1. Kết luận
Từ khi đất nước giành độc lập cho đến nay, Nhân dân ta đã thông qua Hội đồng nhân dân để thực hiện quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước, với xã hội. Hội đồng nhân dân đã thay mặt Nhân dân thực hiện và quyết định các chương trình, biện pháp nhằm đảm bảo xây dựng địa phương ổn định, phát triển tồn diện về mọi mặt, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân địa phương.
Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Hội đồng nhân dân huyện ............., tỉnh Kon Tum đã nỗ lực hồn thành nhiệm vụ của mình, bám sát các u cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, đề ra những giải pháp tích cực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng nhân dân huyện .............đã chấp hành nghiêm những quy định của Hiến pháp, pháp luật; đã xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để tạo sự thống nhất trong hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện .............cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.
Trước yêu cầu đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đòi hỏi hoạt động của Hội đồng nhân dân phải được đổi mới tồn diện, thiết thực, phù hợp với tình hình nhiệm vụ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Để làm được điều này, Hội đồng nhân dân huyện .............cần làm tốt các nội dung sau: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động kỳ họp, hoạt động giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng nhân dân;
tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và Nhân dân đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Đề tài “Hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện ............., tỉnh Kon
Tum” một lần nữa khẳng định vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chúng ta hy vọng và tin tưởng rằng Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân huyện ............., tỉnh Kon Tum nói riêng sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng những yêu cầu của giai đoạn lịch sử mới và làm tròn trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân huyện nhà.
2. Kiến nghị
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện .............trong thời gian đến, bản thân tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
* Đối với Quốc hội
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân hiện nay được phân chia với 03 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp (quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm
2014 của Quốc hội Về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn). Đề nghị Quốc
hội xem xét, sửa đổi thành 02 mức: Tín nhiệm và khơng tín nhiệm để đảm bảo việc đánh giá năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức của các đại biểu trong Thường trực Hội đồng nhân dân huyện được thực chất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện.
* Đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Để nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân và đại biểu Hội đồng nhân.
* Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum
Tổ chức giao ban hằng quý với Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện.
* Đối với Ủy ban nhân dân và Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân huyện (ít nhất 02 lần/ nhiệm kỳ)./.