Hoạt động quản lý nói chung và QLNN đối với XK chè nói riêng cần được đánh giá để làm rõ kết quả đạt được, phát hiện những hạn chế, thiếu sót để khắc phục. Đánh
giá QLNN đối với XK chè có thể được thực hiện trên ba mặt chủ yếu: đánh giá năng lực quản lý, hiệu lực quản lý và hiệu quả quản lý.
Năng lực QLNN đối với XK chè là khả năng quản lý điều hành của các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy hoạt động XK chè phát triển có hiệu quả. Có nhiều cách tiếp cận đánh giá năng lực QLNN đối với XK chè. Trong đó, có hai cách chủ yếu gồm: đánh giá năng lực theo “yếu tố đầu vào”, chủ yếu đánh giá theo số lượng, cơ cấu và trình độ đào tạo của cán bộ trong bộ máy QLNN các cấp về XK chè. Cách đánh giá này được áp dụng phổ biến trước đây. Hoặc cách tiếp cận đánh giá năng lực QLNN đối với XK chè theo “kết quả đầu ra”, tức là mức độ đáp ứng nhu cầu của bộ máy QLNN đối với chủ thể XK chè về chiến lược, chính sách, các biện pháp hỗ trợ. Theo cách tiếp cận này, cần tiến hành điều tra xã hội học đối với các chủ thể có liên quan đến XK chè để nắm mức độ đáp ứng nhu cầu của các chủ thể này. Mức độ đáp ứng càng cao thể hiện năng lực QLNN về XK chè càng cao và ngược lại.
Hiệu lực, hiệu quả là các chỉ tiêu chất lượng của hoạt động QLNN. Hiệu lực nói chung là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Chẳng hạn, với mục tiêu đề ra là tăng tỷ lệ sản lượng chè chế biến sâu, giảm tỷ lệ sản lượng chè sơ chế trong XK chè bao nhiều phần trăm (%). Mức độ đạt được trên thực tế đối với các chỉ tiêu này so với mục tiêu đề ra chính là hiệu lực QLNN đối với XK chè. Như vậy, để đánh giá hiệu lực của QLNN đối với XK chè, cần lựa chọn các mục tiêu chủ yếu và quan trọng trong XK chè và lấy kết quả thực tế của các chỉ tiêu này so sánh với các mục tiêu đó.
Hiệu quả là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá QLNN đối với XK chè. Hiệu quả nói chung là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả thu được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả đầu ra của hoạt động QLNN đối với XK chè bao gồm kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp. Kết quả trực tiếp của QLNN đối với XK chè bao gồm số lượng và chất lượng của các quyết định quản lý, thể hiện bằng mức độ bao quát và chất lượng của chiến lược, chính sách, các biện pháp QLNN đối với XK chè. Kết quả gián tiếp là những giá trị đạt được từ việc XK chè, như: tổng giá trị (kim ngạch) XK chè trong một năm, GTGT của chè XK, lợi nhuận thu được từ hoạt động XK chè. Ngoài các kết quả về mặt kinh tế, kết quả về mặt xã hội của hoạt động XK chè bao gồm: số việc làm tăng thêm, thu nhập tăng thêm do XK chè mang lại. Chi phí cho bộ máy quản lý là những chi phí tiền lương cán bộ, chi phí phương tiện, công cụ làm việc.
+ Nhóm 1: Chỉ tiêu đánh giá năng lực QLNN, mức độ đáp ứng yêu cầu của các
chủ thể XK chè. Chỉ số này chủ yếu thông qua điều tra xã hội học. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với các chính sách XK chè. Chất lượng dịch vụ mà các cơ quan QLNN đã đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp và người dân chưa, đã tạo ra môi trường tốt cho hoạt động sản xuất, chế biến và XK chè chưa.
+ Nhóm 2: Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực của QLNN. Mức độ thực hiện mục tiêu đề
ra, đánh giá dựa trên một số mục tiêu chủ yếu và quan trọng thời gian qua (như mục tiêu tăng tỷ lệ chè chế biến sâu, tăng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả XK chè).
Ví dụ: Tỷ lệ chè XK chế biến sâu của Tỉnh Thái Nguyên thời gian qua tăng hay giảm; Giá trị gia tăng của hàng chè XK của Tỉnh Thái Nguyên như thế nào; Mức độ tăng trưởng của kim ngạch XK chè của Tỉnh Thái Nguyên như thế nào…
+ Nhóm 3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động QLNN, trên cơ sở xác định
kết quả trực tiếp (bao gồm các chiến lược, chính sách) và hiệu quả gián tiếp (kết quả của XK chè) so với chi phí quản lý.
Ví dụ: Chi phí cho bộ máy quản lý trong hoạt động XK chè ở mức độ nào; Sự phù hợp của các chính sách XK chè đối với thị trường…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QLNN VỀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN (2018-2020)