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án, góp phần không nhỏ trong việc tăng cường hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm từ thực tiễn của Tòa án.
2.3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện theo
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến thấm quyền xét xử của Tòa án. Các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện qua các văn kiện của Đảng lần thứ IX, X, XI, XII. Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý, chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Cải cách tưpháp đến năm 2020. Nghị quyết đã đề ra xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xà hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
Để phù hợp với quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước chúng ta cần hoàn thiện những quy định còn thiếu sót và không còn phù hợp của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để khắc phục một phần nào những hạn chế các cơ quan áp dụng pháp luật đã mắc phải vả đế phù hợp với tinh hình thực tế hiện nay. Góp phần hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nói chung, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng.
Thực tiễn áp dụng pháp luật cùng cho thấy thẩm quyền xét xử của Tòa án nói chung, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng còn tồn tại những hạn chế, bất cập cần phải được khắc phục, hoàn thiện để đảm bảo hiệu quả xét xử.
Chính vì lẻ đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ban hành vào ngày 27/1/2015 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 cùng với Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm như sau:
2.3.1. Thẩm quyền xét xử theo vụ việc.
Trên phương diện tổ chức trong hệ thống Tòa án ở nước ta, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và Tòa án quân sự khu vực (gọi chung là Tòa án cấp huyện) là cấp xét xử thấp nhất chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự cấp quân khu (gọi chung là Tòa án cấp tỉnh) là Tòa án cấp thứ hai và cùng là Tòa án cấp cuối cùng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Vì vậy, thẩm quyền xét xử theo vụ việc được nói tới ở đây chính là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh.
Từ trước tới nay, Tòa án nhân dân cấp huyện luôn được coi là cấp xét xử thấp nhất. Việc phân định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, nếu thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định hợp lý, chặt chẽ thì phần lớn tội phạm xảy ra sẽ được xử lý kịp thời, phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe và góp phần bảo vệ trật tự xã hội. Theo từnggiai đoạn lịch sử lập pháp và qua thực tiển xét
xử các vụ án hình sự ở nước ta cho thấy, thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện ngày càng mở rộng một cách hợp lý điều đó chứng tỏ rằng Tòa án cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xét xử hình sự. Vì vậy, tại khoản 1 điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định:
Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126. 227,277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337. 368, 369, 370, 371. 399 và 400 cùa Bộ luật hình sự;
Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo quy định trên thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng (mà theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thi đó là các tội phạm mà khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống), trừ những tội phạm mà việc điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm đó có khó khăn không phù hợp với năng lực hiện có của Tòa án nhân dân cấp huyện cũng như các cơ quan hỗ trợ khác do tính chất phức tạp của những loại tội này xâm phạm đến những quan hệ xã hội có tầm quan trọng lớn như xâm phạm đến an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, xâm phạm đến tinh mạng người khác, vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên quốc gia, về bảo đâm an toàn giao thông hàng không, hàng hải, về bảo vệ bí mật nhà nước, về sử dụng thông tin trên mạng hoặc xâm phạm các hoạt động tư pháp và xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân.
Nếu một điều luật có nhiều khoản thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối với các khoản thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm quy định tại các
điểm a, b. c,d khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không kể đó là khoản nào trong điều luật đó.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử cùng một lần cùng một người phạm nhiều tội nếu các tội đó đều thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ các tội phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt theo bản án của bất cứ Tòa án cấp nào mà lại bị truy tố về tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện thì các Tòa án đó cũng có thẩm quyền xét xử, trừ trường hợp người bị kết án đã bị tuyên án tử hình hoặc tù chung thân mà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Trong các trường hợp trên khi tổng hợp hình phạt tù có thời hạn, Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền quyết định hình phạt chung không đuợc vượt quá 30 năm tù.
Như vậy, thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì ở Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không mở rộng thậm chí còn bị thu hẹp bởi vì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định đối với “Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện như vậy ngầm hiểu nếu các tội được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể do cấp huyện xét xử. Tuy nhiên, thực tế những vụ án trên đều chuyển cho Tòa án cấp tỉnh xét xử. Nhưng với quy định không chặt chẽ như vậy sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Nhằm khắc phục những hạn chế trên nên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn.
2.3.2. Thẩm quyền theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo dấu hiệu địa điểm thực hiện tội phạm hoặc đã điểm kết thúc việc điều tra vụ án. Thông thưởng vụ án hình sự được xét xử ở Tòa án nơi tội phạm thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc
không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. Với quy định trên của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không thay đổi nhiều so với quyđịnh về thẩm quyền theo lãnh thổ của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Hiện nay, thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án các cấp được quy định tại Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Khoản 1 Điều 269 quy định: "Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự thì Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. Việc quy định thẩm quyền thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử như tạo điều kiện cho sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên toà, cho việc xem xét những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được cũng như khi cần xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm. Nhưng không phải khi nào tội phạm cũng chỉ xảy ra tại một địa bàn cố định như các băng cướp giật gây án trên địa bàn liên tỉnh và cũng có những trường hợp không xác định được nơi tội phạm xảy ra do các điều kiện khách quan cũng như chủ quan khi đó việc quy định Tòa án nơi kết thúc việc điều tra có thẩm quyền xét xử là hoàn toàn hợp lý.
Trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài thì thẩm quyền của Tòa án nhân dân được xác định theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy đinh như sau:
“Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì doTòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử”. Như vậy, ngoài Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự mà bị cáo phạm tội ở nước
ngoài nhưng xét xử tại Việt Nam. Đây là điểm mới so với BLTTHS năm 2003. Như vậy, vụ án về các tội phạm xảy ra ở nước ngoài bị đưa về nước xét xử sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh mà không phụ thuộc vào loại tội phạm được thực hiện. Bởi vì, chỉ có Tòa án cấp tỉnh mới có đủ điều kiện đảm bảo cho các hoạt động tố tụng ở nước ngoài, các quan hệ với các cơ quan tố tụng nước ngoài trong ủythác hoạt động tư pháp, trong tương trợ hoạt động tư pháp, trong tội phạm...
Việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng hoặc những người liên quan trong vụ án. Mặt khác, việc xử lý vụ án tại nơi tội phạm được thực hiện cũng đảm bảo tốt hơn sự có mặt của những người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh thổ của Việt Nam, Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh thổ Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký”.
Theo quy định của pháp luật quốc tế thì tàu bay, tàu biển mang quốc tịch quốc gia nào, dù đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh thổ của quốc gia đó vẫn được coi là một bộ phận lãnh thổ quốc gia mà nó mang quốc tịch. Đây cũng là điểm mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Do vậy, tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam đã rời khỏi không phận hoặc ngoài lãnh thổ của Việt Nam vẫn là tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam. Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi có sân bay bến cảng mà tàu bay, tàu biển đó trở về đầu tiên ở trong nước hoặc Tòa án nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.